Sau tháng 8 bùng nổ, tháng 9 thị trường chứng khoán sẽ nhiều rủi ro
Một đợt hồi phục mạnh mẽ của thị trường chứng khoán đã đẩy lợi nhuận chỉ số S&P 500 trong tháng 8 lên mức kỷ lục trong hơn 30 năm qua.
Cho đến nay, bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch, cũng như tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, nhưng thị trường chứng khoán Mỹ lại chứng kiến sự hồi phục mạnh của thị trường. Chỉ số S&P 500 đang ở gần mức cao kỷ lục và tăng 7% từ đầu năm đến nay, chỉ số đã tăng 11,5% kể từ đầu tháng 7 tới nay.
Theo phỏng vấn của Reuters đối với các nhà quản lý quỹ và chiến lược gia cho biết, sự sụt giảm trong 2 phiên cuối tuần có thể là dấu hiệu dự báo cho hai tháng tới khi các nhà đầu tư tổ chức trở lại sau kỳ nghỉ hè và tập trung sự chú ý vào những ẩn số khó lường về kinh tế, sự hồi phục kinh tế những tháng cuối năm là không chắc chắn.
Trong số các sự kiện quan trọng mà các nhà đầu tư đang theo dõi trong tháng 9 là cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang ( Fed) để thảo luận về các bước tiếp theo để hỗ trợ nền kinh tế vào ngày 16/9 Đây là cuộc họp cuối cùng trước khi bầu cử Tổng thống tháng 11.
“Sự đổ vỡ trong các cuộc đàm phán giữa đảng Dân chủ và Nhà trắng về một gói hỗ trợ kinh tế mới có thể làm tăng thêm sự biến động của thị trường khi các chỉ số và đặc biệt nhóm cổ phiếu công nghệ đang giao dịch vùng định giá cao nhất kể từ năm 1990″, Sam Stovall, Trưởng chiến lược đầu tư tại CFRA Research (công ty nghiên cứu đầu tư độc lập lớn nhất trên thế giới) cho biết.
Trong hôm thứ Ba (1/9), Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi cho biết, sự khác biệt nghiêm trọng vẫn còn giữa Đảng Dân chủ và Nhà Trắng về luật cứu trợ mới.
Sau cái chết của hơn 184.000 người Mỹ do đại dịch Covid-19, vẫn có những nỗi lo ngại về đại dịch. Hệ thống trường học ở Thành phố New York, thành phố lớn nhất tại Mỹ tuần này đã lùi ngày khai giảng để áp dụng nhiều biện pháp y tế nhằm hạn chế lây lan của dịch.
“Ngoài ra, mặc dù chỉ số tăng cao nhưng chỉ tập trung vào một số ít cổ phiếu công nghệ như Apple, Amazon…, điều này dễ kích hoạt tâm lý bán tháo do những bất ổn về cuộc bầu cử Tổng thống gia tăng”, Charlie Ripley, chiến lược gia đầu tư cao cấp tại Allianz Investment Management nhận định.
Đầu tư vào đâu khi đồng USD trượt giá?
Giới quan sát nhận định đồng USD sẽ tiếp tục trượt giá trong dài hạn. Câu hỏi đặt ra là những cổ phiếu nào có thể hưởng lợi khi sức mạnh của đồng bạc xanh suy yếu.
Video đang HOT
Đồng USD đã trượt dốc 10% kể từ mức cao hồi tháng 3 và rơi xuống mức gần thấp nhất trong vòng hai năm. Nguyên nhân là các chính sách mở rộng tài khóa và nới lỏng tiền tệ của Mỹ đã đẩy lãi suất thực xuống mức 0 và thậm chí âm, đè nặng lên sức mạnh của đồng bạc xanh.
Trong vài ngày qua, giá đồng USD bật tăng phần nào do những tín hiệu lạc quan từ nền kinh tế Mỹ. Lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng lên 0,9559%, trong khi lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm đạt 1,3852%.
Tuy nhiên, trả lời Zing, ông Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích cao cấp tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Công ty giao dịch ngoại hối Oanda (Mỹ), cho rằng sự tăng giá của đồng USD giống một đợt điều chỉnh hơn là thay đổi về cơ cấu.
"Tôi tin rằng đà tăng giá của đồng bạc xanh chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và nhiệt lượng có thể sớm cạn kiệt trong nay mai", vị chuyên gia tại Oanda bình luận.
Giá đồng USD trượt dốc kỷ lục do các chính sách hỗ trợ nền kinh tế chống đỡ dịch Covid-19. Ảnh: Reuters.
Trượt giá kỷ lục
Theo ông Halley, các biến động giá những ngày qua đều chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Các vị thế bán đồng USD và mua kim loại quý đã mở đầu tuần này nhưng không quá ồ ạt. Biến động giá những ngày sau đó chủ yếu là do điều chỉnh chứ không phải thay đổi xu hướng.
Hôm 2/9, lãi suất của Mỹ giảm do các dữ liệu việc làm mới và bình luận từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Bảng lương Phi nông nghiệp của Mỹ (đo lường sự thay đổi số người có việc làm trong tháng trước, ngoại trừ ngành công nghiệp) tăng 428.000 người trong tháng 8, gần gấp đôi tháng 7 nhưng thấp hơn nhiều so với dự báo.
Đà tăng giá của đồng bạc xanh chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và nhiệt lượng có thể sớm cạn kiệt trong nay mai.
- Jeffrey Halley (Oanda, Mỹ)
Trong báo cáo Beige Book, FED cho biết tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì nhưng ở mức "khiêm tốn" và "thấp hơn nhiều" so với trước khi dịch bùng phát.
"Nếu các chỉ số của nền kinh tế Mỹ tốt hơn mong đợi, đồng USD sẽ được điều chỉnh cao hơn. Tuy nhiên, áp lực đè nặng lên đồng bạc xanh trong dài hạn vẫn còn nguyên vẹn. Các thị trường sẽ phải làm quen với nhiều biến động trong ngày hơn vào khoảng thời gian này", ông Jeffrey Halley tại Công ty giao dịch ngoại hối Oanda (Mỹ), bình luận.
Đầu tư vào đâu?
Vật liệu, công nghệ và các mặt hàng tiêu dùng chủ lực, những sản phẩm có tỷ lệ tiếp xúc với thị trường quốc tế cao nhất, sẽ hưởng lợi khi đồng USD sụt giá.
"Khi xem xét từng công ty riêng lẻ, bạn sẽ muốn tìm những công ty có doanh thu nước ngoài tốt", ông JC O'Hara, Trưởng bộ phận Phân tích thị trường tại MKM Partners, bình luận.
Theo ông, rổ cổ phiếu nằm trong S&P 500 có tỷ lệ doanh thu quốc tế lớn hơn mức trung bình đạt kết quả tốt hơn những cổ phiếu còn lại. "Cốt lõi của vấn đề là trong môi trường đồng USD suy yếu, bạn sẽ muốn tìm kiếm những công ty có thu nhập tốt từ các thị trường nước ngoài", ông O'Hara giải thích.
Ông Chad Morganlander, Giám đốc Danh mục đầu tư tại Washington Crossing Advisors, cũng đang tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực công nghiệp. 33% tổng doanh thu của Quỹ SPDR cho lĩnh vực công nghiệp được tạo ra ở bên ngoài nước Mỹ. Một trong những thành phần lớn của quỹ, Boeing, thu về 44% doanh thu từ thị trường quốc tế.
Cổ phiếu của các công ty có doanh thu từ nước ngoài tốt hoạt động tốt hơn nhóm còn lại. Ảnh: CNBC.
"Do môi trường đồng USD yếu, những ngành công nghiệp này được giao dịch khá rẻ so với định giá. Và khi bước từ năm 2021 sang năm 2022, chúng tôi tin rằng định giá của các ngành công nghiệp sẽ tăng lên đáng kể", ông Morganlander bình luận.
Ông nhìn thấy tiềm năng ở Tập đoàn Honeywell, Tập đoàn Hàng không và Quốc phòng General Dynamics, Raytheon Technologies và Công ty sản xuất 3M.
"Chúng tôi tin rằng đối với những người dành hai đến ba năm để đầu tư, các bạn có thể tận dụng cơ hội và hưởng lợi từ môi trường đồng USD suy yếu này", vị chuyên gia tại Washington Crossing Advisors nhận định.
Sức mạnh đồng USD suy yếu và lãi suất thực giảm cũng khiến các nhà đầu tư đổ tiền vào vàng.
"Lãi suất thực càng thấp, chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng càng giảm", ông Neil Wilson, Giám đốc phân tích thị trường tại Markets.com, giải thích với Zing.
Nhiều nhà đầu tư tranh thủ đổ tiền vào các ngành công nghiệp đang được định giá thấp trong môi trường đồng USD yếu. Ảnh: Reuters.
Thêm vào đó, giới đầu tư cũng chuyển sang nắm giữ tài sản thực, bao gồm vàng và hàng hóa, do lo ngại lạm phát phá hủy giá trị của tiền và những khoản đầu tư thu nhập cố định khác.
Theo ông Jeffrey Halley tại Công ty giao dịch ngoại hối Oanda, những tín hiệu khả quan của nền kinh tế Mỹ sẽ khiến đồng USD tăng giá và đẩy giá vàng xuống thấp. "Tuy nhiên, đồng bạc xanh vẫn giảm giá trong dài hạn. Trợ lực của giá tài sản, bao gồm vàng và bạc, cũng còn rất nhiều", ông khẳng định.
Hiện, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục theo dõi những chỉ số kinh tế quan trọng của Mỹ chuẩn bị được công bố vào ngày 3/9, bao gồm tỷ lệ thất nghiệp, thâm hụt thương mại, chỉ số năng suất và quản lý thu mua.
S&P 500 có tháng 8 tăng điểm mạnh nhất trong 34 năm Trong tuần trước, chỉ số S&P 500 lập kỷ lục sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phát đi tín hiệu rằng Fed sẵn sàng giữ lãi suất ở mức thấp trong khoảng thời gian dài. Ảnh: iStock Trong tháng 8/2020, thị trường chứng khoán Mỹ đã có tháng tăng điểm tốt nhất tính từ tháng 4/2020, như vậy thị trường...