Sau tin vui, nghĩ đến việc phải làm
Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội đã trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội chiều qua, 21-11, ngay sau khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua. Đồng chí Bí thư Thành ủy cho biết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô sẽ không say sưa trong niềm hân hoan này, lập tức phải suy nghĩ, biến niềm vui thành hành động, đưa Luật đi vào đời sống với hiệu quả cao nhất.
Các đại biểu nhấn nút thông qua Luật Thủ đô
- PV: Đồng chí Bí thư có thể chia sẻ cảm xúc khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua?
- Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội: Là một công dân Thủ đô, đồng thời cũng là Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội, tôi thấy việc Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua đã thể hiện sự quan tâm rất lớn của Quốc hội đối với yêu cầu phát triển của Thủ đô, với nhiệm vụ xây dựng một Thủ đô văn minh, hiện đại. Tôi cho rằng đây không chỉ là tin vui đối với tất cả công dân Thủ đô mà cũng là tin vui đối với người dân cả nước quan tâm, yêu quý Thủ đô Hà Nội.
- Đồng chí có thể cho biết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội sẽ đón nhận Luật với tinh thần như thế nào?
- Tôi khẳng định rằng, Hà Nội đón nhận Luật Thủ đô với tinh thần, trách nhiệm cao nhất. Mục tiêu là phải làm sao để động viên được tất cả mọi người ở Hà Nội cũng như người dân trong cả nước, ngoài tình cảm với Thủ đô, đều có thể góp sức, góp phần xây dựng Thủ đô của chúng ta thật văn minh hiện đại, thực sự xứng đáng với truyền thống nghìn năm văn hiến.
Trước khi có Luật Thủ đô, công việc mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phải giải quyết hàng ngày vốn dĩ đã hết sức to lớn và khó khăn. Sau khi có Luật Thủ đô, tất nhiên sẽ có những thuận lợi mới, nhưng đồng thời cũng giao cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hà Nội những trách nhiệm mới, hết sức nặng nề và cũng hết sức cao cả. Lâu nay, mọi người vẫn trông mong Thủ đô phải luôn xứng đáng với lòng mong đợi của cả nước, bây giờ niềm mong đợi đó còn lớn hơn nữa.
Ngay sau khi Quốc hội thông qua Luật Thủ đô, tôi cũng như lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nghĩ đến những việc sẽ phải làm, chứ không phải say sưa với niềm hân hoan này. Suy nghĩ của tôi cũng như lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội là phải có trách nhiệm cao nhất, phải làm sao để thực hiện tốt hơn những yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của nhân dân cả nước về việc xây dựng, phát triển Thủ đô. Ví dụ, về quản lý quy hoạch đô thị phải làm tốt hơn, trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự phải tốt hơn…
Các đại biểu Quốc hội phấn khởi sau khi Luật Thủ đô được thông qua
Video đang HOT
- Hà Nội xác định đâu sẽ là khâu đột phá nhất trong việc thực hiện Luật, thưa Bí thư?
- Trong Luật Thủ đô thì trên mỗi lĩnh vực ít nhiều đều có những cơ chế, chính sách đặc thù, ví dụ vấn đề về giáo dục, văn hóa, vấn đề về đầu tư ngân sách… Nhưng tổng hợp lại, cái chung nhất và lớn nhất, đó là Luật tạo ra vị thế cho Thủ đô của đất nước. Nó khẳng định vị trí và tầm quan trọng rằng nơi đây là Thủ đô của đất nước ta, là nơi đặt trụ sở của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, nơi đặt các cơ quan ngoại giao và nơi diễn ra những sự kiện lớn trong nước cũng như quốc tế, một vị thế riêng biệt của Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Tôi cho rằng khâu cần phải làm ngay chính là chấn chỉnh lại kỷ cương xã hội. Trước kia chưa có Luật Thủ đô, chúng ta đã cố gắng để làm tốt những điều này. Khi có Luật chắc chắn sẽ thực hiện tốt hơn, ví dụ trong Luật Thủ đô quy định mức phạt vi phạm hành chính ở nội thành trong 3 lĩnh vực văn hóa, đất đai, xây dựng cao tăng gấp đôi, nên tính răn đe cao hơn. Nhưng giải pháp dài hơi vẫn phải là tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người, cùng với đó phải tăng cường các chế tài, biện pháp xử phạt.
Khuê Văn Các là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội –
Nội dung này trong Luật Thủ đô có 77,31% ĐBQH nhấn nút thông qua
- Một trong những nội dung được thảo luận nhiều nhất cho đến trước khi Luật Thủ đô được thông qua, đó là quy định siết chặt nhập cư vào nội thành Hà Nội. Bí thư có thể chia sẻ, Hà Nội sẽ thực hiện quy định này trong Luật như thế nào để tạo chuyển biến tích cực nhất?
- Ước tính, nếu thực hiện hạn chế nhập cư như quy định của Luật, mỗi năm chúng ta sẽ hạn chế được vài trăm nghìn người nhập cư vào nội thành so với khi chưa có quy định này. Như vậy, trong vòng 4-5 năm tới, sẽ giảm bớt được khoảng 1 triệu người cho nội thành Hà Nội. Điều này sẽ tạo ra một chuyển biến rất lớn, rất tích cực. Thử nghĩ, lo cho 1 triệu người ăn ở, học hành, khám chữa bệnh, đi lại, an ninh trật tự… quả là vấn đề không nhỏ.
Tôi nghĩ với những người dân mong muốn sự dễ dàng hơn trong nhập cư vào Thủ đô, thì bản thân họ cũng là những người yêu quý Thủ đô, muốn sinh sống và cống hiến cho Thủ đô, muốn chung tay góp sức xây dựng Thủ đô. Tuy nhiên, từ góc độ quản lý, xây dựng Thủ đô, chúng ta phải tìm ra bài giải như thế nào cho tốt nhất, hiệu quả nhất. Tôi nhấn mạnh lại, những quy định chặt chẽ về nhập cư chính là nhằm đảm bảo đời sống cho những người sau khi nhập cư tốt hơn. Ít nhất cũng phải đảm bảo cho người dân sống được với những điều kiện trung bình, tối thiểu, chứ không phải chấp nhận cho nhập cư rồi mặc cho họ tự bươn chải…
- Luật Thủ đô đi vào đời sống, Hà Nội sẽ có được một diện mạo mới, xứng tầm hơn như kỳ vọng, thưa Bí thư?
- Tôi nghĩ Luật Thủ đô không phải đem lại cho Hà Nội một đôi đũa thần, vung một cái là ngày mai thay đổi ngay mà sự thay đổi phải có quá trình. Việc chuyển biến trong thực tế phải có thời gian. Tuy nhiên, đây sẽ là nhân tố quan trọng để đẩy nhanh quá trình này.
- Xin cảm ơn đồng chí Bí thư!
Không phải mình an cư lạc nghiệp rồi mà làm khó người khác
Quy định chặt chẽ về nhập cư xét cho cùng cũng là để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho những người đang thường trú và những người đủ điều kiện thường trú ở nội thành Hà Nội, chứ không phải vì mình an cư lạc nghiệp rồi mà đặt điều kiện làm khó người khác. Quận Hoàn Kiếm có diện tích 4,5km2, chỉ lớn hơn công viên Đại Nam ở Bình Dương 0,5km2, mà đến 22 vạn dân ở đó. Tôi đến phố cổ thấy tình trạng 7-8 hộ dân sống chung trong một số nhà. Hà Nội đang phải di dời bớt trường học, bệnh viện, ngay cả bộ, ngành Trung ương cũng phải chuyển ra khỏi những khu vực quá tải. Dự án giãn dân phố cổ cũng đang phải đầu tư với số vốn lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Đã quá tải rồi mà lại dễ dàng tiếp nhận một bộ phận mới vào thì rõ ràng là gây thêm khó khăn.
Hành vi vi phạm ở Hà Nội có hậu quả rất khác
Xử phạt về đất đai, môi trường, xây dựng ở một nơi mà giá đất 200-300 triệu đồng/m2, họ chỉ lấn 1m2 ở hồ Tây là có 300-400 triệu đồng, nếu cứ áp dụng phạt mức chung của cả nước thì họ vui lòng nộp phạt ngay. Hậu quả của hành vi vi phạm ở Hà Nội chắc chắn gây ra cho cộng đồng hơn nơi khác rất nhiều, một xe đổ phế thải ra giữa đường phố ở Hà Nội hậu quả rất khác ở miền núi… Mọi người vẫn lẫn lộn giữa TP Hà Nội với tư cách một đô thị với Hà Nội với tư cách của thủ đô. Tới đây có xây dựng Luật Đô thị thì cũng không thể quy định bao quát được những đặc thù của thủ đô Hà Nội. Thủ đô thì nước nào cũng chỉ có một.
(Trích nội dung một số ý kiến phân tích của ĐBQH Phạm Quang Nghị với những ví dụ hiển hiện, đầy sức thuyết phục khi đoàn Hà Nội thảo luận ở tổ về Luật Thủ đô ngày 27-10-2012)
Theo ANTD
'Nhiều người chưa xứng đáng là công dân Thủ đô'
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trả lời báo giới ngay sau khi luật Thủ đô được Quốc hội ấn nút thông qua chiều 21/11.
Ông Phạm Quang Nghị: Luật Thủ đô không phải cây đũa thần. Ảnh: Minh Thăng
"Trước khi có luật Thủ đô, những công việc mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phải giải quyết hàng ngày vốn dĩ cũng đã hết sức to lớn và khó khăn. Sau khi có luật, đây là sẽ một thuận lợi lớn, là cơ sở pháp lý quan trọng, giao cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô những trách nhiệm mới", Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.
Theo ông Phạm Quang Nghị, luật Thủ đô, trên mỗi lĩnh vực giáo dục, văn hóa, đầu tư, ngân sách... đều ít nhiều thể hiện những đặc thù của Hà Nội, nhưng tổng hợp lại, luật tạo ra vị thế cho thủ đô của đất nước, khẳng định vị trí, tầm quan trọng và một vị thế mà không phải tỉnh, thành nào cũng có.
"Ngay sau khi QH thông qua luật Thủ đô, tôi nghĩ đến những việc cần làm chứ không phải say sưa với niềm vui luật được thông qua", Bí thư chia sẻ. "Những yêu cầu đối với Thủ đô để xứng đáng với lòng mong đợi của cả nước, bây giờ có lẽ còn lớn hơn nữa. Trách nhiệm sẽ nặng hơn, nhưng thuận lợi sẽ tốt hơn".
Theo ông Nghị, khâu yếu nhất cần làm ngay là kỷ cương xã hội. "Nhiều người còn chưa có ý thức đầy đủ, xứng đáng là công dân thủ đô", Bí thư Hà Nội cho rằng biện pháp nâng mức phạt sẽ tăng tính răn đe, đồng thời kết hợp với các biện pháp giáo dục nâng cao ý thức.
"Luật Thủ đô không đem lại cho Hà Nội một cây đũa thần, vung lên một cái là ngày mai có thay đổi, mà cần một quá trình. Bản thân luật Thủ đô cũng hơn 3 năm mới có được sự nhất trí đồng thuận như hôm nay", Bí thư Phạm Quang Nghị nhận định. "Chuyển biến trong thực tế chắc cũng cần thời gian, nhưng rõ ràng là có những yếu tố tích cực hơn".
Ngoài những biện pháp trước mắt như từng bước chuyển trụ sở các bộ ngành, các nhà máy, xí nghiệp lớn ra khỏi khu trung tâm, hạn chế xây nhà cao quá 9 tầng trong nội thành, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh việc quy hoạch 5 thành phố vệ tinh như một biện pháp lâu dài, đồng bộ để giải quyết các vấn đề bức xúc.
Siết nhập cư vì cái chung
Đối với một tỉ lệ không nhỏ (gần 30%) các ĐB biểu quyết không tán thành điều 19 trong dự thảo luật về các điều kiện siết nhập cư, Bí thư Hà Nội cho rằng "những người mong muốn quy định nhập cư dễ dàng hơn cũng là những người yêu quý Hà Nội và muốn chung tay, góp sức xây dựng thủ đô".
" Song từ góc độ quản lý một đô thị, chúng ta phải tìm ra một lời giải tốt nhất, dù chưa phải phù hợp với mong muốn của một số người, nhưng phải vì cái chung", ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh.
Trước một số lo ngại về những hệ lụy tiêu cực có thể có của các quy định siết nhập cư, ông Phạm Quang Nghị nhận định: "Nếu làm không tốt thì bất cứ chính sách nào cũng có thể bị lợi dụng".
" Ngày trước thời bao cấp sống dựa vào hộ khẩu, tem phiếu, nhập cư cực khó mà vẫn có thể có tiêu cực. Như vậy, tiêu cực hay không phụ thuộc vào ý thức, tinh thần trách nhiệm thực thi chính sách chứ không phải bản thân quy định", Bí thư Hà Nội nói.
Ông Nghị chỉ ra các số liệu dự báo khi áp dụng các quy định này, trong 4-5 năm tới, có thể giảm được khoảng 1 triệu người nhập cư vào Hà Nội.
heo xahoi
Dân ngoại tỉnh muốn nhập cư Thủ đô cần thêm điều kiện gì? Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô với số phiếu tán thành chiếm 75%. Quy định về quản lý dân nhập cư vào Hà Nội có gì mới? Hiện vẫn có 106 đại biểu không tán thành quy định về quản lý dân nhập cư vào thủ đô được chỉnh sửa theo phương án 1 của dự thảo (Ảnh: Internet)...