Sau sinh bao lâu thì tử cung co lại?
Trong quá trình mang thai, tử cung của mẹ thường bị giãn ra để tạo không gian cho thai nhi phát triển.
Sau khi đã sinh bé xong thì tử cung có trở về trạng thái ban đầu không? Sau sinh bao lâu thì tử cung co lại? Đây là câu hỏi chung được rất nhiều mẹ thắc mắc và băn khoăn. Hôm nay Viknews Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức này tới mẹ nhé!!!
Tình trạng vòng 2 phì nhiêu sau sinh
Sau quá trình sinh nở, vòng hai của mẹ thường có kích thước rất lớn, phần da trở nên nhăn nheo, không còn được rắn chắc nữa. Điều này khiến nhiều mẹ cảm thấy rất tự ti rằng mình trở nên xấu xí hơn rất nhiều. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này đó là tử cung bị co giãn và đẩy lên vùng bụng khiến kích thước bụng lúc này không còn được như ý nữa.
Tình trạng vòng 2 phì nhiêu sau sinhSau sinh bao lâu thì tử cung co lại?
Tử cung bình thường có kích thước khá nhỏ và nằm sâu bên trong khung xương chậu. Tuy nhiên, sau khi mang thai, tử cung co giãn hơn rất nhiều, tạo không gian cho thai nhi hình thành và phát triển. Kích thước tử cung này sẽ liên tục thay đổi cho đến khi bé chào đời, tức là kéo dài khoảng 9 tháng. Thời gian tử cung co giãn kéo dài khá lâu khiến nhiều mẹ lo lắng rằng phải mất 9 tháng để tử cung trở về kích thước ban đầu? Điều này là hoàn toàn không đúng, thật may mắn vì quá trình này diễn ra khá nhanh và không mất quá nhiều thời gian của mẹ đâu nhé.
Sau sinh bao lâu thì tử cung co lại?
Ngay sau khi em bé được chào đời là tử cung đã bắt đầu đi vào quá trình co lại kích thước của mình. Trong những ngày đầu sau sinh, quá trình co lại diễn ra rất mạnh mẽ, đặc là 1-2 ngày đầu, kích thước tử cung lúc này chỉ bằng khi bạn mang thai 18 tuần. Khoảng 1 tuần sau, kích thước tử cung tương đương khi bạn mang thai 12 tuần và còn tiếp tục giảm dần trong những ngày sau đó. Tử cung trở về kích thước ban đầu khi mẹ trải qua được 6 tuần sinh nở. Tuy nhiên, với một số mẹ thực hiện sinh mổ, do có sự tác động trực tiếp làm tổn thương tử cung nên thời gian tử cung hồi phục có phần dài hơn những mẹ sinh thường. Qúa trình co lại kích thước của tử cung sẽ gây ra nhiều cơn đau cho mẹ nhưng chỉ ở dạng đau âm ỉ chứ không đau bụng quá dữ dội.
Một số cách làm tử cung co lại nhanh
Để hạn chế những cơn đau do tử cung co lại gây ra thì chị em nên chú ý thêm một số cách làm tử cung co lại nhanh chóng như:
Nằm sấp hoặc nằm kê gối dưới hông
Video đang HOT
Cách làm này nhằm giảm áp lực tác động lên vùng chậu và vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, tử cung cũng có nhiều thời gian và điều kiện hồi phục hơn, vùng xương chậu bị tổn thương nhanh chóng lấy lại được độ vững chắc của mình.
Một số cách làm tử cung co lại nhanh
Việc xoa bóp, massage cho tử cung sẽ giúp cho tử cung được lưu thông máu tốt hơn, giảm được những cơn đau co thắt tử cung gây ra. Thực hiện xoa bóp tử cung liên tục , xoa nhẹ theo vòng tròn để có hiệu quả hơn.
Sau quá trình sinh, chị em thường cảm thấy rất mệt mỏi, việc nghỉ ngơi là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, chị em không hề biết rằng, việc nằm nghỉ quá nhiều sẽ khiến cơ thể lâu hồi phục hơn bao giờ hết. Hãy xuống giường và vận động cơ thể từ sớm, đây là cách phục hồi sinh lí cơ thể rất hiệu quả đặc biệt là tử cung.
Việc vận động cơ thể cần thực hiện một cách từ từ, nhẹ nhàng để tránh cơ thể bị chóng mặt, choáng váng, hít thở thật sâu và chậm rãi đi lại. Cách làm này khiến máu lưu thông rất tốt, bên cạnh đó còn tránh được tình trạng bí tiểu hoặc cơ thể mệt mỏi. Đối với chị em sinh thường có thể vận động được khi trải qua sinh nở 6 giờ, tuy nhiên chị em sinh mổ thì cần thời gian lâu hơn để vận động, tốt nhất là sau khoảng 24 giờ đầu.
Đầu ti được kích thích thường xuyên sẽ làm gia tăng phản xạ co ở tử cung đặc biệt là trong những ngày đầu. Vì vậy, mẹ nên tích cực cho bé bú sữa nhiều hơn để tử cung được phục hồi nhanh chóng. Trong trường hợp không cho bé bú, mẹ có thể massage bầu ngực để không làm gián đoạn quá trình kích thích tử cung.
Tử cung sau quá trình sinh nở đều có cơ chế tự phục hồi về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, quá trình co lại này diễn ra hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào thói quen sinh hoạt cũng như vận động hàng ngày của chị em. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
Theo Viknews
Sau sinh có thể bị bế sản dịch phải làm sao để phòng tránh?
Chào bác sĩ, em là một mẹ bầu đang ở tuần thứ 34, chỉ còn khoảng hơn 1 tháng nữa là em đến ngày sinh rồi, nên em rất hồi hộp và xen lẫn nhiều lo lắng vì đây là lần đầu em mang thai.
Dạo gần đây đi làm có mấy chị đồng nghiệp có nói đến chuyện sau sinh có thể bị bế sản dịch, đây là hiện tượng rất nguy hiểm, nhất là với phụ nữ mới lần đầu sinh nở, em cảm thấy rất lo lắng khi nghe được chuyện này và hoang mang không biết bế sản dịch là gì, nếu em bị bế sản dịch phải làm sao, có cách nào để phòng tránh hay không? Mong bác sĩ sớm giải đáp giúp em!
(Đào Phương Dung - 26 tuổi, Hải Phòng)
Phòng tránh chứng bế sản dịch như thế nào?
Trả lời:
Chào mẹ bầu Phương Dung, chúng tôi rất vui vì bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn sản phụ khoa. Chúng tôi hiểu, khi mới lần đầu mang thai và chuẩn bị đến kỳ sinh nở sẽ có rất nhiều hồi hộp, lo lắng đan xen. Chắc chắn thắc mắc của bạn cũng sẽ là nỗi lo lắng của rất nhiều mẹ bầu khác khi mới lần đầu làm mẹ. Không để bạn chờ lâu, chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi cho bạn một cách cụ thể nhất trong bài viết sau đây.
Nếu bị bế sản dịch phải làm sao đây?
Như chúng ta đã biết, sản dịch là một hiện tượng sinh lý bình thường sau sinh, nhằm loại bỏ những niêm mạc, màng nhau thai... còn xót lại trong tử cung ra ngoài để tử cung hoàn thành nhiệm vụ và phục hồi trở lại. Quá trình này sẽ kéo dài từ 2 - 6 tuần tùy theo cơ địa mỗi người, nhưng nếu khoảng thời gian này kéo dài hơn, sản dịch dai dẳng mãi không hết và còn kèm thêm nhiều dấu hiệu bất thường khác, chị em nên hết sức cẩn thận, vì có thể là một chứng nguy hiểm nào đó sau sinh như bế sản dịch.
Bế sản dịch là gì?
Mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề sản dịch sau sinh
Chắc chắn không ít chị em còn chưa biết bế sản dịch là gì? Bế sản dịch có nguy hiểm không? Và lo ngại nếu bị bế sản dịch phải làm sao?...
Bế sản dịch chính là một hiện tượng do sản dịch không được đào thải hết ra ngoài, bị ứ lại trong tử cung khiến cho sản phụ bị sốt nhẹ, đau tức bụng dưới, sờ thấy cục cứng, đặc biệt là sẽ thấy sản dịch có mùi hôi do nhiễm trùng... Khi bị bế sản dịch cần đi khám và chữa trị kịp thời, nếu không sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là đe dọa đến tính mạng.
Bế sản dịch phải làm sao để phòng tránh?
Có thể thấy, bế sản dịch không hề đơn giản, không cứu chữa kịp thời sản phụ có thể mất mạng. Và điều bạn lo lắng nếu bị bế sản dịch phải làm sao là đúng, vậy nên, trước khi không may mắc phải triệu chứng này, bạn cần chú ý phòng tránh thật hiệu quả.
Và dưới đây sẽ là chú ý cho bạn với từng vấn đề quan trọng sau khi sinh, hãy ghi nhớ để sau sinh áp dụng và sẽ không bao giờ bị bế sản dịch nhé!
1. Về vấn đề vệ sinh
Nếu bị bế sản dịch sau sinh phải làm sao?
Sau sinh tử cung sẽ cần khoảng 2 - 6 tuần để co bóp đẩy sản dịch và phục hồi trở lại, trong khoảng thời gian này các mẹ càng phải đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày, nếu không vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến việc đẩy sản dịch ra ngoài.
Các mẹ chú ý, để không phải lo lắng bị bế sản dịch phải làm sao hay bất cứ vấn đề xấu nào khác hãy vệ sinh vùng kín vài lần trong ngày với nước muối loãng, nước trà xanh hoặc nước lá trầu không, chú ý vệ sinh sạch và lau khô, dùng băng vệ sinh phù hợp với lượng sản dịch, đặc biệt cần thay băng sau 3 giờ/lần. Ngoài ra, khi sức khỏe đã khá hơn nên tắm gội bình thường bằng nước ấm để đảm bảo cơ thể cũng được sạch sẽ, vi khuẩn không thể xâm nhập.
2. Vận động và nghỉ ngơi hợp lý
Sau sinh mẹ cần có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi lấy lại sức, mặc dù vậy, nên nhớ không nên vắt chéo chân khi nằm như trong dân gian thường làm, vì như vậy sẽ khiến sản dịch khó được đẩy ra. Sau đó một vài ngày nên vận động nhẹ nhàng tại giường hoặc đi lại quanh phòng, việc này cũng có tác dụng đẩy sản dịch ra nhanh hơn, tránh được chứng ứ đọng sản dịch trong tử cung.
Nên cho bé bú càng sớm càng tốt sau sinh
Với mẹ sinh mổ, ngay sau khi bác sĩ lấy ống thông tiểu ra mẹ nên tập đi lại quanh giường rồi dần dần đi ngoài hành lang, mặc dù vết mổ sẽ rất đau nhưng mẹ cần cố gắng, vì như vậy sẽ giúp đẩy sản dịch ra dễ hơn, khí huyết lưu thông tốt hơn. Nhưng nên chú ý, không được vận động mạnh, ít nhất là cho đến 4 - 6 tuần sau, việc vận động quá mạnh hay mang vác đồ nặng cũng cần kiêng đến 6 tháng sau sinh.
3. Ăn uống đảm bảo dinh dưỡng
Một vấn đề vô cùng quan trong sau sinh vừa giúp mẹ hồi phục nhanh, đảm bảo sức khỏe và không lo bị bế sản dịch phải làm sao đó chính là cần ăn uống đảm bảo dinh dưỡng mỗi ngày. Đặc biệt, hãy ăn nhiều rau ngót hoặc uống nước rau ngót xay để hỗ trợ đẩy nhanh sản dịch ra ngoài, tử cung phục hồi hiệu quả.
4. Sớm cho bé bú sau sinh
Dù bạn sinh thường hay sinh mổ, hãy cho bé bú ngay khi có thể, càng sớm càng tốt sau sinh. Điều này không những gắn kết tình mẫu tử, kích sữa về nhanh, mà còn giúp tử cung của mẹ phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ băng huyết hay bế sản dịch sau sinh vô cùng hiệu quả.
Theo Viknews
Sau sinh bị bế sản dịch có nguy hiểm không? Có thể bất cứ chị em nào cũng biết sản dịch sau sinh là một hiện tượng bình thường, nhưng còn bế sản dịch là gì thì không phải ai cũng biết, nhất là sẽ không thể ngờ nếu bị bế sản dịch có nguy hiểm không? Để giúp chị em phụ nữ, nhất là các chị đang mang thai chuẩn bị sinh...