Sau tên lửa đa nòng, Mỹ dự kiến cung cấp cho Ukraine máy bay ‘Sát thủ lang thang’ MQ-1C
Ngày 1/6, các phương tiện truyền thông đưa tin Mỹ đang lên kế hoạch cung cấp cho Ukraine máy bay không người lái vũ trang MQ-1C Gray Eagle (Đại bàng xám).
Máy bay không người lái MQ-1C Gray Eagle, biệt danh “Sát thủ lang thang”, của Mỹ. Ảnh: Military News
Đài Sputnik dẫn các nguồn thạo tin tại Nhà Trắng giấu tên cho biết Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch bán cho Ukraine 4 máy bay không người lái MQ-1C Gray Eagle, biệt danh “Sát thủ lang thang”, có trang bị tên lửa Hellfire để sử dung trong cuộc chiến với Nga.
Kể từ khi chiến sự bùng phát cuối tháng 2 tới này, Ukraine đã sử dụng nhiều hệ thống bay không người lái tầm ngắn và nhỏ hơn để chống lại các lực lượng vũ trang Nga và lực lượng đòi độc lập ở Donbass, miền Đông Ukraine. Bayraktar-TB2 và AeroVironment RQ-20 Puma AE của Thổ Nhĩ Kỳ là hai trong số các hệ thống như thế.
Theo hãng tin Reuters, trong bối cảnh Ukraine đang thất thế trong vấn đề kiểm soát bầu trời, Chính quyền Mỹ đang lên kế hoạch chuyển cho Kiev 4 máy bay MQ-1C Gray Eagle. Việc bán loại máy bay không người lái do General Atomics sản xuất này vẫn có thể bị Quốc hội Mỹ ngăn chặn vào phút chót.
Các quan chức nói rằng thương vụ này có ý nghĩa quan trọng vì đây là lần đầu tiên một hệ thống bay không người lái tinh vi của Mỹ có khả năng thực hiện nhiều cuộc tấn công sâu được triển khai trong cuộc chiến với Nga.
Nhà Trắng dự kiến thông báo với Quốc hội Mỹ về thương vụ vũ khí này trong những ngày tới, trước khi công bố rộng rãi. Nguồn tin trên cho biết thêm kinh phí mua lô máy bay này nằm trong Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine trị giá 40 tỷ USD mới được Washington thông qua gần đây, trong đó bao gồm cả chi phí đào tạo nhân sự.
General Eagleics MQ-1C Grey Eagle là một hệ thống máy bay không người lái bay hoạt động ở độ cao trung bình, bền bỉ trên không. Nó được phát triển cho quân đội Mỹ như là một bản nâng cấp của máy bay không người lái MQ-1 Predator.
Video đang HOT
Chuyên gia máy bay không người lái Dan Gettinger đánh giá MQ-1C là loại máy bay lớn hơn nhiều với trọng lượng cất cánh tối đa gấp khoảng ba lần so với Bayraktar-TB2, với những lợi thế tương xứng về tải trọng, tầm bay và sự bền bỉ. MQ-1C được cho là một bước nhảy vọt về công nghệ vì có thể bay trong tối đa 30 giờ hoặc hơn tùy thuộc vào nhiệm vụ, đồng thời có thể thu thập một lượng lớn dữ liệu phục vụ thông tin tình báo.
MQ-1C được trang bị cảm biến phát hiện mục tiêu đa kênh AN/AAS-52. “Đại bàng xám” có thể mang theo 4 tên lửa đa năng AGM-114 Hellfire, hoặc 4 bom lượn thông minh dẫn đường bằng GPS GBU-44/B Viper Strike.
“Đại bàng xám” có thể bay với tốc độ tối đa 280 km/h, trần bay 8.000 m. MQ-1C sử dụng hệ thống cất cánh và thu hồi tự động (ATLS) giúp máy bay duy trì hoạt động trong trường hợp mất tín hiệu từ trung tâm điều khiển.
So với máy bay không người lái Bayraktar-TB2, “Sát thủ lang thang” MQ-1C có thể sử dụng nhiều loại bom hơn. Bayraktars được Ukraine trang bị tên lửa MAM-L 22 kg do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, bằng một nửa trọng lượng của tên lửa Hellfire.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) của Mỹ. Ảnh: CNN
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức công bố gói viện trợ quân sự mới dành cho Ukraine, trong một động thái chắc chắn sẽ bị Nga phản đối.
Hãng tin AP cho biết đây là một gói viện trợ quân sự qui mô lớn, trong đó bao gồm cả các hệ thống tên lửa hiện đại, tên lửa dẫn đường chính xác cao, hệ thống rocket phản lực phóng loạt, số lượng lớn đạn…
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), khả năng bắn được nhiều loại đạn và rất cơ động, mà Washington cấp cho Ukraine có tầm bắn khoảng 90km. Lầu Năm Góc thông báo Mỹ không loại trừ khả năng sẽ cung cấp thêm cho Kiev nhiều hệ thống HIMARS nữa sau khi có phản hồi về việc vận hành.
Trong một thông cáo, Tổng thống Biden nói: “Hôm nay (1/6), tôi tuyên bố dành gói hỗ trợ an ninh mới đầy ý nghĩa nhằm cung cấp các khoản viện trợ quan trọng và đúng thời điểm cho quân đội Ukraine. Gói hỗ trợ mới này sẽ trang bị cho lực lượng Ukraine các năng lực mới và vũ khí hiện đại, trong đó có hệ thống HIMARS để nước này bảo vệ lãnh thổ”.
Theo đài Sputnik, gói hỗ trợ mới của Mỹ cũng bao gồm các máy bay trực thăng, 6.000 hệ thống tên lửa chống tăng Javelin, 15.000 quả đạn pháo 155 ly, phương tiện chiến thuật và nhiều khí tài, thiết bị khác.
Với tầm bắn trên, HIMARS được coi là hệ thống tên lửa tầm trung. Nhà Trắng trước đó đã từ chối cung cấp cho chính quyền Kiev các hệ thống tên lửa tầm xa có thể tấn công các mục tiêu nằm bên trong lãnh thổ Nga.
Phát biểu với báo giới cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Ukraine đã đảm bảo với Washington rằng nước này sẽ không sử dụng các tên lửa do Mỹ viện trợ để tấn công Nga.
Khi được hỏi về nguy cơ leo thang xung đột với Nga, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói: “Liên quan tới các hệ thống vũ khí mà chúng tôi cung cấp cho Kiev, phía Ukraine đã đảm bảo với chúng tôi rằng họ sẽ không dùng những hệ thống này để tấn công các mục tiêu bên lãnh thổ Nga.
Điện Kremlin thẳng thừng tuyên bố Nga không tin cam kết này của chính quyền Kiev.
Mỹ tăng cường tập trận tên lửa ở Hàn Quốc giữa lo ngại về Triều Tiên
Các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc ngày 15.3 thông báo tăng cường cường độ tập trận cho hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot giữa các dấu hiệu cho thấy CHDCND Triều Tiên sẽ sớm tiến hành một vụ thử tên lửa tầm xa khác.
Một hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot ở Hàn Quốc. Ảnh AFP
Reuters đưa tin Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) ngày 15.3 cho biết lữ đoàn pháo phòng không của họ đóng tại căn cứ không quân Osan, Hàn Quốc gần đây đã tăng cường độ tập trận để chứng tỏ khả năng của mình sau các vụ thử tên lửa mới nhất của CHDCND Triều Tiên.
"Việc Triều Tiên gia tăng đáng kể hoạt động thử tên lửa làm suy yếu hòa bình, an ninh và gây bất ổn cho khu vực Đông Bắc Á", USFK tuyên bố.
"Dù các khẩu đội Patriot thường xuyên tiến hành huấn luyện thế này, việc gia tăng cường độ cho thấy USFK rất nghiêm túc trước các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên", USFK cho biết.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết cơ quan này cũng đang theo dõi chặt chẽ các chuyển động của Triều Tiên và duy trì thế trận sẵn sàng kết hợp chặt chẽ với quân đội Mỹ.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày càng gia tăng trong bối cảnh xuất hiện nhiều lời đồn đoán rằng Triều Tiên có thể thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17 lớn nhất của Bình Nhưỡng ngay trong tuần này ở tầm bắn tối đa.
Theo tuyên bố chung hiếm hoi giữa Washington và Seoul đưa ra ngày 11.3, Bình Nhưỡng đã sử dụng ICBM lớn nhất từ trước đến nay của mình trong hai vụ phóng thử tên lửa gần đây, với mục đích chuẩn bị phóng vệ tinh.
Tuy nhiên, tên lửa trong các vụ phóng này không đạt đến tầm bắn tối đa và các nhà phân tích cho rằng Triều Tiên có thể chỉ sử dụng một tầng của tên lửa hoặc điều chỉnh lượng nhiên liệu để tên lửa bay ở độ cao thấp hơn.
Hệ thống tên lửa Hwasong-17 được Triều Tiên công bố tại một cuộc duyệt binh vào năm 2020. Hệ thống tên lửa này đã tái xuất hiện tại một triển lãm quốc phòng vào tháng 10.2021.
USFK cũng cho biết Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ gần đây đã chỉ thị tăng cường phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Cận cảnh tên lửa mới của Iran được cho có thể tấn công căn cứ Mỹ Iran gần đây đã công bố tên lửa mới Kheibar-Shekan có khả năng vươn tới các căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực cũng như những "mục tiêu nằm trong Israel". Tên lửa mới Kheibar-Shekan được Iran công bố. Ảnh: Daily Mail Truyền thông nhà nước Iran ngày 9/2 cho biết tên lửa có tên Kheibar-Shekan được sản xuất tại Iran, sử...