Sau phiên thẩm vấn, Tòa án Tối cao Mỹ nghiêng về hướng cấm TikTok
Lệnh buộc TikTok phải thoái vốn hoặc bị cấm tại Mỹ dự kiến có hiệu lực vào ngày 19.1, khi nhiều thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ muốn duy trì lệnh này dù bị TikTok kháng nghị.
Người biểu tình ủng hộ TikTok tại Washington DC hôm 10.1. ẢNH: REUTERS
Tờ USA Today đưa tin Tòa án Tối cao Mỹ tổ chức phiên thẩm vấn và lắng nghe trình bày từ phía TikTok hôm 10.1, sau khi ứng dụng của Công ty ByteDance (Trung Quốc) kháng cáo luật buộc ứng dụng này phải thoái vốn hoặc bị cấm tại Mỹ.
Sau hai tiếng rưỡi thẩm vấn, các thẩm phán dường như đã sẵn sàng duy trì luật này, được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm ngoái và Tổng thống Joe Biden ký ban hành. Nếu không có phán quyết ngăn chặn hoặc hủy bỏ, luật trên sẽ có hiệu lực vào ngày 19.1.
TikTok và một nhóm người dùng cho rằng luật trên vi phạm quyền của họ theo Tu chính án thứ nhất. Trong khi đó, quốc hội cho biết luật này là cần thiết vì ByteDance do chính phủ Trung Quốc kiểm soát và do đó, khả năng thu thập lượng lớn thông tin cá nhân từ người dùng Mỹ của công ty này là mối đ.e dọ.a đối với an ninh quốc gia.
Hầu hết thẩm phán tại phiên tòa hôm 10.1 đề cập rằng luật này sẽ cho phép TikTok tiếp tục hoạt động nếu sử dụng thuật toán không phải của ByteDance. Và ByteDance, với tư cách là một công ty Trung Quốc, không có quyền theo Tu chính án thứ nhất.
“Luật không yêu cầu TikTok phải đóng cửa. Luật yêu cầu ByteDance phải thoái vốn”, thẩm phán Amy Coney Barrett cho biết.
Thẩm phán Elena Kagan nói rằng luật chỉ nhằm vào ByteDance và công ty không có quyền theo Tu chính án thứ nhất.
Những nhận định trên được đưa ra khi họ thẩm vấn luật sư Noel Francisco đại diện TikTok.
Phát biểu với báo giới, ông Francisco lại cho rằng các thẩm phán thực sự quan tâm và phiên tòa diễn ra rất tốt.
“Họ hoàn toàn hiểu được tầm quan trọng của vụ này, không chỉ đối với công dân Mỹ của đất nước này, mà còn đối với luật Tu chính án thứ nhất – nói chung là quyền của mọi người”, ông phát biểu và hy vọng tòa sẽ có phán quyết có lợi cho TikTok.
Trong khi đó, Dự án Liberty – nhóm vận động do tỉ phú Frank McCourt dẫn đầu, cho biết nhóm này đã đề nghị với ByteDance về việc mua lại tài sản ở Mỹ của TikTok.
Chủ tịch Tomicah Tillemann của Dự án Liberty nói rằng số tiề.n sẽ được giữ kín cho đến khi ByteDance có quan điểm xem xét đề nghị đó”. Trước đó, ông McCourt nói rằng ông đã nhận được cam kết miệng lên đến 20 tỉ USD.
Tòa án Tối cao Mỹ đồng ý xử vụ cấm TikTok
Tòa án Tối cao Mỹ đã tiếp nhận đơn kiện của TikTok và xếp lịch để xử lý trước khi mạng xã hội này bị cấm tại Mỹ.
Tòa án Tối cao Mỹ ngày 18.12 đồng ý xem xét đơn kiện của TikTok đối với luật của Mỹ quy định công ty mẹ ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok nếu không nền tảng này phải bị cấm hoạt động.
Tổng thống Joe Biden ký ban hành luật này vào tháng 4 và hạn chót để ByteDance thoái vốn khỏi TikTok là ngày 19.1.2025. Nếu không chấp hành, TikTok sẽ bị gỡ khỏi các kho ứng dụng và dịch vụ lưu trữ web tại Mỹ.
Tòa án Tối cao Mỹ đã đồng ý xem xét đơn kiện của TikTok. ẢNH: REUTERS
TikTok cho rằng luật này vi phạm quyền tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất trong hiến pháp Mỹ. Theo công ty, nếu được thực thi, luật này sẽ đóng cửa một trong những nền tảng ngôn luận phổ biến nhất tại Mỹ, một ngày trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức. TikTok có 170 triệu người dùng tại Mỹ.
"Luật này sẽ dập tắt tiếng nói của các nguyên đơn và nhiều người Mỹ sử dụng nền tảng để giao tiếp về chính trị, thương mại, nghệ thuật và những vấn đề công chúng quan tâm", TikTok nói. Tham gia đơn kiện gồm TikTok, ByteDance và một nhóm nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng này.
Ông Trump mềm mỏng hơn với TikTok, nêu điều kiện để Mỹ ở lại NATO
Tòa án Tối cao Mỹ sẽ tổ chức phiên tòa vào ngày 10.1.2025, trước hạn chót 9 ngày, để nghe lý lẽ từ các bên. TikTok hài lòng với quyết định trên và tin tưởng tòa án sẽ xác định lệnh cấm là vi hiến.
Trước đó, tòa phúc thẩm nhất trí giữ nguyên nội dung của luật nói trên, cho rằng việc công ty mẹ của Trung Quốc thoái vốn khỏi TikTok là điều cốt lõi để bảo vệ an ninh quốc gia.
Chính phủ Mỹ cáo buộc TikTok cho phép Trung Quốc thu thập dữ liệu và theo dõi người sử dụng, đồng thời là công cụ tuyên truyền của Bắc Kinh. Trung Quốc và ByteDance bác bỏ các cáo buộc này.
Tổng thống đắc cử Trump từng phản đối TikTok nhưng giờ lại thay đổi quan điểm. Ông lo ngại việc cấm TikTok sẽ làm lợi cho các mạng xã hội khác, đặc biệt là Facebook của tỉ phú Mark Zuckerberg. Ông Trump từng bị Facebook treo tài khoản sau vụ bạo loạn tại quốc hội Mỹ ngày 6.1.2021.
Hôm đầu tuần, ông Trump nói mình dành một vị trí ấm áp cho TikTok, và chính quyền sắp tới sẽ xem xét nền tảng và lệnh cấm nói trên.
Ông Trump: Mỹ, Trung có thể hợp tác giải quyết mọi vấn đề trên thế giới Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết Bắc Kinh và Washington có thể hợp tác "để giải quyết mọi vấn đề của thế giới", một tháng trước khi ông chính thức lên nắm quyền. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp hồi năm 2017 ở Đức (Ảnh: Reuters). Ông Trump...