Sau sóng gió rút lui, bất ngờ kịch bản năng lượng và quân sự của Mỹ tại Syria?
Tổng thống Trump nói rằng ông đang lên kế hoạch duy trì một số lượng nhỏ binh sĩ ở phía đông bắc Syria để bảo vệ các mỏ dầu ở đó.
“Tôi luôn nói nếu bạn đi vào, hãy giữ lấy dầu”, ông Trump nói trong cuộc họp nội các hôm thứ Hai, theo tờ Wall Street Journal WSJ. Chúng tôi sẽ làm việc với người Kurd để họ có tiền, để họ có dòng tiền mặt di chuyển. Có lẽ chúng tôi sẽ đưa một trong những công ty dầu lớn của chúng tôi đi vào và làm điều đó đúng cách”.
Thực hư sức hút năng lượng Syria
Theo WSJ, các cựu quan chức chính quyền cho biết kế hoạch của ông Trump kéo theo một loạt các vấn đề pháp lý, kỹ thuật và ngoại giao.
Rex Tillerson, từng là CEO của Exxon, đã từng cân nhắc ý tưởng này khi ông còn là Ngoại trưởng và đã kết luận là có những rào cản pháp lý ghê gớm, theo Brett McGurk, người từng là đặc phái viên của Mỹ về liên minh chống IS cho đến khi ông từ chức vào tháng 12 năm ngoái.
Dầu mỏ, dù muốn hay không, thuộc sở hữu của nhà nước Syria, ông McGurk cho biết hôm thứ Hai khi xuất hiện tại Tổ chức Quốc phòng Dân chủ. “Có thể có những luật sư mới, nhưng việc một công ty Mỹ đến, chiếm giữ và khai thác những tài sản này là bất hợp pháp. “
Ông McGurk nói rằng cách duy nhất để xuất khẩu dầu hợp pháp, theo kết luận của Bộ Ngoại giao Mỹ vào thời điểm đó, là phải có một thỏa thuận trong đó tiền được đưa vào quỹ để người Syria sử dụng sau khi cuộc nội chiến kết thúc, điều sẽ liên quan đến Nga và chính phủ Assad.
Hiện chưa tiếp cận được ông Tillerson để tìm hiểu bình luận từ quan chức này.
Fuad Hussein, Bộ trưởng tài chính Iraq, nói rằng chính phủ của ông chưa được phía Mỹ tiếp cận về kế hoạch của ông Trump. Theo các quan chức Hoa Kỳ, Iraq có thể sẽ liên quan đến việc xuất khẩu dầu của Syria khi dầu có thể được sản xuất với sự giúp đỡ của một công ty Mỹ, thông qua Iraq.
Đông bắc Syria được cho là có trữ lượng dầu và khí đốt đáng kể. Ảnh: WSJ
Video đang HOT
“Điều này là mới. Nó phải được thảo luận ở Baghdad, ở Erbil”, ông Hussein nói trong một cuộc phỏng vấn, đề cập đến thủ phủ của khu vực người Kurd bán tự trị ở Iraq. “Điều này cần thảo luận rất nhiều”.
Nhà Trắng không cung cấp thông tin chi tiết về kế hoạch quân đội của ông Trump, người đã thay thế mệnh lệnh ban đầu về đưa tất cả 1.000 quân khỏi khu vực phía đông bắc Syria. Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cho biết hôm thứ Hai rằng một lực lượng nhỏ, theo các quan chức quân sự cho biết có thể lên tới 300 người, sẽ ở lại phía đông bắc Syria sau khi các lực lượng quân Mỹ khác rút theo lệnh của ông Trump.
Những người đề xuất kế hoạch trên nói rằng việc bảo vệ dầu là một cách để duy trì mối quan hệ của Mỹ với Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo, tiếp tục cuộc chiến chống IS và cung cấp cho người Kurd một phương án thay thế để bán dầu.
Thời gian gần đây đã có nhiều người chỉ trích việc ông Trump rút quân khỏi Syria là từ bỏ một đồng minh lâu năm.
Ông Trump từ lâu đã ủng hộ việc kiểm soát và giao dịch các nguồn tài nguyên nước ngoài, nói rằng chúng có thể giúp Mỹ chi trả cho các hoạt động triển khai quân tại đó.
Các nhân viên của Nhà Trắng đã nghiên cứu tính khả thi của việc ở một số khu vực xung đột, thực hiện đánh giá sâu nhất về Afghanistan. Dự trữ khoáng sản lớn ở nước này có thể đã không được khai thác vì xung đột, cơ sở hạ tầng kém và quản trị không hiệu quả. Và chính những vấn đề đó sẽ hạn chế cơ hội để Mỹ được hưởng lợi từ việc khai thác các nguồn tài nguyên này, đánh giá của Bộ Ngoại giao Mỹ kết luận.
Mỹ không có công ty năng lượng nhà nước
Bất kỳ nỗ lực nào của chính phủ Mỹ nhằm hưởng lợi từ tài nguyên ở các khu vực như vậy có thể sẽ bị cản trở, vì Washington không điều hành một công ty khai thác hoặc doanh nghiệp năng lượng thuộc sở hữu nhà nước, một nguồn thạo tin với những đánh giá này cho biết. Chính phủ sẽ phải dựa vào việc lôi kéo một doanh nghiệp tư nhân vào khu vực xung đột, một nhiệm vụ thậm chí còn khó khăn hơn khi giá dầu toàn cầu tương đối thấp và an ninh trong những nơi như vậy còn bị nghi ngại.
Ông Trump trước đây từng phàn nàn rằng Mỹ đã không lấy dầu từ Iraq sau cuộc tấn công năm 2003.
Các mỏ dầu khí Syria ở các khu vực do người Kurd nắm giữ từ lâu đã được đưa vào kế hoạch chiến lược của Mỹ nhằm gây tác động đến sự phát triển trong khu vực. Các quan chức Mỹ đã hy vọng rằng họ và người Kurd có thể duy trì quyền kiểm soát lãnh thổ giàu dầu mỏ đó, xây dựng đòn bẩy có thể được sử dụng nếu các cuộc thảo luận chính trị về tương lai của Syria. Ở mức tối thiểu, Hoa Kỳ muốn giữ các mỏ dầu cách xa IS và người Nga.
Nhưng việc ông Trump nói tới vấn đề đưa vào một công ty Mỹ tới phát triển các mỏ dầu đại diện cho một khái niệm mới, theo sau các cuộc trò chuyện với Thượng nghị sĩ Lindsey Graham.
Theo dữ liệu từ một cơ quan của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, sản lượng dầu thô của Syria đã từng lên tới 600.000 thùng mỗi ngày, nhưng đã giảm xuống còn khoảng 400.000 thùng khi chiến tranh bùng nổ. Con số nhanh chóng giảm xuống mạnh và Syria chỉ sản xuất khoảng 40.000 thùng mỗi ngày trong ba năm IS kiểm soát nhiều khu vực giàu khoáng sản tại nước này, từ 2014 đến 2017. Sau chiến dịch do Hoa Kỳ lãnh đạo chống lại IS, sản lượng dầu Syria tiếp tục giảm một nửa, trước khi tăng trở lại khoảng 30.000 thùng mỗi ngày vào năm ngoái.
Các đường ống duy nhất ở khu vực nối tới phía tây, đi vào lãnh thổ do ông Assad kiểm soát. Và xuất khẩu dầu qua Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một hành động chính trị không thông minh, do căng thẳng của người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ với Ankara.
Các quan chức Hoa Kỳ cho biết dầu có thể được xuất khẩu qua Iraq. Một số loại dầu nặng chất lượng thấp của Syria, họ nói, có thể được pha trộn với dầu thô chất lượng cao hơn của Iraq trước khi được bán trên thị trường quốc tế. Các nhà phân tích về dầu lo ngại rằng điều này là không thể hoặc không có lợi.
Một câu hỏi quan trọng là liệu một công ty của Mỹ có sẵn sàng đầu tư và phát triển các mỏ dầu do người Kurd nắm giữ với nhiều yếu tố phức tạp về pháp lý, ngoại giao và an ninh hay không, cùng với sự bất định trong cam kết của ông Trump về giữ quân đội ở Syria.
Các quan chức chính quyền của Trump khẳng định rằng hàng trăm thành viên của lực lượng đặc nhiệm Mỹ mà Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch gửi tới vùng đông bắc Syria sẽ đủ để bảo đảm cho khu vực giàu dầu mỏ này nếu người Mỹ làm việc với Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo và đưa khu vực này vào sự bảo vệ bởi sức mạnh không quân Mỹ.
Nhưng kế hoạch an ninh này, giống như phần còn lại trong các kế hoạch của ông Trump, vẫn đang được tiến hành và phải đối mặt với những câu hỏi chưa được trả lời.
Quý Hoàng
Theo toquoc
Thượng tướng Nga nói về 200 lính đặc nhiệm Mỹ ở Syria
Tổng thống Trump đã suy nghĩ về việc để lại khoảng 200 lính đặc nhiệm ở Đông Bắc Syria.
Thượng tướng Leonid Ivashov (ảnh tư liệu).
Báo Sputnik dẫn lời cựu lãnh đạo Bộ phận hợp tác quân sự quốc tế của Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Leonid Ivashov cho hay, một nhóm gồm 200 lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Syria không có khả năng chống khủng bố, nhiệm vụ thực sự của nhóm này là đảm bảo hiệu quả của sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông và ảnh hưởng đến các nhân vật chính trong khu vực.
Trước đó, báo chí Hoa Kỳ đã đưa tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch để lại một nhóm quân nhỏ ở miền đông Syria để chiến đấu với khủng bố IS.
Theo nguồn tin của ấn phẩm, Tổng thống Trump đã suy nghĩ về việc để lại khoảng 200 lính đặc nhiệm ở Đông Bắc Syria để chống khủng bố kể từ tuần trước.
"Tất nhiên, họ sẽ không chiến đấu với phiến quân của IS, nhưng nhóm nhỏ lực lượng đặc biệt Mỹ này sẽ cung cấp sự hiện diện và ảnh hưởng đến sự phát triển của các sự kiện trong khu vực", - ông Ivashov nói.
Vị cựu tướng Nga, cho rằng Trump có thể đưa ra quyết định như vậy vì những chỉ trích nội bộ về việc rút quân "vội vàng" của quân đội Mỹ khỏi Syria trước bối cảnh bắt đầu chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Trump đã hành động khá khôn ngoan: khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố xâm nhập vào các khu vực này, ông đã rút các đơn vị của mình, nhưng lập tức Trump bị buộc tội rằng ông đã phản bội người Kurd và từ bỏ các cơ sở quân sự của mình.
Có lẽ Trump đã nghe theo lời khuyên của các chuyên gia quân sự dày dạn kinh nghiệm nên đã để lại 200 lính đặc nhiệm để tiến hành hoạt động trinh sát", - nguồn tin cho biết.
Theo ông Ivashov, sự hiện diện của đội đặc nhiệm Mỹ ở Đông Bắc Syria sẽ có tác dụng kiềm chế đối với Thổ Nhĩ Kỳ:
"Bây giờ, nói thẳng ra, nếu không có sự cho phép của Mỹ, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể vào khu vực này hay khu vực khác".
Hòa Bình (theo Sputnik)
Theo baogiaothong
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ có những bước đi 'cần thiết' ở Syria Ngày 21/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố nước này sẽ có những bước đi "cần thiết" tại Đông Bắc Syria sau khi ông gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin ngày 22/10, cũng là ngày lệnh ngừng bắn do Mỹ làm trung gian hết hiệu lực. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu...