Sau tháng ‘Ngâu’ thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng 32%
Chiều 10/10, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam ( VAMA) công bố doanh số bán hàng của toàn thị trường tháng 9/2020 đạt 27.252 xe các loại, tăng 32% so với trước.
Trong tổng doanh số bán này, có 20.630 xe du lịch, tăng 34%; 6.396 xe thương mại, tăng 29% và 226 xe chuyên dụng, giảm 16% so với tháng trước.
Dây chuyền lắp ráp xe Mazda của Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải trong Khu Kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam). Ảnh: TTXVN
Xét theo nguồn gốc xe, trong khi doanh số bán của xe sản xuất, lắp ráp trong nước đạt 17.826 xe, tăng 28% thì doanh số tiêu thụ của xe nhập khẩu nguyên chiếc là 9.426 xe, tăng 41% so với tháng trước.
Tính chung tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường ô tô Việt Nam từ đầu năm đến hết tháng 9/2020 đạt 179.155 xe các loại, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xe ô tô du lịch giảm 23%, xe thương mại giảm 20% và xe chuyên dụng giảm 36%.
Theo giới quan sát thị trường, doanh số bán hàng trên chưa phản ánh hết toàn cảnh thị trường ô tô Việt Nam bởi còn có sự góp mặt của các thương hiệu khác là Audi, Jaguar Land Rover, Mercedes-Benz, Subaru, Volkswagen, Volvo, VinFast, TC MOTOR… Tuy nhiên, một số đơn vị này không phải là thành viên của VAMA hoặc là đơn vị thành viên nhưng tạm dừng gửi báo cáo hoặc không tiết lộ doanh số bán hàng.
Chỉ tính riêng TC MOTOR (đại diện thương hiệu Hyundai Thành Công) – đơn vị không phải là thành viên VAMA ngày 10/10 công bố trong tháng 9 vừa qua có doanh số bán hàng đạt 8.213 xe, tăng 53% so với tháng trước; nâng tổng doanh số bán 9 tháng năm 2020 lên 49.200 xe. Cùng ngày, VinFast cũng công bố doanh số bán ô tô trong tháng 9 đạt mức kỷ lục 3.684 xe kể từ khi đơn vị này có sản phẩm ô tô tung ra thị trường đến nay.
Chỉ tính riêng doanh số bán hàng của VAMA, TC MOTOR và VinFast công bố, trong tháng 9 vừa qua thị trường ô tô Việt Nam tiêu thụ đến 39.147 xe các loại.
Dựa vào báo cáo công bố chính thức của các đơn vị trên, trong tháng 9 vừa qua, thương hiệu ô tô tiêu thụ nhiều xe nhất tại thị trường Việt Nam là TC MOTOR với việc bán được 8.213 xe; tiếp đến là Toyota 6.366 xe, Kia 3.854 xe, VinFast 3.684 xe, Mazda 3.345 xe, Ford 2.611 xe, Mitsubishi 2.509 xe, Honda 1.670 xe…
Video đang HOT
Theo nhận định của giới chuyên doanh, sau khi doanh số bán ô tô trong tháng 8 vừa qua giảm 14% do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và đặc biệt là tháng 7 âm lịch, dân gian thường gọi là tháng “Ngâu” người tiêu dùng thường kiêng mua sắm, bước sang tháng 9 thị trường ô tô Việt Nam đã khởi sắc và tăng đến 32% so với trước do đã qua tháng “Ngâu” và tình hình dịch bệnh ở trong nước đã được kiểm soát tốt.
Bên cạnh đó, cùng với chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước, nhiều doanh nghiệp cũng tung ra chương trình khuyến mại, ưu đãi giảm giá nhiều dòng xe, thậm chí cả những dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc không thuộc diện giảm 50% lệ phí trước bạ, nhưng doanh nghiệp vẫn chủ động đưa ra ưu đãi này để kích cầu thị trường. Nhờ đó doanh số bán hàng của thị trường ô tô Việt Nam tháng 9 vừa qua tăng trưởng.
Tuy nhiên, giới chuyên doanh cũng đưa ra nhận định, thị trường ô tô Việt Nam năm 2020 khó đạt được mức tiêu thụ gần 400.000 xe như năm 2019, bởi doanh số bán bình quân trong 9 tháng của năm 2020 mới đạt gần 20.000 xe/tháng, trong khi mức bình quân của năm trước là hơn 33.000 xe/tháng.
Như vậy, thời gian còn lại của năm 2020 là không nhiều, thậm chí kể cả thị trường ô tô Việt Nam sẽ có đợt tăng trưởng mạnh vào tháng cuối năm – tháng cao điểm mua sắm trong năm và khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ hết hiệu lực, người dân sẽ đổ xô mua xe trong tháng này để tận dụng mức giảm lệ phí trước bạ, nhưng cũng không giúp thị trường ô tô Việt Nam cả năm 2020 tăng trưởng như năm 2019.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch cũng hạn chế mua sắm do thị trường du lịch chưa thực sự mở cửa đối với du khách quốc tế. Ngoài ra, cũng do ảnh hưởng của đại dịch COVI-19, doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả và nhiều người tiêu dùng vẫn phải thắt chặt chi tiêu mua sắm nên thị trường ô tô Việt Nam cả năm 2020 khó có tăng trưởng.
Các nước giải cứu ô tô như thế nào: Nhật nhanh nhẹn, Mỹ nói suông, châu Âu oằn mình chống dịch
Một số quốc gia đã đưa ra phản ứng vô cùng nhanh chóng, một số đến bây giờ mới có những động thái đầu tiên trong khi số ít còn lại đang bận bịu dồn sức cho mảng y tế trước.
26-03-2020 Loạt ô tô giảm giá sâu nhất trong tháng 3/2020, cơ hội vàng cho người mua 25-03-2020 Đề xuất giảm thuế vì COVID-19, ô tô trước cơ hội rẻ hơn tới hàng trăm triệu... 24-03-2020 Hãng ô tô đầu tiên tại Việt Nam tạm ngừng sản xuất vì Covid-19
Trong số các nước sở hữu nền công nghiệp ô tô đứng đầu thế giới, đáng ngạc nhiên là Nhật Bản chứ không phải Trung Quốc mới đưa ra động thái trợ giúp đầu tiên. Vào giữa tháng 2/2020, một lực lượng đặc nhiệm đã được thành lập với nhiệm vụ trợ giúp các hãng xe và cả phía nhà cung ứng tìm phương án đưa dây chuyền sản xuất trở lại bình thường nhanh nhất có thể.
Đơn vị này, sau khi thu thập thông tin từ bên chính phủ, sẽ chia sẻ những gì họ biết tới các hãng xe Nhật đồng thời hỗ trợ tài chính trong trường hợp cấp thiết. Ngoài ra, họ cũng đóng vai trò cầu nối kết nối chuỗi cung ứng với nhau với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo lượng linh kiện cần thiết để các hãng xe duy trì sản xuất trong tâm dịch.
Các chính sách kích cầu là vô cùng cần thiết khi các hãng xe khẳng định mối quan ngại lớn nhất của họ là duy trì sản xuất trong giai đoạn khó khăn nhưng lại không có khách hàng.
Ra tay sau Nhật Bản... 1 tháng là Hàn Quốc khi nước này xác nhận sẽ đẩy nhanh tốc độ thông quan, sắp xếp vận chuyển hàng hóa/linh kiện và hỗ trợ thanh khoản cho nền công nghiệp ô tô nước nhà - động thái được nhiều chuyên gia cho là hợp lý và bắt buộc khi mảng này chiếm khoảng 12% lực lượng lao động Hàn Quốc.
Tạm thời Hàn Quốc chưa xác nhận hỗ trợ thanh khoản bao nhiêu và dưới hình thức nào, chỉ biết rằng đây là một phần của gói hỗ trợ khẩn cấp lên tới 50 nghìn tỉ won (39 tỉ USD) để hỗ trợ nền kinh tế.
Trung Quốc - nơi COVID-19 bùng phát đầu tiên lại có thái độ dửng dưng tới kỳ lạ với nền công nghiệp ô tô nước này. Cho dù đỉnh dịch đã trôi qua và các hãng xe đang nỗ lực hồi phục nhanh nhất có thể, chính phủ hoàn toàn không có một động thái trợ giúp nào để kích cầu hay hỗ trợ tài chính trực tiếp vì họ đã chi tiêu quá nhiều cho nỗ lực chống dịch vừa qua trong khi vẫn giữ nguyên các chương trình hỗ trợ toàn dân quy mô khủng như quỹ xóa nghèo tiêu tốn 16 tỉ USD/năm.
Mỹ - cường quốc kinh tế số 1 thế giới ngoài những lời nói suông của tổng thống Donald Trump cho tới giờ chưa có một động thái cụ thể chính thức nào để trợ giúp làng xe. Ford và GM vẫn đang tất bật tìm nguồn tín dụng ngoài nhằm hỗ trợ họ đối mặt giai đoạn "đóng băng" có thể kéo dài tới tận hết tháng 4.
Gói giải cứu kinh tế 2.000 tỉ USD được trình lên Thượng viện Mỹ hôm thứ 4 vừa qua, nếu được thông qua, sẽ bao gồm một phần nỗ lực giải cứu nền công nghiệp ô tô nước này lần thứ 2 chỉ trong vừa hơn 1 thập kỷ.
Thực tế, 3 tập đoàn Detroit là Ford, GM và FCA cũng lo sợ viễn cảnh phải nhờ đến chính phủ bơm tiền sau giai đoạn tái cơ cấu hồi 2009 nên chưa lên tiếng yêu cầu bất cứ trợ giúp tài chính trực tiếp nào, thay vào đó họ kêu gọi một yếu tố chung chung hơn là trợ giúp thanh khoản dễ dàng cho cả nền kinh tế.
GM hơn ai hết hiểu rõ tác động tiêu cực nếu phải nhờ đến chính phủ Mỹ giải cứu khi tập đoàn này từng bị gọi là "Government Motors" sau khi được bơm 50 tỉ USD hồi 2009, đồng thời doanh số tụt giảm thê thảm trong giai đoạn sau đó khiến họ mất vị trí số 1 toàn cầu mà có lẽ không bao giờ lấy lại được.
Trong khi đó tại châu Âu nơi hiện được coi là "tâm dịch" COVID-19 mới, hầu hết chính phủ các nước vẫn đang bận rộn đối phó với tốc độ lây lan dịch bệnh và chưa có động thái cụ thể nào hỗ trợ các hãng xe của mình.
Đức - quốc gia sở hữu 3 thương hiệu xe sang đứng đầu thế giới cũng như tập đoàn cạnh tranh vị trí số 1 toàn cầu làng xe với Toyota là Volkswagen mới chỉ tuyên bố rằng sẽ làm mọi cách có thể để trợ giúp nền công nghiệp ô tô nước nhà (nếu các hãng yêu cầu), tương tự là Pháp với thông điệp y hệt nhưng cứng rắn hơn khi sẵn sàng quốc hữu hóa bất cứ đơn vị nào phá sản.
Mercedes hồi giữa tuần xác nhận chưa cần trợ giúp từ bên ngoài, Renault từ Pháp thì cho biết sẵn sàng nhận trợ giúp nhưng sẽ tránh cảnh được chính phủ mua lại (Renault được Pháp quốc hữu hóa trong giai đoạn hậu thế chiến 2 và chỉ tư nhân hóa trở lại vào 1996 với chính phủ giữ 15% cổ phần). Trong tháng trước Renault vừa công bố khoản lỗ đầu tiên trong một thập kỷ ở mức 153 triệu USD.
Phần chung các hãng xe châu Âu đều có chung một nhận định rằng Liên minh châu Âu có thể trợ giúp họ gián tiếp vượt qua thời kỳ khó khăn bằng cách tạm thời nới lỏng các quy định khí thải cũng như mức phạt tương ứng (siết chặt dần theo từng năm).
Tham khảo: Autonews Europe, Reuters, Bloomberg, NYTimes
Quang Phong
Ngành ô tô vẫn chậm "lớn" bất chấp hàng loạt chính sách Đến nay, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô. Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp hơn mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Nội...