Sau tranh cãi, Đà Nẵng “tăng tốc” xây Nhà máy nước Hòa Liên
Trước nhu cầu bức thiết về nước sinh hoạt, UBND TP.Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu các sở ban ngành nhanh chóng hoàn thiện thủ tục để xây dựng Nhà máy nước Hòa Liên.
Ngày 4.12, đại diện Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho biết, lãnh đạo UBND thành phố vừa có công văn về việc triển khai đầu tư xây dựng dự án Nhà máy nước Hòa Liên.
Trong công văn, UBND TP.Đà Nẵng cho biết đã thống nhất chủ trương đầu tư dự án Nhà máy nước Hòa Liên theo phương án đầu tư công. UBND TP.Đà Nẵng đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng (DAĐTCTDD&CN) làm chủ đầu tư kiêm quản lý dự án.
Ngoài ra, UBND TP.Đà Nẵng chỉ đạo DAĐTCTDD&CN phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các thủ tục tiếp theo và hoàn thành công tác lập, thẩm định chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án, báo cáo tại Kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố cuối năm 2018 trên nguyên tắc đảm bảo khách quan, minh bạch và theo đúng quy định.
Trao đổi với PV Dân Việt, đại diện Sở KH&ĐT TP.Đà Nẵng cho hay, đơn vị này đang tập trung để thẩm định dự án Nhà máy nước Hòa Liên.
Video đang HOT
“Trước tình hình cấp thiết về vấn đề nước sinh hoạt cho người dân, chúng tôi đã khẩn trương trình lên để thẩm định dự án do BQL DAĐTCTDD&CN. Bên cạnh đó, Sở cũng đã lấy ý kiến của Sở TN&MT, Sở Tài Chính, Sở NN&PTNT cùng Sở Xây dựng về dự án này và đang tổng hợp để nhanh chóng hoàn thành thủ tục xây dựng Nhà máy nước Hòa Liên. Nếu không có gì thay đổi ngày mai (5.12), Sở KH&ĐT sẽ thông qua thẩm định dự án này”, đại diện Sở KH&ĐT TP.Đà Nẵng nói.
Thủy điện thượng nguồn Quảng Nam chặn dòng, hạ du thiếu nước khiến TP.Đà Nẵng khan nước sinh hoạt. Ảnh: Đình Thiên
Dự án Nhà máy nước Hòa Liên là dự án trọng điểm, cấp bách cần rút ngắn thời gian triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Do vậy, UBND thành phố yêu cầu các sở, ngành tập trung nhân vật lực, ưu tiên tối đa thời gian để triển khai dự án theo đúng tiến độ yêu cầu của lãnh đạo thành phố là hoàn thành công trình và đưa vào nhà máy vận hành trong năm 2020.
Mới đây, vào đầu tháng 11 vừa qua, nhiều khu vực của TP.Đà Nẵng buộc phải cắt nước luân phiên khiến đời sống hàng ngàn hộ dân bị đảo lộn. Nguyên nhân được chỉ ra là do lượng mưa năm nay thấp kỷ lục nên các đập thủy điện ở thượng nguồn Quảng Nam ngang mực nước chết, thậm chí dưới mực nước chết, vì vậy lượng nước đổ về hạ du không đủ, khiến Nhà máy nước Cầu Đỏ bị nhiễm mặn nghiêm trọng, không đủ nước cung cấp.
Sự cố thiếu nước thời gian qua đã dẫn tới sự tranh cãi rất lớn và chưa có hồi kết về trách nhiệm của công ty Cấp nước Đà Nẵng, của các nhà máy thủy điện ở Quảng Nam và người dân cũng tỏ ra nghi ngại về trách nhiệm của chính quyền TP.Đà Nẵng.
Theo Danviet
Thiếu nước, Đà Nẵng đề nghị Quảng Nam đắp đập chỉnh dòng sông
Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng xảy ra thời gian qua khiến cuộc sống hàng ngàn hộ dân Đà Nẵng bị đảo lộn. Một trong những giải pháp tạm thời, UBND TP.Đà Nẵng đã đề nghị tỉnh Quảng Nam đắp đập tạm chỉnh dòng sông.
Ngày 20.11, Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho hay, lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng vừa đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam cho đắp đập tạm ở sông Quảng Huế (huyện Đại Lộc, Quảng Nam).
UBND TP.Đà Nẵng có đề nghị này nhằm mong muốn tăng lượng nước về sông Vu Gia để cấp nước cho thành phố Đà Nẵng. Việc này sẽ giải quyết trước mắt, hạn chế tình trạng nhiễm mặn, thiếu nước tại khu vực hạ du sông Vu Gia, đặc biệt là Nhà máy nước Cầu Đỏ (Đà Nẵng) diễn ra căng thẳng thời gian qua.
Ngoài ra, UBND TP.Đà Nẵng cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam nghiên cứu đánh giá toàn diện tại khu vực sông Quảng Huế và các công trình chỉnh trị đã xây dựng để có giải pháp điều tiết, nâng cao trình đỉnh đập sông Quảng Huế nhằm nâng cao lượng nước về hạ du sông Vu Gia. Điều này khôi phục lại trạng thái tự nhiên trước đây, phục vụ việc đẩy mặn, cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho TP.Đà Nẵng và của cả hạ du tỉnh Quảng Nam.
Thời gian gần đây, hạ du các con sông ở Quảng Nam thường xuyên trơ đáy. Ành: Đình Thiên
Được biết, sau trận lũ lịch sử diễn ra vào năm 1999, cửa sông Quảng Huế cũ bị bồi lấp hoàn toàn, sông Quảng Huế mới hình thành gây xói lở mạnh khu vực ven sông, làm mất nguồn nước tại các huyện phía bắc tỉnh Quảng Nam và giảm nguồn nước phục vụ sinh hoạt TP.Đà Nẵng.
Trước thực trạng đó, Bộ NNPTNT đã có dự án "Chỉnh trị sông Quảng Huế", được triển khai qua nhiều giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2013. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa phát huy hiệu quả vào mùa khô, tình trạng thiếu nước, ngập mặt vẫn xảy ra, cường độ ngày càng lớn ở hạ lưu hệ thống sông Vu Gia, đặc biệt khu vực TP.Đà Nẵng.
Mới đây, trong hơn 1 tuần vừa qua, nhiều khu vực của TP.Đà Nẵng buộc phải cắt nước luân phiên, khiến đời sống hàng ngàn hộ dân bị đảo lộn. Nguyên nhân được chỉ ra là do lượng mưa năm nay thấp kỷ lục nên các đập thuỷ điện ở thượng nguồn Quảng Nam đang ngang mực nước chết, thậm chí dưới mực nước chết nên lượng nước đổ về hạ du không đủ, khiến Nhà máy nước Cầu Đỏ bị nhiễm mặn nghiêm trọng, không đủ nước cung cấp.
Sự cố thiếu nước những ngày qua đã dẫn tới sự tranh cãi rất lớn và chưa có hồi kết về trách nhiệm của công ty Cấp nước Đà Nẵng, của các nhà máy thủy điện ở Quảng Nam và cả trách nhiệm của chính quyền TP.Đà Nẵng.
Theo Danviet
Bí thư Trương Quang Nghĩa: 'Nếu không can thiệp, người dân sẽ thành con tin của Dawaco' Tại buổi làm việc với Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) quanh vấn đề thiếu nước trên diện rộng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cảnh báo: "Nếu không can thiệp, người dân sẽ thành con tin của Dawaco". Ngày 24/11, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cùng đoàn công tác đã có buổi làm...