Sau Pháp, đến lượt Đức tố cáo bị Mỹ cướp lô hàng khẩu trang
Theo ông Geisel, Bộ trưởng Nội vụ Đức, lí do có thể là vì chính phủ Mỹ đã cấm xuất khẩu mặt hàng khẩu trang.
Người đứng đầu cơ quan Nội vụ của thủ đô Berlin, ông Andreas Geisel ngày 3/4 tố cáo phía Mỹ đã lấy đi một lô hàng gồm 200 nghìn khẩu trang của Đức tại Bangkok, Thái Lan khi lô hàng đang được vận chuyển về Đức.
Thông tin về vụ việc được ông Andreas Geisel, Bộ trưởng Nội vụ của thủ đô Berlin đưa ra cho báo giới Đức trong ngày 3/4.
Đức tố cáo bị Mỹ cướp lô hàng 200.000 khẩu trangy tế (Ảnh minh họa, nguồn Getty Image)
Theo ông Geisel, phía Đức đặt mua một lô hàng 200 ngàn khẩu trang y tế loại FFP-2 có khả năng ngăn virus từ một công ty Mỹ nhưng đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. Phía Đức đã thanh toán tiền cho lô hàng này nhưng khi vận chuyển đến Bangkok, Thái Lan thì bị phía Mỹ chặn lại và lấy đi.
Theo ông Geisel, lí do có thể là vì chính phủ Mỹ đã cấm xuất khẩu mặt hàng khẩu trang. Tuy nhiên, Andreas Geisel cho rằng kể cả như thế, hành động của phía Mỹ cũng giống như là “cướp biển thời hiện đại” và Mỹ đang hành xử như thời miền Tây hoang dã.
Ông Andreas Geisel cũng cho biết, đã yêu cầu chính phủ Đức gửi công hàm phản đối đến chính phủ Mỹ và yêu cầu Mỹ tôn trọng các luật lệ quốc tế.
Sự việc này diễn ra chỉ ít ngày sau khi các quan chức địa phương tại Pháp hôm 1/4 cũng tố cáo phía Mỹ đã trả tiền mặt gấp 3-4 lần và “nẫng tay trên” các lô hàng khẩu trang của Pháp ngay trên đường băng sân bay ở Trung Quốc, khi các lô hàng này chuẩn bị được đưa về Pháp.
Bộ trưởng Y tế Brazil, ông Luiz Henrique Mandetta cách đây vài ngày cũng cho biết, tuần vừa qua Mỹ đã cử 20 máy bay vận tải đến Trung Quốc, trả tiền cao gấp nhiều lần và lấy đi số hàng khẩu trang mà trước đó phía Trung Quốc đã cam kết giao cho Brazil, buộc Brazil phải đặt một đơn hàng khác trị giá 228 triệu USD nhưng chỉ được nhận sau 30 ngày nữa.
Video đang HOT
Báo chí tại các nước Pháp và Đức dẫn nhiều nguồn tin giấu tên từ các chính phủ nước này cho biết, chính quyền Mỹ đang cử người đi khắp thế giới, đặc biệt là đến Trung Quốc, để gom hàng khẩu trang và sẵn sàng cướp đơn hàng của các nước khác bằng cách trả giá cao hơn nhiều lần và ngay lập tức bằng tiền mặt.
Việc này khiến thị trường khẩu trang và thiết bị y tế hiện nay cực kỳ vô luật lệ vì cung không đáp ứng nổi cầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến nghiêm trọng trên toàn thế giới.
Nhiều nhà phân tích cho rằng việc Mỹ bất chấp luật lệ để gom khẩu trang và thiết bị y tế là vì nhiều khả năng trong những ngày tới chính quyền Mỹ sẽ ra lệnh bắt buộc người dân nước này phải đeo khẩu trang, do Mỹ hiện đang là ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới.
Quang Dũng
Phương Tây cuối cùng cũng phải kêu gọi dân đeo khẩu trang
Tổng thống Mỹ Donald Trump khuyên người dân đeo khẩu trang để bảo vệ mình khỏi COVID-19 trong khi nhiều nước phương Tây bắt đầu thừa nhận tác dụng của khẩu trang.
Một nhân viên đeo khẩu trang hướng dẫn người vô gia cư nhận cơm miễn phí tại California, Mỹ - Ảnh: REUTERS
Khi được hỏi liệu người dân có nên đeo khẩu trang để tự bảo vệ mình trước virus corona chủng mới, tổng thống Mỹ đã trả lời "nếu muốn thì họ có thể đeo. Khăn sẽ tốt hơn vì nó dày hơn".
Người Mỹ được khuyên mang khẩu trang
Theo ông Trump, chính quyền Mỹ chuẩn bị đưa ra các khuyến nghị về việc đeo khẩu trang trên toàn quốc trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục bùng phát mạnh mẽ với hơn 240.000 ca bệnh và gần 6.000 ca tử vong.
Đài CNN dẫn các nguồn tin cho biết khuyến nghị mới sẽ khuyên người dân Mỹ đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Trước đó, một số quan chức Mỹ cho biết hướng dẫn sẽ kêu gọi người dân đeo khẩu trang tại các khu vực điểm nóng dịch COVID-19.
Tuy nhiên, bác sĩ Deborah Birx, thành viên ủy ban soạn thảo khuyến nghị trên, lo ngại việc khuyến cáo đeo khẩu trang có thể khiến nhiều người lầm tưởng rằng mình đã được bảo vệ hoàn toàn khi đeo khẩu trang.
"Điều đó khiến chúng tôi lo lắng. Đó là lý do vì sao việc tranh luận về khẩu trang vẫn tiếp tục", bà Birx nói. Những vấn đề khác đang được bàn thảo là làm sao hướng dẫn người dân đeo khẩu trang đúng cách và hạn chế tình trạng đổ xô đi mua khẩu trang y tế.
Tại New York, thị trưởng Bill de Blasio cũng kêu gọi người dân che mặt khi ra đường hoặc ở gần người khác. Ông cho biết người dân không nhất thiết phải đeo khẩu trang y tế mà có thể là khăn hoặc bất cứ gì họ có thể tự tạo ra ở nhà.
Ông De Blasio nói rằng "khi bạn đeo khẩu trang, bạn đang bảo vệ những người khác", đồng thời lưu ý khuyến nghị về việc đeo khẩu trang không thay thế yêu cầu giãn cách xã hội.
Chính quyền ông Trump, các quan chức y tế và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ đến nay tỏ ra lưỡng lự về vấn đề khẩu trang. Từ những ngày đầu của dịch COVID-19, các quan Mỹ cho rằng đeo khẩu trang là không cần thiết và thậm chí có thể gây tác dụng ngược.
"Đừng mua khẩu trang. Chúng không hiệu quả trong việc ngăn công chúng nhiễm virus corona", tổng y sĩ Mỹ Jerome Adams từng viết hồi tháng 2-2020.
Người dân Đức được khuyên đeo khẩu trang dù không có triệu chứng bệnh - Ảnh: REUTERS
Châu Âu cũng nghĩ lại
Các nước châu Âu cũng bắt đầu thừa nhận việc đeo khẩu trang có tác dụng phòng tránh dịch bệnh và đã khuyến cáo người dân đeo khẩu trang. Khoảng 29 triệu người dân châu Âu giờ đây đã đeo khẩu trang trước khi ra khỏi nhà.
Viện Dịch tễ liên bang Đức Robert Koch (RKI) cũng chuyển sang ủng hộ việc đeo khẩu trang ngay cả khi không có triệu chứng bệnh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus corona chủng mới. Trước đây, RKI chỉ khuyến cáo việc dùng khẩu trang cho những người mắc bệnh.
"Một số người bị nhiễm không có triệu chứng gì nhưng vẫn có thể lây virus sang người khác. Trong những trường hợp này, mang khẩu trang đề phòng có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm", RKI viết trên trang web của mình ngày 1-4.
Theo RKI, việc đeo khẩu trang cũng củng cố ý thức về việc giữ khoảng cách xã hội và ý thức về hành vi. Do vậy, những quy định ứng xử liên quan đến việc ho, hắt hơi, rửa tay và giữ khoảng cách tối thiểu với nhau cũng nên kèm với việc đeo khẩu trang.
CH Czech và Slovakia thì bắt buộc người dân đeo khẩu trang khi ra đường. Chính phủ các nước này đã đẩy mạnh việc sản xuất, phân phát khẩu trang.
"CH Czech là một trong số ít nước châu Âu chứng kiến sự lây lan rất chậm của virus. Điều khác biệt chính là mọi người đều đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà", bộ trưởng Y tế Adam Vojtech nói.
TRẦN PHƯƠNG
Tòa án Châu Âu phán quyết 3 nước Visegrad vi phạm luật hạn ngạch tị nạn Phán quyết nêu rõ, các nước này đã không thực hiện đúng nghĩa vụ theo luật pháp EU khi từ chối tuân thủ cơ chế tái phân bổ người tị nạn. Hôm nay (02/04), Tòa án Công lý châu Âu (CJE) của Liên minh châu Âu (EU) ra phán quyết cho rằng ba nước trong khối Visegrad là Ba Lan, Cộng hòa Séc...