Sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Sau 4 năm đàm phán, ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Sầu riêng của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Ảnh minh họa: Hoài Thu/TTXVN
Đây là điều kiện quan trọng để quả sầu riêng của Việt Nam có đầu ra bền vững tại thị trường Trung Quốc.
Tiếp sau đây, Nghị định thư sẽ được gửi cho phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc để thực hiện công bố trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, cùng với danh sách các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu.
Quả sầu riêng chính thức được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc sau khi Nghị định thư được công bố trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, cùng với danh sách các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam được phê duyệt.
Theo Nghị định thư này, quả sầu riêng tươi của Việt Nam phải tuân thủ các luật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc cũng như yêu cầu về kiểm dịch thực vật.
Theo đó, các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng phải có biện pháp quản lý phù hợp để loại bỏ các đối tượng dịch hại phía Trung Quốc quan tâm, đặc biệt là ruồi đục quả Bactrocera correcta và các loài rệp sáp; đáp ứng được yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; thực hiện đúng quy cách về đóng gói, thông tin trên bao bì để đảm bảo truy xuất nguồn gốc chính xác.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các vùng trồng và cơ sở đóng gói phải được giám sát theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật được đào tạo để kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất, đóng gói. Các doanh nghiệp, người dân và các cơ quan quản lý cần đáp ứng được yêu cầu về nhật ký, hồ sơ sản xuất cũng như các chương trình giám sát an toàn thực phẩm trước khi thu hoạch mà phía Trung Quốc đề ra.
Để xuất khẩu được quả sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật đã chỉ đạo toàn bộ hệ thống kiểm dịch thực vật ở các nơi khi có hàng hóa đến cần kiểm tra xuất xứ của hàng hóa liên quan đến mã số, yêu cầu kỹ thuật về bao bì nhãn mác.
Đồng thời, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tổ chức tập huấn ngay các yêu cầu nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc cho các bên liên quan để hỗ trợ và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tiết kiệm thời gian, nhanh chóng đưa sản phẩm sầu riêng tươi sang Trung Quốc.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng tươi lớn và nhiều tiềm năng đối với Việt Nam. Vì vậy, quá trình đàm phán để mở cửa thị trường đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật khởi động từ năm 2018.
Theo Cục Trồng trọt, thống kê đến cuối năm 2021, sản lượng sầu riêng trên cả nước ước đạt 642.600 tấn, tăng 15% so với năm 2020. Sầu riêng được xuất khẩu đến nhiều quốc gia nhưng chủ yếu dưới dạng múi đã tách vỏ hoặc được cấp đông.
Mới đây, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu thí điểm quả chanh leo Việt Nam bắt đầu từ tháng 7/2022.
Như vậy, sầu riêng là quả thứ mười một của Việt Nam được phép xuất khẩu vào Trung Quốc, cùng với các loại quả: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm, măng cụt và chanh leo.
Đẩy nhanh triển khai cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm nông nghiệp
An Giang là một trong những tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và hướng tới xuất khẩu nông sản, tỉnh An Giang đang đẩy mạnh triển khai cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm nông nghiệp, qua đó, tạo điều kiện cho nhiều loại nông sản mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tỉnh An Giang sẽ hình thành các vùng chuyên canh, chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang cho biết, thời gian qua, đơn vị phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã thực hiện việc cấp mã số vùng trồng rất bài bản.
Tính đến nay, tỉnh An Giang đã được cấp 180 mã số vùng trồng (gồm 139 mã số xoài, 7 mã số chuối, 4 mã số mít, 30 mã lúa) và 21 mã số cơ sở đóng gói. Đặc biệt, mã số vùng trồng cấp cho cây xoài chiếm nhiều nhất với diện tích trên 6.734 ha, tương đương 37% tổng diện tích cây ăn quả của toàn tỉnh.
Cụ thể, mã số vùng trồng trong tỉnh đăng ký xuất khẩu sang các thị trường khó tính (ngoài thị trường Trung Quốc) đến nay, có 104 mã số; trong đó, có 66 mã số công ty/doanh nghiệp đứng đại diện, 38 mã số của hợp tác xã, tổ hợp tác đứng đại diện, với tổng diện tích trên 1.973 ha.
Mã số vùng trồng trong tỉnh đăng ký xuất khẩu sang thị trường EU có 2 mã số, với diện tích 21,8 ha của Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit trên xoài keo tại An Phú; và 1 mã số vùng trồng xoài đăng ký xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.
Riêng, thị trường Trung Quốc, toàn tỉnh đã có 30 mã số vùng trồng cho xoài với diện tích 7.195ha, 7 mã số vùng trồng cho chuối với diện tích 386 ha chủ yếu ở huyện Tri Tôn, 4 mã số vùng trồng cho mít với diện tích 86 ha (tập trung tại thành phố Châu Đốc, huyện Chợ Mới và thị xã Tân Châu), cùng 19 mã số được cấp cho các cơ sở đóng gói, chủ yếu tại các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới, An Phú.
Bên cạnh đó, An Giang hiện có 30 mã số vùng trồng trên lúa, nếp với diện tích 1.980 ha với các giống lúa OM 5451, OM 18, Đài thơm 8, nếp với các giống IR 4625, CK 2003 đã được cấp cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời phân bố các huyện Thoại Sơn, Phú Tân, Tri Tôn, Châu Thành của tỉnh An Giang. Các mã số vùng trồng lúa và nếp này để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (364 ha), Châu Âu (336 ha), còn lại tiêu thụ trong nước.
Ngoài ra, tỉnh An Giang cũng đã chứng nhận vùng và doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho 2 doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản với diện tích 254,63 ha (vùng ương giống tập trung Công ty Cổ phần cá Tra Việt Úc có diện tích 104,63 ha và vùng ương giống tập trung Công ty TNHH MTV nuôi trồng thủy sản Nam Việt Bình Phú có diện tích 150 ha); góp phần đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu quy mô lớn, hướng đến xuất khẩu bền vững.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, tính đến cuối năm 2021, tổng diện tích sản xuất lúa và rau màu, cây ăn trái toàn tỉnh là trên 260.000 ha; trong đó, có 229.791 ha trồng lúa, hơn 18.000 ha rau màu và trên 17.421 ha cây ăn quả (chủ yếu là xoài là 11.896ha, chuối 872 ha, nhãn 481 ha, cây có múi 1.516ha, mít 948 ha,...)
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Nguyễn Sĩ Lâm cho rằng, việc cấp mã số, kiểm tra, giám sát, quản lý vùng trồng có ý nghĩa quan trọng đối với xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh An Giang, qua đó khuyến khích người dân sản xuất theo hướng an toàn, đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc, thuận lợi trong việc liên kết, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Để từng bước cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường xuất khẩu, thời gian tới, ngành nông nghiệp An Giang sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Cục Bảo vệ Thực (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp mã số đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như: lúa, rau màu, cây ăn trái....
Phấn đấu trong năm 2022, An Giang sẽ có 860 mã số vùng trồng được cấp cho các cây trồng chủ lực của tỉnh như lúa, xoài, cây có múi, nhãn, mít, sầu riêng và rau màu các loại. Trong đó, với lúa cấp 543 mã trên 38.010 ha, rau màu cấp 185 mã trên 925 ha và cây ăn trái cấp 131 mã trên 2.620 ha.
Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đăng ký mã số xuất khẩu sang Trung Quốc Nhằm tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Lệnh số 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về việc quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu thực phẩm có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, đặc biệt việc chậm cấp mã số với nhóm mặt hàng do Bộ Công...