Sau Tết nguyên đán, nghìn tỷ vốn ngoại đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các quỹ ETF
Ước tính từ sau Tết nguyên đán tới nay, lượng tiền ngoại đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua 3 quỹ VNM ETF, FTSE Vietnam ETF và VFMVN30 ETF vào khoảng 1.000 tỷ đồng, tương đương 37% tổng giá trị mua ròng của khối ngoại trên HoSE.
Kể từ sau Tết nguyên đán tới nay, diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam khá tích cực với sự cải thiện mạnh cả về điểm số cũng như thanh khoản. Kết thúc phiên giao dịch 22/2, chỉ số Vn-Index dừng tại 988,91 điểm, tăng hơn 80 điểm so với trước kỳ nghỉ Tết, tương ứng mức tăng 8,83%.
Trong giai đoạn kể trên, khối ngoại đã mua ròng hơn 2.700 tỷ đồng trên HoSE và điều này đã hỗ trợ không nhỏ cho đà tăng của thị trường. Đáng chú ý, dòng tiền khối ngoại mua ròng mạnh thời gian qua có một phần không nhỏ đến từ các quỹ ETF như VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF), db x-trackers vietnam ETF (FTSE Vietnam ETF), VFMVN30 ETF.
Theo số liệu được công bố, từ sau Tết nguyên đán tới nay, FTSE Vietnam ETF đã phát hành tổng cộng 520 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 16,7 triệu USD (khoảng 390 tỷ đồng). Các cổ phiếu Việt Nam chiếm 100% danh mục FTSE Vietnam ETF và do đó toàn bộ lượng tiền kể trên đã được FTSE Vietnam ETF giải ngân vào cổ phiếu Việt Nam.
Một quỹ ETF ngoại khác là VNM ETF cũng phát hành được hơn 1 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 17 triệu USD (400 tỷ đồng) từ sau Tết nguyên đán tới nay. Nếu tính từ đầu năm 2019, VNM ETF đã phát hành hơn 2 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 32,5 triệu USD (760 tỷ đồng).
Khác với FTSE Vietnam ETF dành 100% danh mục cho cổ phiếu Việt Nam thì lượng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục VNM ETF chỉ khoảng 75%. Dù vậy, với lượng chứng chỉ quỹ phát hành trong những ngày đầu năm lên tới hàng chục triệu USD cũng đã mang đến những tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Video đang HOT
VNM ETF phát hành lượng chứng chỉ quỹ trị giá hàng chục triệu USD
Trong khi đó, quỹ ETF nội V FMVN30 ETF đã phát hành ròng 16,3 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 246 tỷ đồng từ sau Tết nguyên đán tới nay. Tính từ đầu năm 2019 tới nay, VFMVN30 ETF đã phát hành ròng 23,8 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 353 tỷ đồng.
Đáng chú ý, song hành với hoạt động phát hành mới, khối ngoại cũng đẩy mạnh mua vào VFMVN30 ETF trực tiếp trên sàn chứng khoán. Từ đầu năm tới nay, khối ngoại đã mua ròng 443 tỷ đồng VFMVN30 ETF, trong đó giai đoạn từ sau Tết nguyên đán tới nay là 294 tỷ đồng.
Đối tượng mà VFMVN30 ETF phát hành chứng chỉ quỹ thời gian qua được cho là các tổ chức trong nước. Sau đó, các tổ chức này sẽ tiến hành “trao tay” cho các nhà đầu tư ngoại, chủ yếu là Thái Lan và Hàn Quốc. Vào cuối năm 2018, Bualuang Securities (BLS), CTCK hàng đầu của Thái Lan cho biết sẽ phát hành một chứng chỉ lưu ký (DR) với giá trị khoảng 151 triệu USD để đầu tư vào VFMVN30 ETF.
Như vậy, ước tính từ sau Tết nguyên đán tới nay, lượng tiền ngoại đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua 3 quỹ VNM ETF, FTSE Vietnam ETF và VFMVN30 ETF vào khoảng 1.000 tỷ đồng, tương đương 37% tổng giá trị mua ròng của khối ngoại trên HoSE.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
VNM ETF sẽ loại VCG, thêm GEX trong đợt cơ cấu danh mục tháng 12?
Trong khi đó, FTSE Vietnam ETF nhiều khả năng sẽ loại 2 cổ phiếu HSG và DXG trong đợt cơ cấu danh mục tới đây.
Vào tháng 12 tới đây, 2 quỹ ETFs ngoại đang hoạt động trên TTCK Việt Nam là DB x-trackers FTSE Vietnam ETF (FTSE Vietnam ETF) và Van Eck Market Vector Vietnam ETF (VNM ETF) sẽ tiến hành hoạt động tái cơ cấu danh mục lần thứ 4 trong năm 2018.
Quy mô danh mục của 2 quỹ ETFs hiện lên tới hàng trăm triệu USD, do đó các đợt cơ cấu thường tạo ra ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường và thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư. CTCK Yuanta Việt Nam vừa đưa ra báo cáo dự báo hoạt động cơ cấu danh mục của 2 quỹ ETFs.
Với FTSE Vietnam ETF(ngày công bố danh mục 7/12), theo dự báo của Yuanta, quỹ này sẽ không thêm mới cổ phiếu nào, trong khi 2 cổ phiếu HSG và DXG có khả năng bị loại khỏi danh mục trong đợt cơ cấu tới đây. Hiện tại, FTSE Vietnam ETF đang nắm giữ 2,62 triệu cổ phiếu DXG và 2,78 triệu cổ phiếu HSG.
Lý do HSG bị loại khỏi danh mục theo Yuanta vì vi phạm tiêu chí vốn hóa. Tại thời điểm điểm chốt dữ liệu, vốn hóa HSG vào khoảng 3.056 tỷ đồng, thấp hơn mức quy định gần 10%.
Còn với DXG, cổ phiếu này bị loại do vi phạm tiêu chí tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Tại thời điểm chốt dữ liệu, DXG chỉ còn tỷ lệ 1,7% cho khối ngoại, quy định hiện tại phải trên 2%.
Yuanta cho rằng khả năng hai cổ phiếu ở lại danh mục quỹ FTSE Vietnam ETF là 50 - 50 khi tiêu chí của hai cổ phiếu này khá sát so với điều kiện của quỹ. Do đó, nếu giá cổ phiếu HSG tăng trên 10% và DXG bị nước ngoài bán ra để đưa room trên 2% (hiện nay là 1,7%) đến ngày 30/11/2018 thì hai cổ phiếu này vẫn sẽ ở lại danh mục của quỹ.
Dự báo danh mục FTSE Vietnam ETF
Còn với VNM ETF (ngày công bố danh mục 14/12), theo dự báo của Yuanta, quỹ này sẽ thêm mới GEX do cổ phiếu này đã đáp ứng đủ tiêu chí thời gian niêm yết.
Ngược lại, VCG là cổ phiếu duy nhất bị loại khỏi danh mục VNM ETF trong đợt cơ cấu này do VCG giảm tỷ lệ sở hữu của khối ngoại xuống 0% nên vi phạm tiêu chí hiện có.
Với dự báo này, nhiều khả năng GEX sẽ được VNM ETF mua vào 6,86 triệu cổ phiếu, trong khi VCG sẽ bị bán ra toàn bộ 3,38 triệu cổ phiếu. Theo Yuanta, nhiều khả năng VNM ETF đã bắt đầu bán ra cổ phiếu VCG trong tuần giao dịch trước, điều này sẽ làm giảm áp lực lên cổ phiếu này trong đợt cơ cấu tới đây.
Cũng theo dự báo của Yuanta, các cổ phiếu DPM, STB, SBT, VRE, NVL, VCB, MSN sẽ bị VNM ETF giảm tỷ trọng trong đợt cơ cấu này.
Dự báo danh mục VNM ETF
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Những cổ phiếu nào có thể vào danh mục khi FTSE nâng hạng thị trường Việt Nam? Khi Việt Nam lọt vào danh mục thị trường mới nổi, nếu với tỷ trọng bình quân 1% thì riêng các quỹ ETF sẽ phân bổ lại tỷ trọng mua vào ở thị trường Việt Nam khoảng 1,6 tỷ USD. Theo giả định này thì khi Việt Nam vào danh mục thị trường mới nổi sơ cấp của FTSE thì các ETFs sẽ...