Sau sinh phụ nữ tuyệt đối không được ngồi xổm?
Có nhiều quan niệm khác nhau về việc kiêng cữ sau sinh, tùy vào mỗi gia đình và vùng miền. Nhiều bà mẹ hiện đại cho rằng tất cả các quan niệm kiêng cữ của các bà, các mẹ ngày xưa đều là cổ hủ, không chính xác.
Trên thực tế, không ít quan niệm kiêng cữ sau sinh xưa đến ngày nay vẫn phát huy tác dụng và được chính các bác sĩ sản khoa công nhận. Điển hình như việc kiêng ngồi xổm sau sinh.
Theo bác sĩ Trần Vũ Quang (bệnh viện Phụ sản Trung ương), kiêng ngồi xổm sau sinh là quan điểm hoàn toàn chính xác, các mẹ nên nghe theo.
Lý giải cho quan niệm này, bác sĩ cho biết: “Do ngay trong thời kỳ mang thai, xét cả quá trình cơ thể bà mẹ đã tăng trung bình từ 12 kg trở lên có thể tới 20kg.. Cơ thể mẹ phải chịu khối lượng thai rất lớn nữa có thể tới 5-6kg. Điều này khiến các dây chằng tử cung bị giãn ra. Cùng với việc tình trạng sau sinh toàn bộ tầng sinh môn cũng bị căng giãn, lỏng lẻo, yếu đi rất nhiều. Việc ngồi xổm tạo ra áp lực xuống vùng bụng dưới và tầng sinh môn. Nguy hiểm là các tạng trong bụng dễ sa xuống dưới, ra ngoài gọi sa sinh dục”.
Video đang HOT
Ngồi xổm sau khi sinh rất dễ dẫn đến sa sinh dục.
Ngoài việc kiêng ngồi xổm sau sinh, bác sĩ Quang còn khuyến khích các mẹ nên đi lại nhẹ nhàng, tránh mang vác đồ nặng, tránh ho khạc mạnh mà gây ra áp lực mạnh cho vùng bụng. Hai tuần sau sinh, sản phụ nên giành nhiều thời gian để nghỉ ngơi là tốt nhất.
Theo Khám Phá
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Tôi 26 tuổi, sinh bé thứ 2 được 3 tháng thì thấy kinh rồi ngưng, khi bé được 11 tháng thì có nữa nhưng khoảng 1 tuần đến 10 ngày thì tôi lại có tiếp.
Tôi 26 tuổi, sinh bé thứ 2 được 3 tháng thì thấy kinh rồi ngưng, khi bé được 11 tháng thì có nữa nhưng khoảng 1 tuần đến 10 ngày thì tôi lại có tiếp.
Tính ra là 1 tháng rưỡi tôi có tới 4 lần kinh. Mỗi lần quan hệ, tôi cảm thấy rát và đau. Mong bác sĩ tư vấn về tình trạng này.
Phụng (www. nhatphung24@gmail.com)
Ảnh minh họa
Sau sinh và nuôi con bu trong 1-2 năm đầu thi kinh nguyêt ngươi me co thê thât thương (thang co thang không, có tháng tới sớm, có tháng tới muộn).
Số lượng máu kinh cũng không đều, lúc nhiều, lúc ít, màu sắc kinh nguyệt chuyển sang màu đỏ tươi, nâu hoặc đen thẫm.
Ngoài ra, còn rất dễ gặp phải trường hợp đau bụng kinh, rong kinh kéo dài...
Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở bà mẹ sau sinh và nuôi con bú là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và nếu chúng không đi kèm với những dấu hiệu bất thường như: vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục... thì bạn không cần phải quá lo lắng.
Đó chỉ là sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể của các chị em sau sinh và cho con bú. Tuy nhiên, sự thất thường này chỉ được đánh giá là không đáng lo ngại nếu chúng kéo dài dưới 2 năm sau khi sinh con.
Nếu sau khi sinh con được 2 năm mà bạn vẫn gặp phải tình trạng này thì tốt nhất bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị vì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý trong cơ thể của nữ giới.
Trường hợp của bạn hiện tại 1 tháng rưỡi có tới 4 lần kinh nguyệt là không bình thường. Do đó, bạn nên đi khám tìm nguyên nhân và điều trị sớm.
Theo BS. Kim Oanh/Suckhoedoisong.vn
Nhu cầu cao sau sinh nhưng chồng thì lảng tránh Tôi rất hay thèm chồng. Thế nhưng chồng tôi thì ngược lại. Anh có vẻ lảng tránh. Rất nhiều lần tôi "mon men tiếp cận" thì anh đều từ chối với lý do cần phải kiêng cữ cho vợ. ảnh minh họa Anh cũng chưa lần nào chủ động, mặc kệ cơn "thèm chồng" của tôi. Tôi không biết anh có ý thức...