Sâu răng ở trẻ em: Nhận biết, nguyên nhân và điều trị
Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ khi trưởng thành.
Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ đòi hỏi sự theo dõi và quan tâm của các bậc cha mẹ. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, sẽ gây ra các bệnh về răng miệng cho trẻ.
1.Tổng quan về răng trẻ em
1.1 Tuổi mọc răng sữa của bé, trung bình:
- Từ 6 – 7 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới
- Từ 8 – 9 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa trên
Nếu trẻ 10 tháng mà chưa mọc chiếc răng sữa nào là mọc răng chậm, cần cho trẻ đến khám tại bệnh viện có chuyên khoa Răng Hàm Mặt Nhi để được tư vấn.
1.2 Tuổi mọc răng vĩnh viễn của bé thông thường là:
- Từ 6 đến 8 tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới
- Từ 7 đến 9 tuổi: Mọc 4 răng cửa trên
Nếu trẻ 10 tuổi mà chưa mọc đủ các răng cửa vĩnh viễn là bị chậm. Cần cho trẻ đến khám tại chuyên khoa Răng Hàm Mặt, chụp phim răng để khảo sát tình trạng mầm răng trong xương hàm.
2. Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ
Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ. Sâu răng sữa là một bệnh gây tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng.
Do các men của vi khuẩn ở mảng bám răng tác động lên các thức ăn có nguồn gốc gluxit còn dính lại ở bề mặt răng, chuyển hóa thành axit.
Khi môi trường có pH
- Chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu thực nghiệm là Streptococus Mutans. Một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus… cũng được xác định có khả năng gây ra sâu răng.
Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ đòi hỏi sự theo dõi và quan tâm của các bậc cha mẹ.
3. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sâu răng
Men răng: Men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa dễ bị huỷ khoáng hơn và ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng.
Hình thể răng: Các răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do sự tập trung của mảng bám răng và khó làm sạch mảng bám răng. Có một tỷ lệ cao các trường hợp sâu răng được bắt đầu từ hố rãnh tự nhiên của các răng.
Ngoài ra, một số bất thường về hình dạng răng như răng sinh đôi, răng dính, núm phụ… cũng làm tăng nguy cơ gây sâu răng.
Video đang HOT
Vị trí răng: Răng lệch lạc, chen chúc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám vì thế dễ bị sâu răng hơn.
Nước bọt: Dòng chảy và tốc độ chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Tạo một lớp màng mỏng trên bề mặt của răng từ nước bọt có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ.
Ngoài ra, nước bọt còn có vai trò đệm làm giảm độ toan của môi trường quanh răng và có tác dụng đề kháng với sâu răng.
Nước bọt còn là nguồn cung cấp các chất khoáng, hỗ trợ quá trình tái khoáng để có thể phục hồi các tổn thương sâu răng sớm.
Chế độ ăn nhiều đường: Thói quen ăn uống trước khi đi ngủ hay bú bình kéo dài đều làm tăng nguy cơ sâu răng.
Vệ sinh răng miệng: Đóng vai trò quan trọng nhất trong các yếu tố nguy cơ gây sâu răng, là yếu tố làm sạch cơ học giúp làm giảm hoặc mất các tác động gây sâu răng của các yếu tố gây sâu răng khác.
Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ
4. Dấu hiệu nhận biết sâu răng sớm ở trẻ
4.1. Các dấu hiệu nhận biết:
Dấu hiệu lâm sàng ở giai đoạn này dựa vào một trong các dấu hiệu sau:
Vùng tổn thương sâu răng sớm xuất hiện các vết trắng đục hoặc nâu vàng, bề mặt men răng còn nguyên vẹn.
Vùng tổn thương sâu răng sớm xuất hiện các vết trắng đục khi thổi khô bề mặt.
Vùng tổn thương là một vùng tối trên nền ánh sáng trắng của men răng bình thường khi chiếu đèn sợi quang học do hiện tượng tán xạ ánh sáng của tổn thương sâu răng.
Vùng tổn thương là một vùng thay đổi màu sắc trên nền phát huỳnh quang màu xanh lá cây của men răng bình thường khi sử dụng một nguồn sáng đặc biệt kích thích phát huỳnh quang của men răng.
Vùng tổn thương biểu hiện mức độ mất khoáng tương ứng với giá trị từ 10 đến 20 khi đo bằng thiết bị Laser huỳnh quang
- X quang: Không có dấu hiệu đặc trưng trên X quang.
Phòng sâu răng sữa, cách nào?
4.2. Chẩn đoán sâu răng giai đoạn hình thành lỗ sâu
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng hoặc X quang.
- Triệu chứng cơ năng có thể có hoặc không có triệu chứng cơ năng.
- Nếu có thì biểu hiện: Ê buốt khi có các chất kích thích tác động vào vùng tổn thương như nóng, lạnh, chua, ngọt… Khi hết kích thích thì hết ê buốt.
- Triệu chứng thực thể
- Tổn thương mất mô cứng của răng có thể rất nhỏ, chỉ xác định được khi thăm khám với dụng cụ chuyên biệt của các bác sĩ nha khoa hoặc biểu hiện rõ hình ảnh lỗ sâu với các đặc điểm sau:
- Vị trí: Mặt nhai các răng hàm sữa, mặt gần – xa, mặt ngoài và mặt trong các răng.
- Kích thước: có thể nhỏ giới hạn trong một mặt răng hoặc lan rộng sang hai/ ba mặt.
- Độ sâu: Có thể chỉ tổn thương lớp men răng hoặc tổn thương đến lớp ngà răng.
- Đáy: Có thể mềm có nhiều ngà mủn hoặc đáy cứng tùy vào giai đoạn tiến triển của sâu răng
Mầu sắc: Màu men ngà răng hoặc màu vàng nâu, đen.
Nghiệm pháp thử tuỷ.
Thổi bằng hơi: Bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thổi.
Thử lạnh: Bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thử.
Thử nóng: Bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thử.
- X quang: Có hình ảnh thấu quang vùng tổn thương sâu răng.
Sâu răng sớm nếu thực hiện tốt việc tăng cường quá trình tái khoáng thì các tổn thương có thể tự phục hồi.
5. Điều trị sâu răng ở trẻ em
Đối với các trường hợp tổn thương sâu răng sớm:
- Tăng cường tái khoáng. Nên cung cấp các yếu tố nhằm tăng cường quá trình tái khoáng, ngăn chặn hủy khoáng để phục hồi các tổn thương.
- Liệu pháp Fluor: Dùng Fluor có độ tập trung cao ở dạng gel, dung dịch hoặc véc ni áp lên bề mặt vùng tổn thương để tái khoáng.
- Bổ sung canxi, phot pho ở dạng gel lên bề mặt vùng tổn thương để tái khoáng.
- Bệnh nhân chải răng với kem răng có Fluor.
- Bệnh nhân ăn uống hợp lý, bổ sung thêm các khoáng chất để tái khoáng.
- Đối với các trường hợp đã tạo thành lỗ sâu thì phải lấy bỏ toàn bộ mô nhiễm khuẩn, bảo vệ tuỷ và hàn kín phục hồi mô cứng bằng các loại vật liệu thích hợp.
Tóm lại:Các tổn thương sâu răng sớm nếu thực hiện tốt việc tăng cường quá trình tái khoáng thì các tổn thương có thể tự phục hồi.
Các trường hợp đã hình thành lỗ sâu: Nếu hàn phục hồi tốt đúng quy trình thì hoàn toàn có thể phục hồi được mô cứng của răng ngăn ngừa được các biến chứng.
Để phòng bệnh sâu răng, ngăn ngừa biến chứng viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng, cần áp dụng các biện pháp cơ học kiểm soát mảng bám răng như chải răng với kem Fluor và chỉ tơ nha khoa. Đối với các trường hợp có nguy cơ sâu răng cao thì áp dụng các chế phẩm có độ tập trung Fluor cao do thầy thuốc thực hiện. Cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống có tác dụng dự phòng sâu răng. Khám và kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.
Cảnh giác viêm cơ tim ở trẻ trong dịch COVID-19
Sốt, ho, mệt mỏi, buồn nôn... - những triệu chứng giống như cảm cúm - thường được phụ huynh chủ quan tự điều trị tại nhà.
Viêm cơ tim ở trẻ em thường được phát hiện trễ, dẫn đến tình trạng bệnh trở nặng - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tuy nhiên, đó cũng chính là những biểu hiện của căn bệnh về tim mạch nguy hiểm, có thể gây tử vong ở trẻ nếu không điều trị kịp thời.
Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) tiếp nhận bệnh nhân N.H.K. (15 tuổi), được chẩn đoán viêm cơ tim cấp, sốc tim, rối loạn nhịp chậm (45 lần/phút, block nhĩ thất độ 3). Bệnh nhân được đội ngũ cấp cứu cho thở oxy, dùng thuốc vận mạch tăng nhịp tim và đặt máy tạo nhịp tạm thời, sau khi dùng thuốc không cải thiện.
Tuy nhiên, tình trạng K. ngày càng xấu đi, trụy tim mạch rồi ngưng tim kéo dài hơn 1 giờ, phải tiến hành đặt ECMO. Sau 11 ngày đêm chiến đấu, bệnh nhi mới dần phục hồi, tuy phải cấp cứu ngưng tim hơn 1 giờ nhưng may mắn K. vẫn tỉnh táo và không để lại di chứng não.
Dấu hiệu mơ hồ, tử vong cao
Trong bối cảnh COVID-19 liên tục biến động, những triệu chứng "không đặc hiệu" của viêm cơ tim càng là mối nguy của những "nạn nhân" mang trong mình mầm bệnh, đồng thời cũng gây ra không ít khó khăn cho đội ngũ y tế trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh.
Theo PGS.BS Phạm Văn Quang - trưởng khoa hồi sức tích cực, chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1, nguyên nhân gây viêm cơ tim cấp chủ yếu là do siêu vi, trong đó thường gặp nhất là Coxsackie nhóm B. Ngoài ra còn có các siêu vi khác như Adenovirus, Influenza (gây cảm cúm), Echovirus (gây nhiễm trùng tiêu hóa), Herpes virus (gây bệnh thủy đậu, zona thần kinh), Rubella (gây phát ban), sởi, quai bị... Bệnh viêm cơ tim cấp cũng có thể gây ra do vi khuẩn, bệnh lý viêm, tự miễn hoặc do thuốc.
"Bệnh nhân mắc viêm cơ tim thường có các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, ho, sổ mũi, buồn nôn... Biểu hiện ban đầu gần giống như cảm cúm, nhiễm siêu vi thông thường nên phụ huynh rất dễ bỏ sót.
Nếu bệnh nhẹ sau vài ngày sẽ tự khỏi, nhưng nếu tình trạng trở nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt, ngất, khó thở, đau ngực, tím tái, rối loạn nhịp tim, trụy tim mạch. Khi đó, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời", BS Quang nhắc nhở.
Bệnh viêm cơ tim cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên BS Quang cho biết trong nghiên cứu về viêm cơ tim cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 1 giai đoạn từ 2011 - 2020, bệnh lý này thường gặp nhất ở trẻ trên 6 tuổi.
Viêm cơ tim ở trẻ em cũng tương tự ở người lớn về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị. Tuy nhiên, việc chẩn đoán sớm viêm cơ tim cấp ở trẻ sẽ khó khăn hơn do các triệu chứng ban đầu thường kín đáo, trẻ không thể mô tả chính xác các dấu hiệu như người lớn nên thường nhập viện trễ, khi tình trạng bệnh đã trở nặng.
Cẩn thận viêm cơ tim tối cấp
Là bác sĩ chuyên điều trị các trường hợp viêm cơ tiêm, BS Phạm Văn Quang cho biết tùy nguyên nhân gây viêm cơ tim mà có hướng điều trị riêng nhưng phải điều trị sớm và điều trị đủ thời gian, không để bị loạn nhịp tim, suy tim thì người bệnh mới sống, cơ tim sẽ hồi phục dần và trở lại bình thường.
"Trước đây, khi kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo) chưa phát triển thì tỉ lệ tử vong sẽ dao động 30 - 40% nếu do viêm cơ tim cấp nặng, còn viêm cơ tim tối cấp thì tỉ lệ tử vong gần như 100%. Ngày nay, với kỹ thuật ECMO, tỉ lệ cứu sống tăng lên 70 - 80% các trường hợp viêm cơ tim tối cấp mà trước đây hầu như là tử vong", BS Quang cho biết thêm.
Để phòng ngừa viêm cơ tim ở trẻ em, BS Quang khuyến cáo phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng, giữ vệ sinh ăn uống, tiêm ngừa đầy đủ theo lịch, nhất là các mũi ngừa bệnh bạch hầu, cúm, sởi, quai bị, rubella.
COVID-19 có làm tăng tỉ lệ viêm cơ tim?
Theo Bộ Y tế, viêm cơ tim/màng tim cấp sau tiêm vắc xin COVID-19 mới được ghi nhận gần đây trong báo cáo của các cơ quan phòng chống bệnh tật, cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vắc xin tại châu Âu, Mỹ và một số nước khác.
Tuy nhiên, qua những số liệu đánh giá, tỉ lệ tác dụng phụ gây viêm cơ tim của 2 loại vắc xin Pfizer và Moderna là cực kỳ thấp. Vì vậy, theo ý kiến của PGS Phạm Văn Quang, so sánh giữa lợi ích và nguy cơ thì việc tiêm vắc xin COVID-19 là có lợi hơn rất nhiều.
Đồng thời, các nghiên cứu khoa học tại Mỹ cho thấy COVID-19 có liên quan đáng kể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim. Bệnh này ở bệnh nhân COVID-19 xuất hiện rõ ràng nhất ở những người dưới 16 tuổi, cao gấp 37 lần so với những người không mắc COVID-19 ở cùng nhóm tuổi. Nguyên nhân được cho là do virus SARS-CoV-2 làm tổn thương tim hoặc hội chứng viêm đa hệ thống ở những người dưới 16 tuổi.
7 loại thực phẩm có thể gây hại cho răng của bạn Bên cạnh một số loại thực phẩm giúp bảo vệ răng và nướu khỏe mạnh, cũng có những thực phẩm có thể dẫn đến sâu răng, mòn răng và các bệnh răng miệng, theo Healthline . Đường nuôi vi khuẩn có hại trong miệng dẫn đến sản sinh a xít phá vỡ men răng . Ảnh SHUTTERSTOCK 1. Soda ăn kiêng và đồ...