Sau sinh mổ, mẹ cần chú ý tránh 5 hành động nguy hiểm lại hại mẹ, hại cả con
Sau khi sinh mổ, có rất nhiều hành động nguy hiểm mẹ sữa cần tránh, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Trên thực tế, có rất nhiều điều cần chú ý sau khi sinh mổ. Mẹ sữa càng chú ý thì cơ thể bạn càng có thể hồi phục nhanh hơn. Dưới đây là 5 hành động nguy hiểm mà sản phụ không nên thực hiện sau khi sinh mổ.
Chỉ nằm ngửa, không vận động
Sau khi sinh mổ, sau khi thuốc mê mất tác dụng, cơn đau của vết mổ, của dạ con bị co hồi khiến người mẹ cảm thấy sợ hãi và lười vận động. Nhiều người mẹ lựa chọn nằm ngửa vì sợ đau. Tuy nhiên, sau sinh mổ bạn nên nằm nghiêng. Nằm nghiêng giúp giảm sốc và giảm đau vết mổ. Đồng thời, bạn cần vận động nhẹ nhàng sau sinh mổ để các bộ phận trong cơ thể mau ổn định. Nhiều người nghĩ rằng việc nằm bất động trên giường sẽ thoải mái hơn. Trên thực tế, các bác sỹ khuyên rằng bạn nên tập đi bộ 24h sau khi sinh mổ.
Không đi tiêu
Sau khi sinh mổ, cơn đau của vết thương sẽ ngày càng nặng hơn. Vào thời điểm này, nhiều sản phụ không muốn di chuyển vì đau và họ sợ đi đại tiện, tiểu tiện. Hãy cố gắng đi đại tiện, tiểu tiện đều đặn, khi cơ thể có nhu cầu để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn cần uống nhiều nước, ăn rau quả tươi, rất tốt cho nhu động đường tiêu hóa.
Video đang HOT
Tắm ngay sau khi mổ
Việc chăm sóc vết thương sau sinh mổ là rất quan trọng. Vì vậy, các bác sỹ thường khuyên sản phụ nên kiêng tắm trong ít nhất 7 ngày sau mổ hoặc khi vết mổ của người mẹ đã khô, liền miệng. Khi tắm, bạn nên sử dụng miếng dán sẹo chống nước để tránh cho vết mổ tiếp xúc với nước.
Quan hệ tình dục
Đời sống tình dục rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng nhưng người mẹ cần kiêng quan hệ lại với chồng sớm sau khi sinh. Bạn nên kiêng quan hệ ít nhất 42 ngày sau sinh để tử cung được hồi phục. Quan hệ tình dục sớm có thể gây nhiễm trùng hoặc viêm vùng chậu mãn tính.
Tiếp xúc với gió, nước lạnh
Bất kể sinh mổ hay sinh thường, sản phụ không nên tiếp xúc với gió và nước lạnh sau sinh. Đặc biệt, phụ nữ sinh mổ thường bị tổn thương nghiêm trọng về thể chất, vì vậy họ dễ bị cảm lạnh, nhiễm bệnh.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Thắc mắc của nhiều mẹ: Tại sao bỏ thai phải gây mê toàn thân trong mổ lấy thai chỉ gây mê bán phần?
Nếu để ý kỹ, khi phá thai, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân trong khi mổ lấy thai, sản phụ chỉ được gây mê nửa thân dưới.
Vì nhiều lý do nên trong cuộc đời đôi khi chị em phải trải qua quá trình bỏ thai. Về cơ bản, không phải phương pháp bỏ thai nào cũng cần phải gây mê toàn thân. Tuy nhiên lời khuyên từ các bác sĩ là khi thực hiện thủ thuật này nên lựa chọn hình thức gây mê toàn thân để không ảnh hưởng đến tâm lý về sau.
Sự khác biệt giữa gây mê toàn thân và gây mê bán phần là gì?
Gây mê toàn thân đề cập đến việc tiêm thuốc gây mê (tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp) vào cơ thể, làm tê liệt tạm thời hệ thống thần kinh trung ương. Những người được gây mê toàn thân có thể trải qua ca phẫu thuật mà không có ý thức. Gây mê bán phần có nghĩa là bác sỹ tiêm thuốc mê vào cột sống phía sau cơ thể và gây mê cục bộ. Bạn sẽ không có cảm giác gì khi bác sỹ dùng dao mổ lấy thai nhưng ý thức của bạn hoàn toàn tỉnh táo.
Các bác sỹ nói rằng khi phá thai, bác sỹ lựa chọn hoặc là gây mê hai là không gây mê. Còn với việc sinh mổ phụ thuộc vào tùy tình hình, bác sỹ thường gây mê bán phần nhưng cũng có những trường hợp phải gây mê toàn thân.
Bác sỹ dùng "gây mê toàn thân" để giảm đau cho bệnh nhân
Khi phá thai, bác sỹ chọn gây mê toàn thân để giảm đau cho người phụ nữ. Quan trọng hơn, gây mê toàn thân lúc này không gây nguy hiểm cho người phụ nữ. Ngoài ra, nhiều phụ nữ lựa chọn gây mê toàn thân khi phá thai vì thời gian phẫu thuật ngắn, quá trình phục hồi sau phẫu thuật nhanh, không làm ảnh hưởng đến công việc bình thường của họ. Do đó, gây mê toàn là sự lựa chọn tốt nhất đối với những phụ nữ muốn bỏ thai.
Bác sỹ lựa chọn gây mê bán phần khi sinh mổ để tránh rủi ro
Về lý do sử dụng "gây mê bán phần" khi sinh mổ, bác sĩ nói rằng việc đầu tiên là làm giảm bớt cơn đau của người mẹ khi tử cung co thắt và cả khi bác sỹ dùng dao rạch bụng, rạch tử cung của người mẹ, trong khi vẫn giữ cho người mẹ tỉnh táo và có thể phản hồi trong ca mổ. Đặc biệt, khi gây mê bán phần, người mẹ vẫn tỉnh táo và có thể chứng kiến thời khắc con mình chào đời. Tất nhiên, nếu có những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn mẹ bị xuất huyết lớn trong quá trình chuyển dạ, khả năng chịu đựng tâm lý của người mẹ kém, sinh nở trong điều kiện người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo... bác sỹ sẽ cân nhắc sử dụng phương pháp gây mê toàn thân.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Lần sinh mổ đầu tiên và thứ hai khác nhau thế nào? Câu trả lời khiến nhiều mẹ ngỡ ngàng Nhiều mẹ bầu sẽ băn khoăn không biết rằng sinh mổ lần đầu với lần thứ hai có khác nhau nhiều không. Câu trả lời chắc chắn là có. Khi mang thai lần thứ hai, rất nhiều bà mẹ, đặc biệt là những bà mẹ đã từng sinh mổ sẽ tò mò, tự hỏi rằng việc sinh mổ lần đầu với lần thứ...