Sau phút hoảng loạn, giới đầu tư đã bình tâm trở lại
Sau khi bán tháo mạnh trong phiên thứ Ba khi Mỹ chính thức áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, giới đầu tư đã bình tâm trở lại trong phiên thứ Ba khi đòn đáp trả của Trung Quốc không mạnh như dự báo.
Sau phiên bán tháo hôm thứ Hai sau tuyên bố của ông Trump đánh thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, phố Wall đã đồng loạt hồi phục trở lại trong phiên thứ Ba.
Đáp trả lại hành động của Mỹ, Trung Quốc cũng tuyên bố đánh thuế 10% với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ từ ngày 24/9. Đây là mức thuế thấp hơn nhiều so với mức dự đoán 20-25% trước đó, nên giới đầu tư phần nào thở phào nhẹ nhõm.
Sau khi Trung Quốc đưa ra mức thếp trả đũa thấp hơn mức dự kiến, cổ phiếu các ngành nhạy cảm với chiến tranh thương mại đều tăng tốt. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu năng lượng tăng theo giá dầu.
Kết thúc phiên 18/9, chỉ số Dow Jones tăng 184,84 điểm ( 0,71%), lên 26.246,96 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 15,51 điểm ( 0,54%), lên 2.904,31 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 60,32 điểm ( 0,76%), lên 7.956,11 điểm.
Tương tự, chứng khoán châu Âu cũng hồi phục trở lại trong phiên thứ Ba sau khi Trung Quốc tuyên bố mức thuế trả đũa thấp hơn so với tuyên bố trước đó.
Kết thúc phiên 18/9, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 1,87 điểm (-0,03%), xuống 7.300,23 điểm. Chỉ số DAX 30 tại Đức tăng 61,26 điểm ( 0,51%), lên 12.157,67 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 14,92 điểm ( 0,28%), lên 5.363,79 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, các chỉ số tiếp tục mở cửa trong sắc đỏ sau khi Mỹ chính thức tuyên bố áp thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng các chỉ số chính lần lượt đảo chiều tăng điểm và đóng cửa tăng điểm tốt trong phiên thứ Ba.
Video đang HOT
Kết thúc phiên 18/9, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 325,87 điểm ( 1,41%), lên 23.420,54 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 151,81 điểm ( 0,56%), lên 27.084,66 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 48,16 điểm ( 1,82%), xuống 2.699,65 điểm.
Trên thị trường vàng, đà phục hồi mạnh của chứng khoán gây sức ép lên giá kim loại quý này, khiến giá vàng đóng cửa giảm nhẹ trong phiên thứ Ba.
Kết thúc phiên 18/9, giá vàng giao ngay giảm 3,2 USD (-0,27%), xuống 1.197,9 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 tăng 0,6 USD/ounce ( 0,05%), lên 1.203,6 USD/ounce.
Giá dầu thô tăng mạnh trong phiên thứ Ba khi những dấu hiệu cho thấy OPEC sẽ không sẵn sàng tăng sản lượng để giải quyết nguồn cung thiếu hụt từ Iran.
Cụ thể, các bộ trưởng từ OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC sẽ họp vào ngày Chủ nhật này để thảo luận về việc tuân thủ các chính sách đầu ra. Theo nguồn tin của Reuters, không có kế hoạch hành động ngay lập tức nào trong cuộc họp này.
Kết thúc phiên 18/9, giá dầu thô Mỹ tăng 0,88 USD ( 2,28%), lên 69,79 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,8 USD ( 1,03%), lên 78,39 USD/thùng.
T.Lê
Theo Trí Thức Trẻ
Phiên sáng 18/9: Thiếu sự đồng thuận, VN-Index bị níu chân
Sự phân hóa của nhóm cổ phiếu lớn, khiến VN-Index giằng co trong phiên sáng nay và đóng cửa với mức giảm nhẹ. Nhà đầu tư đang chờ đợi sự đồng thuận của nhóm cổ phiếu lớn để giúp VN-Index bứt hẳn khỏi ngưỡng 990 điểm.
Trong phiên hôm qua, chứng khoán châu Á đòng loạt giảm mạnh khi nhà đầu tư thận trọng chờ đợi quyết định chính thức cuối cùng từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế với 200 tỷ USD hàng nhập từ Trung Quốc.
Không còn là lời đe dọa, Mỹ đã chính thức áp thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc từ ngày 23/9 sau khi đã áp 25% thuế với 50 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc trước đó. Mức thuế 10% này sẽ tăng lên thành 25% kể từ ngày 1/1/2019.
Ngay sau thông tin chính thức này được công bố, chứng khoán châu Á tiếp tục chìm trong sắc đỏ khi mở cửa phiên sáng nay. Cũng giống như nhà đầu tư trên thị trường thế giới, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tỏ ra thận trọng khiến các chỉ số chính trong nước cũng mở cửa với sắc đỏ và giao dịch chậm.
Tuy nhiên, ngay sau đó, chứng khoán Nhật Bản và Trung Quốc đại lục đã đảo chiều tăng trở lại, thậm chí chỉ số Nikkei 225 còn tăng mạnh hơn 1%, chỉ còn chứng khoán Hồng Kông đang gặp chút khó khăn.
Có diễn biến tương tự, chứng khoán Việt Nam cũng đã hồi dần trở lại sau khi VN-Index về gần ngưỡng 980 điểm. Tuy nhiên, sau khi về sát mốc tham chiếu, các chỉ số lại bị đẩy lùi trở lại và đóng cửa trong sắc đỏ, dù mức giảm không lớn.
Chốt phiên, VN-Index giảm 2,49 điểm (-0,25%), xuống 985,12 điểm với 107 mã tăng và 149 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 103,4 triệu đơn vị, giá trị 2.169,76 tỷ đồng, tăng 14,4% về khối lượng và 8,9% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 11,74 triệu đơn vị, giá trị 248,35 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 0,25 điểm (-0,22%), xuống 112,51 tỷ đồng với 44 mã tăng và 84 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 25,85 triệu đơn vị, giá trị 323 tỷ đồng, giảm 15,7% về khối lượng và 13,9% về giá trị so với phiên trước đó. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1 triệu đơn vị, giá trị 11,95 tỷ đồng.
Trong phiên sáng nay, HSG bất ngờ gây đột biến khi được khớp 7,5 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE, đóng cửa tăng mạnh 5,73%, lên 12.000 đồng. Ngoài HSG, các mã còn lại có giao dịch không mấy sôi động và mức biến động giá cũng không lớn.
Trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn có sự phân hóa, nhưng mức biến động giá cũng nhỏ khi chỉ trên dưới 1%.
Trong khi đó, trên HNX, mã có thanh khoản tốt nhất là SHB với tổng khớp trên 3,5 triệu đơn vị và cũng đang lình xình quanh tham chiếu, đóng cửa ở mức tham chiếu 8.300 đồng. Mã khởi sắc hôm nay là TNG khi được khớp hơn 1,6 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần (14.000 đồng) hơn nửa triệu đơn vị. Trong khi đó, sắc tím của MBG không giữ được hết phiên khi đóng cửa ở mức 6.000 đồng, 7,14% với hơn 1 triệu đơn vị được khớp.
Trong các mã lớn trên HNX cũng có sự phân hóa, nhưng mức biến động không lớn, đa số ở gần tham chiếu, thậm chí có 4 mã trong Top 10 mã vốn hóa lớn đóng cửa ở tham chiếu. Ngoại trừ SHB, còn có PVI, NTP và PHP, trong khi ACB, PVS, VCS, DL1 giảm nhẹ, chỉ có VGC và VCG tăng giá, trong đó VCG tăng 2,31%, lên 17.700 đồng, VGC tăng 1,09%, lên 18.500 đồng.
Trong nhóm bluechip, có thêm CEO tăng tốt 3,72%, lên 13.900 đồng, CDN tăng 4,61%, lên 15.900 đồng...
Trên UPCoM, dù cũng mở cửa trong sắc đỏ và phần lớn thời gian giao dịch dưới tham chiếu, nhưng chỉ số UPCoM-Index lại bất ngờ đảo chiều tăng điểm trong ít phút cuối phiên.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,06 điểm ( 0,11%), lên 51,88 điểm với 61 mã tăng và 48 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,75 triệu đơn vị, giá trị 238 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,95 triệu đơn vị, giá trị 70,9 tỷ đồng.
Trên sàn này, ART là mã gây chú ý nhất khi được khớp 4 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường, đóng cửa tăng 13,1%, lên 9.500 đồng.
Ngoài ra, có thêm 3 mã lớn có tổng khớp trên 1 triệu đơn vị là VGT, BSR và POW, trong đó chỉ có VGT tăng 5,66%, lên 11.200 đồng, còn lại BSR và POW đều giảm nhẹ.
Các mã đáng chú ý khác như LPB, OIL, LTG, MSR, MCH đứng ở mức tham chiếu, còn DVN, HVN, SSN... giảm nhẹ.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Kinh tế thế giới ra sao khi Mỹ áp thuế 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc? Việc Tổng thống Trump áp thêm thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc có thể đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp tục rơi vào vòng xoáy căng thẳng và gây tác động xấu tới nền kinh tế toàn cầu. Theo CNBC, ngày 17/9, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ áp thêm thuế 10% với...