Sau phiên hoảng sợ, hy vọng lại đến với giới đầu tư
Sau phiên giảm sâu đầu tuần, các thị trường chứng khoán đã lấy lại sự cân bằng trong phiên thứ Ba khi giới đầu tư hy vọng về tiến triển mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Ảnh AFP
Sau khi giảm mạnh trong phiên đầu tuần do sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ và tài chính với 2 tác nhân chính là Apple và Goldman Sachs, phố Wall đã lấy lại sự cân bằng trong phiên thứ Ba.
Trong phiên thứ Ba, phố Wall chủ yếu giằng co quanh tham chiếu khi đà sụt giảm của nhóm cổ phiếu năng lượng và Boeing, được bù đắp bởi sự hồi phục trở lại của nhóm cổ phiếu công nghệ và hy vọng tiến triển về đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
WSJ trích lời các nguồn tin cho biết, Bộ trưởng Tài chính Mỹ – Steven Mnuchin đã nói chuyện với Phó thủ tướng Trung Quốc – Lưu Hạc qua điện thoại vào thứ Sáu tuần trước. Cuộc đối thoại này không tạo ra kết quả đột phá, nhưng cho thấy hai bên đang nỗ lực tìm được tiếng nói chung để xoa dịu căng thẳng thương mại.
Kết thúc phiên 13/11, chỉ số Dow Jones giảm 100,69 điểm (-0,40%), xuống 25.286,49 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,04 điểm (-0,15%), xuống 2.722,18 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,01 điểm ( 0,00%), lên 7.200,88 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, thông tin Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán thương mại, cùng thỏa thuận về Brexit giữa Anh và Liên minh châu Âu sắp được ký kết giúp chứng khoán châu Âu hồi phục tốt trở lại sau phiên giảm sâu đầu tuần.
Kết thúc phiên 13/11, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 0,68 điểm ( 0,01%), lên 7.053,76 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 146,78 điểm ( 1,30%), lên 11.472,22 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 42,76 điểm ( 0,85%), lên 5.101,85 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản tiếp tục giảm sâu trong phiên thứ Ba do ảnh hưởng từ nhóm cổ phiếu công nghệ sau đà lao dốc của Apple và nhóm cổ phiếu công nghệ trên phố Wall trong phiên trước. Trong khi đó, những thông tin về việc Mỹ – Trung nối lại cuộc đàm phán thương mại giúp chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông tăng nhẹ, nhưng sự thận trọng vẫn còn với nhà đầu tư.
Video đang HOT
Kết thúc phiên 13/11, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 459,36 điểm (-2,06%), xuống 21.810,52 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 24,36 điểm ( 0,93%), lên 2.654,88 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 159,69 điểm ( 0,62%), lên 25.792,87 điểm.
Giá vàng biến động nhẹ trong phiên thứ Ba và đóng cửa gần như không đổi. Tuy nhiên, giá kim loại quý này cũng kịp có sắc xanh, chấm dứt chuỗi 7 phiên giảm liên tiếp trước đó nhờ đồng USD điều chỉnh sau chuỗi tăng, đạt mức cao nhất 1,5 năm.
Kết thúc phiên 13/11, giá vàng giao ngay tăng 2 USD ( 0,17%), lên 1.201,9 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 giảm 2,1 USD/ounce (-0,18%), xuống 1.201,4 USD/ounce.
Trong khi đó, trên thị trường dầu mỏ, lo ngại về sức cầu yếu trong khi nguồn cung không giảm, thậm chí tăng, giá dầu thô đã lao dốc không phanh trong phiên thứ Ba và đánh dấu phiên giảm thứ 12 liên tiếp. Trong đó, giá dầu thô Mỹ mất gần 7,1% – mức giảm theo ngày lớn nhất kể từ 9/2015, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2017. Giá dầu thô Brent cũng mất tới hơn 6,6% – mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ tháng 7/2018. Như vậy, giá dầu thô đã giảm tới 28% và 25% so với mức đỉnh 4 năm thiết lập hồi đầu tháng 10/2018.
Cụ thể, theo dự báo mới của OPEC, nhu cầu dầu thô của thế giới trong năm 2019 chỉ tăng 1,29 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức dự báo trước đó 70.000 thùng/ngày. Trong khi đó, sản lượng lại tăng 127.000 thùng/ngày, lên 32,9 triệu thùng/ngày.
Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê út, Khalid al-Falih cho biết hôm thứ Hai rằng, OPEC đã đồng ý có nhu cầu cắt giảm nguồn cung dầu trong năm tới khoảng 1 triệu thùng/ngày từ tháng 10 để ngăn chặn cung vượt cầu.
Tuy nhiên, ngay cả khi Ả Rập xê út đã hứa sẽ giảm sản lượng, nhưng lại không tìm được tiếng nói chung với các nhà sản xuất lớn khác ngoài OPEC. Theo đó, Nga cho rằng, không thấy cần thiết phải cắt giảm sản lượng, trong khi sản lượng của Mỹ đạt mức kỷ lục mới 11,6 triệu thùng/ngày trong tuần gần đây nhất.
Kết thúc phiên 13/11, giá dầu thô Mỹ giảm 4,24 USD (-7,07%), xuống 55,69 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 4,65 USD (-6,63%), xuống 65,47 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Các đại gia đẩy chứng khoán lao dốc
Ảnh hưởng tiêu cực từ các đại gia như Apple và Goldman Sachs khiến phố Wall lao dốc trong phiên giao dịch đầu tuần mới, đánh mất hết những gì đã có trong tuần trước.
Sau khi có tuần tăng khá tốt nhờ phản ứng tích cực với kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ Quốc hội Mỹ, phố Wall mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới chịu ngay áp lực từ các đại gia, khiến các chỉ số đồng loạt chìm trong sắc đỏ.
Trong đó, nhóm cổ phiếu công nghệ và tài chính giảm mạnh nhất do ảnh hưởng tiêu cực từ Apple và Goldman Sachs lây lan ra cả nhóm.
Cụ thể, cổ phiếu của Apple giảm 5% khi một số nhà cung cấp cho đại gia công nghệ này, trong đó Lumentum Holdings Inc - đơn vị cung cấp công nghệ Face ID cho iPhone cắt giảm dự báo. Cổ phiếu của Lumentum thậm chí giảm tới 33%, còn cổ phiếu của các nhà sản xuất chip khác bán cho Apple như Cirrus Logic Inc, Qorvo Inc và Skyworks Solutions Inc cũng giảm mạnh.
Trong khi đó, cổ phiếu Goldman Sachs giảm 7,5% sau khi một báo cáo cho rằng, Bộ trưởng Tài chính Malaysia Lim Guan Eng cho biết, nước này đang tìm cách thu lại toàn bộ các khoản lệ phí tài chính liên quan đến Quỹ 1MDB.
Ngoài ra, việc giá dầu thô tiếp tục lao dốc cũng ảnh hưởng tiêu cực tới nhóm cổ phiếu năng lượng, qua đó cũng ảnh hưởng tới đà giảm mạnh của phố Wall trong phiên giao dịch đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 12/11, chỉ số Dow Jones giảm 602,12 điểm (-2,32%), xuống 25.387,18 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 54,79 điểm (-1,97%), xuống 2.726,22 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 206,03 điểm (-2,78%), xuống 7.200,87 điểm.
Giống phố Wall, chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần mới do tác động tiêu cực từ nhóm cổ phiếu công nghệ và thuốc lá. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu trong quý III/2018 gây thất vọng nhất trong gần 3 năm cũng tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư.
Kết thúc phiên 12/11, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 52,26 điểm (-0,74%), xuống 7.053,08 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 203,72 điểm (-1,77%), xuống 11.325,44 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 47,65 điểm (-0,93%), xuống 5.059,09 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, các thị trường đều hồi phục trở lại trong phiên đầu tuần mới nhờ lực cầu bắt đáy. Trong đó, chứng khoán Trung Quốc tăng hơn 1,2%, chấm dứt chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp.
Kết thúc phiên 12/11, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 19,63 điểm ( 0,88%), lên 22.269,88 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 31,65 điểm ( 1,22%), lên 2.630,52 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 31,26 điểm ( 0,12%), lên 25.633,18 điểm.
Bất chấp thị trường chứng khoán lao dốc, giá vàng cũng không tìm được động lực để đi lên mà tiếp tục có phiên giảm thứ 7 liên tiếp, xuống mức thấp nhất 4 tuần do đồng USD tăng mạnh.
Kết thúc phiên 12/11, giá vàng giao ngay giảm 9,5 USD (-0,79%), xuống 1.199,9 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 giảm 5,1 USD/ounce (-0,42%), xuống 1.203,5 USD/ounce.
Giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần mới, đánh dấu phiên giảm thứ 11 liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất trong lịch sử khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông hy vọng sẽ không có việc giảm sản lượng từ các nước thành viên OPEC.
Trước đó, Bộ trưởng Ả Rập Xê út cho biết, OPEC đang xem xét cắt giảm nguồn cung trong năm tới do nhu cầu giảm. Ả Rập Xê út cho rằng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Iran làm giảm sản lượng dầu thô ít hơn dự kiến.
Kết thúc phiên 12/11, giá dầu thô Mỹ giảm 1,37 USD (-2,28%), xuống 58,82 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,21 USD (-1,72%), xuống 68,97 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nhiều rủi ro xuất hiện khiến giới đầu tư bất an Vấn đề ngân sách của Italia, căng thẳng tiềm ẩn giữa 2 đồng minh Mỹ và Ả Rập Xê út, cùng cuộc chiến thương mại khiến giới đầu tư bất an và lãi suất tăng, đẩy mạnh bán ra trong phiên thứ Năm. Ảnh AFP Chứng khoán Mỹ mở cửa lình xình sát dưới tham chiếu trong phiên thứ Năm, nhưng đồng loạt...