Sau Thái Lan, đến lượt Malaysia giảm thuế cạnh tranh với Việt Nam
“Malaysia hoan nghênh đầu tư của Trung Quốc đi kèm với chuyển giao công nghệ, sử dụng nhân tài địa phương và chắc chắn không phải là sự di cư ồ ạt của lao động Trung Quốc”, một quan chức của văn phòng thương mại cho biết.
Chính phủ Malaysia đã đề xuất các khoản ưu đãi thuế để thu hút các công ty đa quốc gia và kỳ lân công nghệ vào nước này.
Malaysia – nền kinh tế lớn thứ ba Đông Nam Á – cũng cho biết sẽ áp dụng ưu đãi đặc biệt cho các khoản đầu tư giá trị cao của Trung Quốc, với hi vọng tìm kiếm lợi nhuận từ cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc.
Với ngân sách 57,6 tỷ USD của chính phủ cho năm 2020, Bộ trưởng Tài chính Lim Guan Eng cho biết các gói xúc tiến đầu tư hàng năm trị giá 239 triệu USD sẽ được áp dụng trong thời gian 5 năm: “Đây là một phần trong nỗ lực chiến lược được thực hiện để thu hút các công ty trong bảng xếp hạng Fortune 500 cũng như các kỳ lân toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất, sáng tạo và kinh tế mới”.
“Cuộc chiến thương mại đang diễn ra đã cho Malaysia cơ hội hiếm có để trở lại là điểm đầu tư ưa thích cho các khoản đầu tư giá trị cao”, ông Lim nói.
Sự thay đổi trong chuỗi cung ứng đã khiến FDI vào Malaysia tăng mạnh, từ 25,1 tỷ MYR trong nửa đầu năm 2018 lên 49,5 tỷ MYR (11,8 tỷ USD) trong nửa đầu năm nay.
Để đủ điều kiện nhận ưu đãi thuế, các công ty nước ngoài phải đầu tư tối thiểu 1,2 tỷ USD vào Malaysia. Bộ trưởng Lim cho biết một “kênh đầu tư đặc biệt” sẽ được thiết lập thông qua cơ quan xúc tiến đầu tư, InvestKL, để thu hút vốn từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia.
Darren Tay, nhà phân tích rủi ro tại Fitch Solutions nhận định rằng thương chiến Mỹ và Trung Quốc đang đẩy nhanh xu hướng chuyển dời sản xuất trong ngắn hạn, có khả năng mang lại lợi ích cho các nước như Malaysia, Thái Lan hay Việt Nam.
Video đang HOT
Jiangsu Xinquan Automotive Trim tuyên bố vào tháng 5 rằng họ đang đầu tư 64,4 triệu MYR (15 triệu USD) vào Malaysia. Khoản đầu tư này sẽ hỗ trợ, Zhejiang Geely Holding – công ty sản xuất xe hợp tác với nhà sản xuất ôtô quốc gia Malaysia Proton Holdings để bán tại thị trường Đông Nam Á. “Malaysia hoan nghênh đầu tư của Trung Quốc đi kèm với chuyển giao công nghệ, sử dụng nhân tài địa phương và chắc chắn không phải là sự di cư ồ ạt của lao động Trung Quốc”, một quan chức của văn phòng thương mại cho biết.
Ông Lim cũng tiết lộ rằng chính phủ sẽ phát hành một trái phiếu “samurai” có mệnh giá bằng đồng JPY thứ hai vào đầu năm tới. “Do mối quan hệ thân thiết giữa Thủ tướng Mahathir Mohamad và Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản, thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, đã đề nghị đảm bảo phát hành lần thứ hai với tỷ lệ chiết khấu thấp hơn 0,5%, so với 0,63% trong lần phát hành đầu tiên “Lim nói.
Chính phủ cũng đã đề xuất tăng thuế suất thuế thu nhập đối với các cá nhân ultrarich (siêu giàu) từ 28% lên 30%. Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khoảng 2.000 người Malaysia có thu nhập cao.
“Mặc dù doanh thu thuế tăng mạnh, chúng tôi vẫn thu thuế thấp hơn đáng kể so với một số quốc gia khác”, Lim cho biết thêm rằng năm 2017 doanh thu thuế của Malaysia bằng khoảng 13,1% tổng sản phẩm quốc nội, cạnh tranh hơn nhiều so với 19% ở Việt Nam và 15,4% ở Hàn Quốc.
Trước đó, Thái Lan cũng đã công bố các khoản giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thu hút các công ty nước ngoài, tuyên bố cạnh tranh với Việt Nam.
Nếu so sánh với Malaysia, trong giai đoạn từ 2013 – 2017, nhìn chung tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có chiều hướng tăng, trong khi tốc độ tăng trưởng của Malaysia lên xuống khá thất thường. Về kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam cũng là nước có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất so với nhóm 4 nước là Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.
Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế là dân số trẻ. Hơn nữa, Việt Nam được đánh giá là tự do kinh tế hơn. Ở Malaysia có những hạn chế và một số sản phẩm bị đánh thuế rất cao.
Ý kiến của giới chuyên gia quốc tế cũng tương đối trái chiều. Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh được công bố với WEF vừa rồi, Việt Nam xếp hạng thấp hơn Malaysia. Nhưng Báo cáo Thế giới và Tin tức Hoa Kỳ tháng trước đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 8 trong danh sách 29 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư và các nước ASEAN, trong khi Malaysia chỉ xếp thứ 13.
“Trong kỳ ngân sách trước đó, chúng tôi đã công bố mục tiêu thâm hụt tài chính là 3% cho năm 2020. Tuy nhiên, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu tăng cao và chi tiêu không lường trước được cần thiết để giải cứu các tổ chức gặp khó khăn được thừa hưởng từ chính quyền trước đó đòi hỏi các biện pháp tài khóa ưu tiên”, ông Lim cho biết thêm rằng chính phủ dự kiến thâm hụt sẽ giảm xuống mức trung bình 2,8% GDP trong trung hạn.
Chính phủ dự kiến sẽ thu 53,6 tỷ USD doanh thu ngân sách trong năm tới, tăng 2,7 tỷ USD so với năm 2019, không bao gồm cổ tức đặc biệt một lần 7,2 tỷ USD từ Tập đoàn năng lượng nhà nước Petronas.
Hoàng An
Theo Trí thức trẻ/Tổng hợp
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ dự Lễ khai khóa 2019 Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Sáng 5-10, Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Khai khóa năm 2019 với chủ đề "Tự chủ đại học - Đổi mới và sáng tạo".
Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ; Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc ĐHQG TP Hồ Chí Minh; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương phía Nam.
Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ phát biểu tại buổi lễ.
Lễ khai khóa trở thành truyền thống tốt đẹp của ĐHQG TP Hồ Chí Minh với những thông điệp ý nghĩa gửi đến toàn thể sinh viên, khơi dậy niềm tự hào, ý thức trách nhiệm của sinh viên. ĐHQG TP Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm 36 đơn vị, trong đó có 7 trường đại học, 1 viện nghiên cứu, 1 phân hiệu tại tỉnh Bến Tre, 2 khoa trực thuộc và 25 đơn vị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ. Đơn vị hiện có hơn 6.000 cán bộ viên chức, giảng viên, nghiên cứu viên, kỹ sư và người lao động với gần 1.300 tiến sĩ, gần 400 giáo sư, phó giáo sư.
Tính đến tháng 4-2019, ĐHQG TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về số lượng các chương trình đạt chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế với tổng cộng 60 chương trình được đánh giá và công nhận đạt chuẩn, gồm: 49 chương trình đạt chuẩn AUN-QA (chiếm gần 50% số chương trình đạt chuẩn AUN-QA trên cả nước), 7 chương trình chất lượng cao Việt Nam - Pháp đạt chuẩn kiểm định CTI, 2 chương trình đạt chuẩn FIBAA và ACBSP và 4 chương trình đạt chuẩn kiểm định ABET của Hoa Kỳ. Từ năm 2013 đến nay, ĐHQG TP Hồ Chí Minh luôn được xếp trong tốp 150 trường tốt nhất châu Á theo bảng xếp hạng QS Asia và trong nhóm 701-750 đại học tốt nhất thế giới theo QS World năm 2018 và 2019. Tháng 9-2019, ĐHQG TP Hồ Chí Minh đứng trong tốp 301 - 500 các trường đại học có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng QS GER.
ĐHQG TP Hồ Chí Minh trao thưởng các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc.
Phát biểu tại buổi lễ và nói chuyện với sinh viên ĐHQG TP Hồ Chí Minh chủ đề "Tự chủ đại học - Đổi mới và sáng tạo", đồng chí Vương Đình Huệ đã giới thiệu, phân tích những kiến thức bổ ích về tự chủ đại học, đổi mới và sáng tạo của đại học, đồng thời nêu những đối mặt của đại học trong thời kỳ mới. Qua đó, khẳng định trong quá trình hội nhập quốc tế, trước yêu cầu phát triển đất nước, một nền giáo dục đại học tiên tiến cần dựa trên nền tảng tự chủ đại học cùng với tinh thần sáng tạo và đổi mới không ngừng là hai trụ cột đáp ứng công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
Đồng chí Vương Đình Huệ cho biết, tự chủ đại học thể hiện ở ba khía cạnh đó là tự chủ học thuật, tự chủ tổ chức bộ máy, nhân sự và tự chủ tài chính. Các cơ sở đại học cần mạnh dạn phát huy quyền tự chủ, tập trung vào tự chủ về học thuật, nghiên cứu khoa học và tiến tới tự chủ tài chính và nhân sự. Nhà nước vẫn hỗ trợ một phần hoặc toàn phần những ngành đặc thù, có đầu tư trọng điểm hoặc đặt hàng theo chủ trương phát triển của đất nước trong mỗi giai đoạn.
Đối với ĐHQG TP Hồ Chí Minh, đồng chí Vương Đình Huệ đánh giá cao đơn vị đã phát triển mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phục vụ cộng đồng, đóng góp tích cực cho kinh tế, xã hội đất nước, góp phần thiết lập vị thế và uy tín giáo dục đại học Việt Nam trong hệ thống giáo dục toàn cầu. Đồng chí Phó thủ tướng mong muốn thầy cô giáo, các nhà khoa học và sinh viên ĐHQG TP Hồ Chí Minh phát huy hết tài năng và trí tuệ, niềm đam mê khoa học, những khát khao khám phá để làm tốt vai trò đầu tàu đại học chất lượng cao. Sinh viên cần tận dụng hiệu quả thời gian, cơ hội để học tập, nghiên cứu tốt, có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước.
Tại buổi lễ, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã trao tặng phần quà chúc mừng đội ngũ nhà giáo, sinh viên ĐHQG TP Hồ Chí Minh bước vào khóa học năm mới. ĐHQG TP Hồ Chí Minh cũng tuyên dương, trao thưởng các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các đơn vị thành viên.
Tin, ảnh: HÙNG KHOA
Theo QĐND
Nhiều nước Đông Nam Á chìm trong khói bụi - Tranh cãi ngoại giao nổ ra Indonesia hôm 13/9 bác bỏ những phàn nàn của Malaysia về các đám khói bụi độc hại đang trôi dạt sang nước này do cháy rừng. Tranh cãi giữa hai quốc gia láng giềng nổ ra khi nhiều nước Đông Nam Á trong đó có Malaysia và Singapore đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm khói mù độc hại do các...