Sau rà soát, Bộ Công Thương lại đề nghị xuất khẩu gạo
Sau khi làm việc với các doanh nghiệp xuất khẩu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các bộ ngành liên quan, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ cho xuất khẩu 800.000 tấn gạo trong tháng 4, 5 nhưng có kiểm soát.
Lượng gạo trong nước còn dư thừa, Bộ Công Thương lại đề nghị xuất khẩu gạo
Theo Bộ Công Thương, Tổng cục Dự trữ nhà nước đang mua vào 300.000 tấn gạo và sẽ giữ lại thêm 400.000 tấn gạo để dự phòng. Như vậy, lượng gạo xuất khẩu giữ lại cho nhu cầu trong nước trong hai tháng 4 và 5 đạt 700.000 tấn.
Do đó, trong 2 tháng tới, Bộ Công Thương đề xuất xuất khẩu 800.000 tấn gạo trong tháng 4 và tháng 5. Riêng tháng 4, Bộ Công Thương đề xuất xuất 400.000 tấn gạo. Lượng gạo còn lại sẽ được Thủ tướng quyết định vào cuối tháng 4, căn cứ trên tình hình dịch bệnh và báo cáo của các Bộ, ngành.
Bộ Công Thương cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo kế hoạch. Bên cạnh đó 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn phải ký thỏa thuận với ít nhất 1 hệ thống siêu thị đảm bảo cung cấp dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu.
Video đang HOT
Nếu doanh nghiệp không thực hiện, Bộ Công Thương có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp.
Về phương thức xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đề nghỉ chỉ cho phép xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không…), nơi có đủ trang thiết bị nối mạng để Tổng cục Hải quan tiện theo dõi, phản ánh theo thời gian thực.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, sản xuất năm 2020 ước đạt 43,5 triệu tấn thóc. Trong khi đó, theo dự báo của Bộ NN&PTNT tại văn bản số 2092/BC-BNN-TT, Bộ này dự báo nhu cầu tiêu thụ trong nước năm 2020 đã bao gồm cả dự trữ là 29,96 triệu tấn thóc. Cụ thể, tiêu thụ của người dân là 14,26 triệu tấn, phục vụ chế biến là 7,5 triệu tấn, phục vụ chăn nuôi là 3,4 triệu tấn, làm giống, giống dự phòng là 1 triệu tấn, dự trữ trong nước 3,8 triệu tấn.
Như vậy, sau khi trừ đi nhu cầu tiêu dùng và dự trữ, lượng thóc còn dư và thể xuất khẩu là khoảng 13,54 triệu tấn, tương đương 6,5-6,7 triệu tấn gạo.
Riêng vụ Đông Xuân, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT tại cuộc họp ngày 26-3, sau khi trừ đi nhu cầu dự trữ và tiêu dùng, gạo hàng hóa có thể xuất khẩu là khoảng 3 triệu tấn.
Rà soát tại doanh nghiệp cũng cho thấy, riêng các thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lượng gạo còn trong kho là hơn 1,65 triệu tấn. Đến 31-5, số gạo dư của các thành viên VFA là 266.000 tấn. Tính chung các doanh nghiệp ngoài hiệp hội này, lượng gạo hiện có trong kho là 1,783 triệu tấn.
Về tình hình xuất khẩu gạo, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo đạt khoảng 930 nghìn tấn, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đến ngày 15-3-2020, xuất khẩu đạt khoảng 1,3 triệu tấn, tăng 370 nghìn tấn.
7.700 tỉ cho vay xuất khẩu gạo như ngàn cân treo sợi tóc
Theo Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Cần Thơ, nếu chiều nay (26-3) Bộ Công Thương không giải quyết được việc cấm xuất khẩu gạo thì 7.700 tỉ đồng cho vay xuất khẩu gạo của các ngân hàng trên địa bàn TP Cần Thơ như ngàn cân treo sợi tóc.
Ngày 26-3, UBND TP Cần Thơ họp phiên thường kỳ tháng 3. Báo cáo tại phiên họp, Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Minh Toại cho biết do ảnh hưởng dịch COVID-19, tình hình tiêu thụ hàng hóa và sản xuất cũng gặp một số khó khăn. Chợ truyền thống cũng giảm sút doanh thu, chỉ đông người mua từ 7, 8 giờ sáng, sau đó thì người bán nhiều hơn người mua.
Phiên họp thường kỳ tháng 3 của UBND TP Cần Thơ ngày 26-3. Ảnh: NHẪN NAM
Cũng theo ông Toại, TP còn tồn kho hơn 67.000 tấn lúa, 187.000 tấn gạo. Hiện doanh nghiệp (DN) đang mua vào nhưng qua nay tình hình giá lúa chững lại. DN ngưng mua chờ phản ứng của Chính phủ và Bộ Công Thương về xuất khẩu gạo. Tình hình này giá lúa có thể sẽ giảm sút.
Về xuất khẩu gạo, ông Toại cho biết tại Cần Thơ có bốn DN báo cáo đang chuyển hàng ra kho ở TP.HCM, các DN còn lại đang báo cáo.
Ông Trần Quốc Hà - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ cho biết dư nợ toàn ngành hết tháng 3 tăng 0,63%, đạt gần 92.000 tỉ đồng. Tín dụng chính sách tăng 2,94% (cho vay nuôi cá tra, cho vay thu mua lúa gạo...).
Về phòng chống dịch, ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp như ban hành một loạt quy định giảm lãi suất, giãn, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ đối với khách hàng từ ngày 23-1 đến khi Thủ tướng công bố hết dịch.
Tới nay có trên 1.000 tỉ đồng dư nợ được xem xét giảm lãi suất 0,5%-1%, liên quan DN xuất nhập khẩu, du lịch, khách sạn nhà hàng là nhiều. Công tác thanh toán đã chỉ đạo sử dụng tiền mặt hạn chế.
"Đánh giá chung, với tình hình này, cơ cấu dư nợ, nợ khó tăng trưởng và kế hoạch đặt ra khó hoàn thành. Hai là nợ xấu phát sinh... Điều đặc biệt, nếu chiều nay (26-3) Bộ Công Thương không giải quyết được việc cấm xuất khẩu gạo thì 7.700 tỉ đồng cho vay xuất khẩu gạo của các ngân hàng trên địa bàn TP Cần Thơ như ngàn cân treo sợi tóc. Tức là nguy cơ nợ xấu sẽ phát sinh thêm nữa" - ông Hà cho hay.
NHẪN NAM
Kiến nghị giảm giá điện sau khi giá xăng xuống thấp nhất 11 năm Nhiều doanh nghiệp, địa phương kiến nghị giảm thêm giá điện để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trong bối cảnh dịch Covid-19. Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, kinh doanh, một số địa phương và doanh nghiệp đã kiến nghị giảm giá điện. Cụ thể, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Công Thương bãi bỏ...