Sau nửa tháng bé sơ sinh không tăng lạng nào
Con tôi sinh đươc 15 ngay rôi ma không lên cân. Luc sinh em be bi vang da nhe, thiêu 28 ngay va năng 2,6 kg.
Ban ngay cháu bu it, ngu nhiêu lăm, đêm thi cư 1-2 tiêng lại thưc đoi ăn. Xin bác sĩ cho biết với tình trạng trên thì con tôi bị bệnh gì. (Xu Lỳ)
Ảnh minh họa: Westheimphoto.com.
Trả lời:
Bé sau sinh trong một tuần đầu sẽ thường tụt cân (do bị mất nước), sau đó mới trở về cân nặng bình thường. Đến hết tháng đầu tiên, bé thường tăng trung bình khoảng 700 g. 3 tháng đầu trung bình một tháng bé tăng ít nhất khoảng 700 g.
Video đang HOT
Trong giai đoạn sơ sinh bé thường ngủ rất nhiều (trung bình 16-20 giờ một ngày). Bé bú mẹ trung bình khoảng 2 tiếng một lần.
Như vậy, hiện tại con bạn phát triển bình thường. Bạn nên theo dõi cân nặng của bé, nếu khi bé được một tháng tuổi mà tăng trên 700 g là tốt. Nếu bé không tăng cân, bạn cần đưa bé tới cơ sở chuyên khoa nhi khám và điều trị.
Chúc bé luôn ăn ngoan ngủ tốt và phát triển toàn diện.
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường
Theo VNE
Bé sơ sinh nguy kịch do được cắt rốn bằng kéo
Người đỡ đẻ dùng kéo cắt tóc cắt rốn cho con trai của sản phụ ở Đăk Nông, hai tuần sau bé lên cơn sốt và co giật.
Các bác sĩ Khoa Cấp cứu - hồi sức tích cực, chống độc trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho biết, bệnh nhi 14 ngày tuổi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng suy hô hấp, co giật liên tục. Kết quả xét nghiệm sau đó khẳng định bé bị uốn ván sơ sinh.
Đỡ đẻ tại nhà và cắt dây rốn bằng các vật dụng không được sát trùng dễ khiến trẻ bị uốn ván. Ảnh minh họa: Thiên Chương
Theo bố bệnh nhi, khi vợ chuyển dạ, nhà xa bệnh xá nên anh nhờ một bà mụ ở gần nhà đến đỡ đẻ. Bé lọt lòng mẹ, do gấp gáp thiếu thốn các vật dụng, bà mụ đã dùng tạm cây kéo gia đình vẫn dùng cắt tóc để cắt rốn cho bé.
"Mấy ngày đầu con tôi khỏe mạnh nhưng gần một tuần sau thì bé khóc nhiều, sờ trán thấy nóng, bỏ bú và co giật nhiều. Tôi đưa con đến bệnh viện huyện rồi được chuyển đến đây", anh này nói.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, đây không phải là lần đầu tiên bệnh viện này tiếp nhận trẻ sơ sinh bị uốn ván do được cắt rốn bằng các vật dụng không đảm bảo vệ sinh. Hiện bé vẫn được theo dõi để điều trị.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM cho biết mỗi năm bệnh viện tiếp nhận vài trường hợp uốn ván sơ sinh đáng tiếc bởi ngày nay văcxin phòng bệnh đã có sẵn.
Vi trùng uốn ván được tìm thấy trong nước, đất, đặc biệt là đất canh tác, bụi, không khí, phân súc vật và người. Không cần vật dụng gây chảy máu bị gỉ sét, vi trùng uốn ván vẫn có thể thâm nhập vào cơ thể qua vết thương ngoài da. Hầu hết là vết thương nhỏ dễ bị bỏ qua như vết đạp đinh, xóc dầm, viêm móng, vết rách da do tai nạn lao động...
Sau khi vào cơ thể, vi trùng tiết ra độc tố tác động vào hệ thần kinh với các biểu hiện như đột ngột mỏi hàm, nói khó, cứng cổ. Nặng hơn, bệnh nhân bị cong ưỡn người ra sau như cây đòn gánh (nên bệnh uốn ván còn được gọi là phong đòn gánh), thẳng cứng người như tấm ván, co giật, suy hô hấp, suy tuần hoàn, rối loạn thần kinh thực vật dẫn đến tử vong.
Thiên Chương
Theo VNE
Trẻ em cũng có thể bị tai biến mạch máu não Theo Bác sĩ Tống Quang Hưng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, người cao tuổi thường được cho là hay bị tai biến mạch máu não với các chứng chảy máu não hoặc tắc mạch máu não. Nhưng thực tế, trẻ em cũng có thể bị bệnh này. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Internet. Mới đây, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch...