Sáu quốc gia Mỹ Latinh khó đạt mục tiêu tiêm chủng
Mặc dù phần lớn người dân châu Mỹ đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) lo ngại 6 nước gồm Guatemala, Haiti, Jamaica, Saint Vincent và Grenadines, Saint Lucia và Grenada sẽ không hoàn thành mục tiêu chủng ngừa cho 40% dân số vào năm 2021.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở Guatemala City, Guatemala. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, trong cuộc họp báo thường kỳ diễn ra theo hình thức trực tuyến, Giám đốc PAHO Carissa Etienne bày tỏ quan ngại trước tốc độ tiêm chủng tại 6 quốc gia nói trên, đặc biệt là Haiti.
Trong nhiều tháng qua, châu Mỹ đã trở thành tâm chấn toàn cầu của đại dịch và là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do thiếu khả năng tiếp cận vaccine. Tuần trước, số ca COVID-19 đã gia tăng trở lại ở Canada và nhiều vùng của Mexico trong khi các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 ở Trung Mỹ đang giảm mạnh, ngoại trừ Panama.
Ở Nam Mỹ, Bolivia, Peru và Colombia ghi nhận tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, trong khi tại Ecuador, Chile và Argentina, số ca mắc mới COVID-19 có chiều hướng giảm.
Tổng cộng, trên toàn châu lục đã ghi nhận trên 782.600 ca mắc COVID-19 trong tuần trước và 10.950 trường hợp tử vong. Mặc dù biến thể Omicron đã được phát hiện ở một số quốc gia trong khu vực – bao gồm Cuba, Argentina, Brazil, Canada, Chile, Mexico và Mỹ, PAHO nhấn mạnh rằng sự chú ý vẫn nên tập trung vào Delta bởi đây mới là biến thể chiếm ưu thế ở châu Mỹ.
Video đang HOT
Cho đến nay PAHO đã cung cấp khoảng 72 triệu liều vaccine cho các nước trong toàn khu vực. Cơ quan phụ trách các chính sách y tế công cộng cấp khu vực này ước tính 55% dân số Mỹ Latinh và Caribe đã được tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19. Mặc dù vẫn còn 20 quốc gia chưa đạt mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số trong năm nay như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra, PAHO dự đoán khu vực này sẽ sớm hoàn thành kế hoạch trong những tuần tới, ngoại trừ 6 quốc gia kể trên.
Covid-19 ở châu Mỹ hạ nhiệt
Ca nhiễm mới trên toàn châu Mỹ đã giảm trong tháng qua, dù chỉ 37% người dân Mỹ Latinh và vùng Carribe được tiêm chủng đầy đủ.
Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) hôm qua cho biết châu Mỹ ghi nhận 1,2 triệu người nhiễm nCoV trong tuần qua, giảm 300.000 so với mức 1,5 triệu được báo cáo một tuần trước đó.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất châu Mỹ và thế giới, là một trong những nước ghi nhận xu hướng dịch giảm. Số ca nhiễm mới trung bình hàng ngày trong tuần qua là hơn 101.000, giảm 24% so với hai tuần trước. Số ca tử vong giảm 12%, trong khi số ca nhập viện cũng giảm 20%.
Tuy nhiên, giới chức y tế cộng đồng cảnh báo Mỹ chưa thoát khỏi nguy hiểm. Khoảng 68 triệu người Mỹ đủ điều kiện nhưng chưa tiêm vaccine, khiến quốc gia này vẫn có thể bị đe dọa bởi các đợt bùng phát trong tương lai. Hầu hết số ca tử vong cũng là những người chưa tiêm chủng.
76% người từ 12 tuổi trở lên ở Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong đó 66% tiêm đủ mũi. Khoảng 6 triệu người Mỹ đã tiêm liều tăng cường kể từ ngày 13/8, sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chấp thuận tiêm mũi vaccine thứ ba cho người bị suy giảm miễn dịch.
Mỹ đã báo cáo 44.884.411 ca nhiễm và 726.800 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 87.961 và 1.710 trường hợp so với một ngày trước đó. Alaska hiện là bang ghi nhận đợt bùng phát nghiêm trọng nhất ở Mỹ.
Trong nỗ lực tăng cường xét nghiệm, Nhà Trắng ngày 6/10 thông báo mua thêm một tỷ USD bộ xét nghiệm nhanh tại nhà, bên cạnh hai tỷ USD được công bố tháng trước. Với ba tỷ USD đầu tư cùng việc FDA phê duyệt kit xét nghiệm nhanh của ACON, Nhà Trắng cho biết Mỹ dự kiến tăng bốn lần lượng xét nghiệm Covid-19 tại nhà vào tháng 12.
Tình hình dịch của khu vực Nam Mỹ nhìn chung tiếp tục giảm, ngoại trừ Chile đang chứng kiến làn sóng ca nhiễm tăng ở thủ đô Santiago và hai thành phố cảng Coquimbo, Antofagasta.
Một khu phố ở Manhattan, Mỹ tháng trước. Ảnh: NYTimes.
Tại khu vực châu Á và Trung Đông , tình hình Covid-19 cũng có dấu hiệu hạ nhiệt, khi nhiều nước ghi nhận ca nhiễm và tử vong giảm trong hai tuần qua.
Indonesia, vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, đã dần được kiểm soát được đợt bùng phát mới nhất, bắt đầu từ tháng 5, do chủng Delta gây ra. Số ca nhiễm trung bình 7 ngày đã giảm xuống 1.700, sau khi chạm đỉnh 50.000 ca/ngày hồi giữa tháng 7. Số ca tử vong trung bình cũng giảm khoảng 17 lần, từ mức 1.700 hồi đầu tháng 8 xuống khoảng 100 ca.
Indonesia đã báo cáo hơn 4,2 triệu ca nhiễm và hơn 142.000 ca tử vong kể từ khi dịch bùng phát.
Indonesia đã tiêm chủng được 150 triệu liều vaccine, vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia có số lượng tiêm chủng lớn thứ 5 toàn cầu. Quốc gia 270 triệu dân đặt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả người trên 12 tuổi không có bệnh lý nền, tương đương hơn 208 triệu người.
Tuy nhiên, Covid-19 có xu hướng gia tăng ở châu Âu trong hai tuần qua, khi số ca nhiễm mới báo cáo trong ngày 6/10 là 147.434 người, tăng mạnh so với con số gần 109.500 người ghi nhận ngày 20/9. Ba Lan là một trong số những nơi ghi nhận ca nhiễm mới tăng mạnh, khoảng 70% trong tuần qua, lên mức hơn 2.000 ca mỗi ngày.
Thế giới đã ghi nhận 236.992.066 ca nhiễm nCoV và 4.838.369 ca tử vong, tăng lần lượt 405.059 và 7.311, trong khi 214.115.121 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Gần 6,4 tỷ liều vaccine Covid-19 đã được tiêm chủng trên toàn thế giới, với trung bình 23,6 triệu liều mỗi ngày. Khoảng 46% dân số thế giới đã tiêm chủng ít nhất một liều, nhưng tỷ lệ này ở nhóm nước thu nhập thấp chỉ khoảng 2,3%, theo Our World in Data.
WHO: Thông tin sai lệch khiến đại dịch COVID-19 kéo dài Trưởng ban chỉ đạo kỹ thuật của WHO Maria Van Kerkhove khẳng định trong khoảng 4 tuần qua, lượng thông tin sai lệch dường như gia tăng đáng kể và gây hoang mang cho công chúng. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở London, Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 25/8, quan chức cấp cao của Tổ...