Sau thảm họa động đất, Thổ Nhĩ Kỳ nhận nhiều viện trợ, Syria thì sao?
Trong khi viện trợ đang được đổ về Thổ Nhĩ Kỳ để khắc phục hậu quả động đất, nhiều người lo Syria sẽ không được hỗ trợ kịp thời.
Số người thiệt mạng trong trận động đất kinh hoàng đã vượt 16.000, trong đó có hơn 3.000 nạn nhân tại Syria. Lực lượng cứu hộ tiếp tục tìm kiếm nạn nhân dưới các đống đổ nát.
Các nhà phân tích cảnh báo người dân Syria bị ảnh hưởng trong trận động đất kinh hoàng quét qua nước này và Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6.2 có thể trở thành nạn nhân của nền chính trị vốn đã chia rẽ đất nước trong hơn một thập niên, CNN đưa tin.
Trong khi Reuters dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoan cho biết 70 quốc gia và 14 tổ chức quốc tế, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Canada, Liên minh châu Âu,… đã đề nghị hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ động đất, sự hỗ trợ của thế giới dành cho Syria thấp hơn rõ rệt.
Công nhân bốc dỡ hàng viện trợ từ Iran tại sân bay thuộc thành phố Aleppo ở phía bắc Syria sáng 8.2 . AFP
Bà Aya Majzoub, phó giám đốc phụ trách khu vực Trung Đông và Bắc Phi của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói với CNN: “Thông thường, những người chịu thiệt hại nặng nề nhất trong thảm họa như vậy là những người vốn đã dễ bị tổn thương”.
Video đang HOT
Đường sá hư hại
Ngày 7.2, Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết viện trợ vào Syria đã tạm thời bị gián đoạn do thiệt hại trận động đất gây ra. Bà Madevi Sun-Suon, phát ngôn viên Văn phòng Điều phối Hỗ trợ Nhân đạo (OCHA) của LHQ, nói với CNN rằng hoạt động hỗ trợ bị cản trở do “những thách thức về đường sá, đặc biệt là con đường từ Gaziantep đến trung tâm trung chuyển ở Hatay”. Theo LHQ, cửa khẩu Bab al-Hawa đã bị hư hại là hành lang viện trợ nhân đạo duy nhất giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Bà Majzoub cho biết cư dân ở phía tây bắc “sống trong điều kiện kinh khủng, ít được tiếp cận với nơi trú ẩn, nước, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe đầy đủ do chính phủ Syria từ chối và cản trở người dân tiếp cận các dịch vụ thiết yếu”. Theo CNN, các khu vực do phiến quân kiểm soát cũng đang phải vật lộn với mùa đông khắc nghiệt và đợt bùng phát mới của dịch tả.
“Họ phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ nhân đạo thông qua cơ chế xuyên biên giới của LHQ từ Thổ Nhĩ Kỳ, vốn cho phép LHQ và các đối tác cung cấp viện trợ mà không cần sự đồng ý của chính phủ Syria”, theo bà Majzoub.
Xung đột chia cắt đất nước
Một thách thức khác đặt ra là việc Syria đang bị chia cắt và chịu sự quản lý của các lực lượng khác nhau. Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đang phải đối mặt nhiều biện pháp trừng phạt từ phương Tây. Một số khu vực của Syria bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận động đất đều thuộc quyền quản lý của chính phủ, trong khi những nơi khác đang dưới quyền kiểm soát của lực lượng đối lập do Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ hậu thuẫn, theo CNN.
Cho đến nay, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Iraq, Iran, Libya, Ai Cập, Algeria và Ấn Độ đã gửi hàng cứu trợ trực tiếp đến các sân bay do chính phủ Syria kiểm soát. Những quốc gia khác như Afghanistan, Ả Rập Saudi, Qatar, Oman, Trung Quốc, Canada và Vatican cũng hứa hỗ trợ cho Syria. Tuy nhiên, hiện không rõ liệu các khoản cứu trợ đó có được gửi trực tiếp đến người dân hay không.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt trong đống đổ nát của các tòa nhà tại ngôi làng Besnaya, tỉnh Idlib, tây bắc Syria . AFP
Đại diện của Syria tại LHQ – ông Bassam al-Sabbagh và chính quyền Tổng thống al-Assad cam kết mọi viện trợ đều được chuyển đến thủ đô Damascus và chính phủ sẵn sàng hỗ trợ chuyển hàng vào cả những khu vực thuộc quyền kiểm soát của phiến quân. Tuy nhiên, giới quan sát lo ngại viện trợ không thể kịp thời đến tay hàng nghìn nạn nhân động đất ở các khu vực do phiến quân kiểm soát.
Chính quyền Syria trước đó đã tận dụng cơ hội này để kêu gọi các nước dỡ bỏ trừng phạt. Đặc phái viên al-Sabbagh ngày 7.2 cho biết các máy bay đã từ chối hạ cánh xuống các sân bay của Syria vì lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Cùng ngày, Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Syria có trụ sở tại Damascus đã đưa ra lời kêu gọi tương tự. Tuy nhiên, Mỹ từ chối thay đổi quan điểm đối với chính phủ Syria.
Động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: LHQ khẩn trương đánh giá nhu cầu hỗ trợ nhân đạo
Ngày 6/2, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho biết các nhân viên LHQ đang có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để đánh giá nhu cầu và tiến hành hỗ trợ sau động đất.
Lực lượng cứu hộ và tình nguyện viên tìm kiếm các nạn nhân và người sống sót mắc kẹt trong đống đổ nát sau động đất mạnh ở làng Besnia, gần thị trấn Harim, tỉnh Idlib (Syria), giáp giới Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố, Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh LHQ đang hy vọng vào cộng đồng quốc tế để giúp hàng ngàn gia đình chịu ảnh hưởng của thảm họa động đất, với nhiều người trong số này cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp tại những khu vực mà việc tiếp cận đang gặp khó khăn.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken xác nhận công tác hỗ trợ ban đầu cho Thổ Nhĩ Kỳ đang được tiến hành, trong khi các tổ chức nhân đạo do Mỹ hỗ trợ tại Syria cũng đang ứng phó với các ảnh hưởng của động đất trên khắp quốc gia Trung Đông này. Mỹ cam kết nỗ lực hết sức để giúp những người chịu ảnh hưởng của trận động đất này trong thời gian tới.
Trước đó, vào rạng sáng 6/2 (theo giờ địa phương), môt trân đông đât có đô lớn 7,8 đã làm rung chuyên Thô Nhĩ Kỳ và Syria. Theo Viện Khảo sát địa chất của Đan Mạch và Greenland, rung chấn của trận động đất có thể cảm nhận được xa tới tận Greenland. Số người thiệt mạng hiện đã tăng lên hơn 2.308 người.
Tại Syria, truyền thông và lực lượng cứu hộ đưa tin ít nhất 810 người đã thiệt mạng. Theo Bộ Y tế Syria, tại các vùng Chính phủ Syria kiểm soát, động đất đã khiến ít nhất 430 người thiệt mạng và 1.315 người bị thương. Tại các khu vực phe đối lập chiếm giữ ở Tây Bắc Syria, số người thiệt mạng là 380 người, trong khi số người bị thương là hơn 1.000 người. Con số này sẽ còn tăng khi hàng trăm gia đình vẫn đang mắc kẹt, còn công tác cứu hộ đối mặt với nhiều khó khăn do thiếu những bị thiết bị hạng nặng. Theo thống kê, có 133 tòa nhà bị sập hoàn toàn và hàng nghìn ngôi nhà bị hư hại.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Cơ quan quản lý thảm họa và khẩn cấp (AFAD) cho hay ít nhất 1.498 người đã thiệt mạng và 8.533 người bị thương sau khi nước này hứng chịu 3 trận động đất trong vòng 10 giờ đồng hồ. Trận động đất đầu tiên có độ lớn 7,8 xảy ra tại tỉnh Kahramanmaras, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ vào rạng sáng 6/2 (theo giờ địa phương). Ít phút sau đó, trận động đất có độ lớn 6,4 đã làm rung chuyển tỉnh Gaziantep và đến chiều cùng ngày, một trận động đất có độ lớn 7,6 xảy ra tại tỉnh Kahramanmaras.
Các nhóm cứu hộ từ tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ Thổ Nhĩ Kỳ và AFAD đã có mặt tại hiện trường, trong khi các lực lượng tìm kiếm và cứu nạn Thổ Nhĩ kỳ, các tình nguyện viên cũng tham gia vào công tác cứu hộ. Theo AFAD, tổng cộng có 9.698 nhân viên cứu hộ và 216 xe đã được điều đến khu vực bị ảnh hưởng.
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết lập hành lang để đảm bảo các nhóm tìm kiếm và cứu nạn có thể tiếp cận khu vực. Công tác cứu hộ đang gặp nhiều khó khăn do bão tuyết khiến phần lớn các tỉnh chịu ảnh hưởng của động đất có nhiệt độ âm 10 độ C. Cơ quan thời tiết dự báo Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hứng chịu mưa tuyết cho đến ngày 9/2.
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Công tác cứu nạn, cứu trợ gặp nhiều khó khăn Ngày 7/2, lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đang chật vật để cứu những người mắc kẹt dưới đống đổ nát khi tổng số người thiệt mạng do động đất kinh hoàng tại 2 nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã tăng lên trên 5.000 người và trận thiên tai xảy ra ở quy mô lớn gây cản trở nỗ lực cứu trợ....