Sau nội công đến ngoại kích, nợ xấu sẽ nghiêng hẳn về một tên gọi
Khác biệt lớn so với ảnh hưởng cuộc khủng hoảng 2008 đang và sẽ thống nhất hơn tên gọi đối với nợ xấu tới đây.
Vừa qua, trên kênh CNBC, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke phân tích những khác biệt căn bản từ tác động của đại dịch COVID-19 hiện nay đối với kinh tế toàn cầu, cũng như đối với hệ thống ngân hàng , so với những cuộc khủng hoảng hơn chục năm trước.
Những khác biệt đó cũng được dùng để nhìn về hệ quả tới đây, nếu có, đối với các ngân hàng thương mại, gồm cả tại Việt Nam.
Trước hết, Ben Bernanke – người trực tiếp dẫn dắt Fed ứng xử với tác động của cuộc khủng hoảng 2008 – nêu điểm xuất phát cơ bản. Đây cũng là khác biệt chính yếu.
Cuộc khủng hoảng 2008 có yếu tố nhân tạo chính yếu. Hoạt động cho vay dưới chuẩn, bong bóng tài sản được bơm thổi đến lúc vỡ, tạo cộng hưởng.
Nay, kinh tế toàn cầu chịu tác động từ nhân tố tự nhiên – dịch COVID-19 (nếu loại virus này do con người chủ động tạo ra thì lại là vấn đề khác).
Với điểm xuất phát đó, cựu Chủ tịch Fed khái quát khó khăn đối với hệ thống ngân hàng hiện nay. Nếu cuộc khủng hoảng 2008 có phần nội công, rủi ro từ trong lòng hệ thống phát tác ra, thì nay do ngoại kích với khó khăn bên ngoài dội vào.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng vậy.
Giai đoạn 2008-2011, hệ lụy từ bùng nổ tín dụng trước đó (đỉnh điểm 2007 tăng trưởng tín dụng trên 53%), vấn đề sở hữu chéo và định giá tài sản, sân sau rút ruột… kết chuyển đến hệ lụy nợ xấu phải xử lý đến cả chục năm về sau.
Nay, sau khi hệ thống đã có nhiều thành viên đạt chuẩn Basel II, nhiều nhà băng đã xử lý gọn nợ xấu và xóa sạch nợ tại VAMC…, nợ xấu lại có khả năng trở lại, tăng lên trước tác động của COVID-19.
Video đang HOT
Nhưng, như trên, yếu tố ngoại kích hiện nay trở nên nổi bật. Nó sẽ đẩy nợ xấu nghiêng hẳn về một tên gọi.
Tại một hội nghị toàn ngành vài năm trước, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC phát biểu: phải mất nhiều thời gian, và đến nay nợ xấu mới được gọi đúng hơn.
Cụ thể, Chủ tịch VAMC dẫn giải, một thời gian dài nợ xấu được gọi và gắn liền với ngân hàng, gọi là “nợ xấu ngân hàng”. Tuy nhiên, sau một quá trình xử lý, có những khó khăn của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp vẫn không trả được nợ và thành nợ xấu. Đây được gọi là “nợ xấu của nền kinh tế”.
Ở hướng đó, (ngoại trừ những khoản vay do chủ quan ngân hàng tự tạo rủi ro như định giá, thẩm định, quản lý lỏng lẻo…) các khoản vay thông thường họ chỉ làm trung gian tài chính, khách vay không trả được rồi trở thành nợ xấu thì gắn thành “nợ xấu ngân hàng” có phần không hợp lý.
Nay, trước tác động của COVID-19, cung – cầu nhiều ngành hay giữa các thị trường đứt gãy, doanh nghiệp ngừng sản xuất hoặc tiêu thụ kém, dòng tiền hạn chế, khả năng trả nợ suy giảm. Nợ xấu phát sinh. Trong bối cảnh này, ngân hàng cũng bị ngoại kích; nguyên nhân dẫn đến nợ xấu xuất phát nhiều hơn từ bên ngoài, với bối cảnh và nền kinh tế. Tên gọi “nợ xấu của nền kinh tế” trở nên nổi bật hơn.
Tên gọi “nợ xấu ngân hàng”, “nợ xấu của nền kinh tế” có quan trọng không, hay chỉ đơn thuần là tên gọi mà thôi?
Tại hội nghị trên, Chủ tịch VAMC phân tích cụ thể. Tên gọi đi cùng với vai trò và trách nhiệm. Nếu gọi “nợ xấu ngân hàng”, như mặc định đó là của ngân hàng và ngân hàng tự chịu trách nhiệm. Theo đó, việc xử lý có thể bị hạn chế.
Nhưng, khi định rõ “nợ xấu của nền kinh tế”, trách nhiệm xử lý mở rộng hơn. Của nền kinh tế thì không chỉ ngân hàng, doanh nghiệp, mà các bộ ngành chức năng khác cũng có trách nhiệm rõ hơn để cùng xắn tay vào xử lý.
Khi có sự vào cuộc tổng thể hơn về trách nhiệm như vậy, việc xử lý nợ xấu, hạn chế những tác động tiêu cực của nó sẽ triển vọng kết quả tốt hơn.
Hiện tại, đã qua quý I, quý đầu tiên nền kinh tế chịu và phản ánh tác động bước đầu của COVID-19. Nhiều chỉ báo vĩ mô lẫn cụ thể tại nhiều doanh nghiệp đã được đo lường và công bố. Tuy nhiên, chỉ báo quan trọng về diễn biến nợ xấu, tuyệt nhiên đến nay vẫn chưa có con số nào cập nhật.
Minh Đức
Chặn suy giảm kinh tế: Cần giảm thuế, phí
Trước tác động từ dịch Covid-19, ngoài chính sách giảm lãi suất, các quốc gia cần giảm thuế, phí... cho doanh nghiệp nhằm hạn chế suy giảm kinh tế
Trong bối cảnh dịch bệnh đang lan rộng đến 103 quốc gia và vùng lãnh thổ, mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IFM) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 giảm 0,1% - còn 3,3% (trước đó IMF dự báo tăng trưởng 3,4%). Còn tại Việt Nam, nếu Covid-19 được khống chế trong quý I/2020 thì kinh tế nước ta được dự báo tăng trưởng 6,3%, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Giảm lãi suất vẫn chưa đủ
Để giảm thiểu suy giảm kinh tế toàn cầu, cách đây vài ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã giảm 5 điểm % lãi suất USD, từ 1,5%-1,75% xuống còn 1%-1,25% - mức cắt giảm mạnh nhất kể từ năm 2008 đến nay. Đồng thời, FED còn cho biết sẽ giảm thêm lãi suất vào ngày 18-3 tới nhưng lại không đề cập tới gói kích thích kinh tế như đã từng thực hiện trong đợt khủng khoảng tài chính giai đoạn 2007-2008.
Cùng mục tiêu với FED, Ngân hàng Thế giới (World Bank), IMF cũng đưa ra gói hỗ trợ khẩn cấp tổng cộng 62 tỉ USD cho nhiều quốc gia. Theo đó, các quốc gia nhận vay vốn sẽ được miễn lãi suất hoặc chỉ trả lãi suất rất thấp.
Ngoài lãi suất, hiện doanh nghiệp cần thêm hỗ trợ khác về thuế, phí cũng như đầu tư công để vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt. Ảnh: TẤN THẠNH
Tuy nhiên, thị trường tài chính lại có phản ứng thiếu tích cực với những quyết sách nói trên. Điển hình là ngay khi FED giảm lãi suất vào rạng sáng 4-3, thị trường chứng khoán quốc tế đỏ sàn, giá vàng thế giới tăng gần 50 USD/oune. Giới đầu tư cho rằng thị trường tài chính có thể gia tăng rủi ro, kinh tế toàn cầu khó tránh khỏi suy giảm, nên không ít người đã chuyển tài sản vào vàng khiến giá kim loại quý thế giới trong các ngày gần đây tăng gần 70 USD/ounce.
Dù rằng việc giảm lãi suất sẽ giúp cho kinh tế tăng trưởng nhưng thực tế cho thấy trong năm 2019, Mỹ đã 3 lần giảm lãi suất với tổng cộng 7,5 điểm % nhưng kinh tế nước này chỉ tăng trưởng 2,1%. Hàng chục quốc gia khác cũng liên tục giảm lãi suất, thậm chí có nhiều nước áp dụng lãi suất âm nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng không đáng kể, riêng kinh tế Nhật Bản năm 2019 tăng trưởng âm.
Như vậy, giảm lãi suất chỉ là biện pháp thúc đẩy kinh tế đi lên trong dài hạn. Còn trong ngắn hạn, đặc biệt là trước ảnh hưởng Covid-19, lãi suất chưa đủ lực để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn, hạn chế suy giảm kinh tế.
Cần thêm chính sách hỗ trợ
Vấn đề mà DN mong muốn lúc này là chính phủ các quốc gia, vùng lãnh thỗ cần tăng thêm hỗ trợ qua việc giảm thuế, phí... và tăng chi tiêu của chính phủ (chính sách tài khóa). Bởi, khi giảm thuế, phí, DN sẽ giảm bớt gánh nặng về tài chính. Còn việc chính phủ tăng chi tiêu tức là số tiền dành cho đầu tư công sẽ nhiều hơn, tạo thêm việc làm giúp cho nền kinh tế có thêm tiền, làm tăng sức mua, kích thích DN sản xuất hàng hóa. Như thế, tại thời điểm này, việc hỗ trợ DN thông qua chính sách tài khóa sẽ quan trọng hơn chính sách tiền tệ (giảm lãi suất, chính phủ bơm thêm tiền ra thị trường...).
Tại Việt Nam, tỉ giá hối đoái những ngày qua biến động không đáng kể. Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 1 triệu đồng/lượng nhưng không có hiện tượng nhập lậu vàng vì nhu cầu thị trường rất thấp. Mặt khác, do ảnh hưởng Covid-19 nên cung - cầu USD không có sự đột biến; thị trường lãi suất, ngoại tệ không bị xáo trộn... tạo điều kiện cho nhà nước kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo đó, để hỗ trợ DN bị ảnh hưởng Covid-19, các ngày gần đây, Chính phủ Việt Nam đã nhanh nhạy thúc đẩy các bộ, ngành giải ngân vốn đầu tư công; định hướng Bộ Tài chính sớm ban hành gói hỗ trợ khoanh, giãn thuế 30.000 tỉ đồng. Các ngân hàng thương mại cũng đã tính đến việc khoanh, giãn nợ, dành sẵn 285.000 tỉ đồng cho vay với lãi suất thấp.
Thế nhưng, cũng như các quốc gia khác, cái mà DN Việt Nam cần gấp trong năm 2020 là Chính phủ sớm có lộ trình giảm thuế để giảm chi phí, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, ngăn chặn kinh tế suy giảm. Do đó, trước mắt nhà nước có thể giảm thuế khoán đối với hộ kinh doanh vì thuế suất của sắc thuế này do chính quyền các tỉnh, thành phố quyết định. Còn việc giảm lãi suất sẽ hỗ trợ một phần cho DN tăng năng lực sản xuất trong vài năm tới, tiếp tục thúc đẩy kinh tế đi lên.
Mặt khác, trong xu hướng Mỹ giảm lãi suất, chi phí vay vốn nước ngoài của Việt Nam sẽ giảm theo, giúp cho nền kinh tế có thêm nguồn lực để phát triển. Đặc biệt, mới đây, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cam kết tài trợ gần 300 triệu USD cho 4 ngân hàng thương mại của Việt Nam với giá rẻ, DN nước ta có thể tiếp cận nguồn vốn này để vượt qua khó khăn.
Như thế, nếu trong năm 2020, Mỹ và nhiều quốc gia khác tiếp tục giảm lãi suất, tăng thêm chính sách giảm thuế, phí... cho DN, nhiều khả năng kinh tế toàn cầu sẽ kìm hãm được đà suy giảm do Covid-19.
Lãi suất có thể giảm vì Covid-19
Báo cáo kinh tế vĩ mô 2 tháng đầu năm của Viện Đào tạo và Nghiên cứu Ngân hàng BIDV cho thấy tính đến ngày 19-2, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng ở mức âm 0,28% so với cuối năm (theo Ngân hàng Nhà nước), thấp hơn so với cùng kỳ 2 năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do tính thời vụ khi dịp Tết nguyên đán dài ngày và dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng của doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Với diễn biến này, dự báo tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm cũng ở mức thấp hơn cùng kỳ các năm, vào khoảng 7,36%.
Trước đó, Công ty Chứng khoán Bảo Việt nhận định trong báo cáo kinh tế vĩ mô 2 tháng đầu năm cũng cho rằng dưới tác động của Covid-19, nhu cầu vay vốn của DN sẽ có sự giảm sút khi tính hết tháng 2, tín dụng mới tăng 0,77% thấp hơn cùng kỳ. Hiện Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ đạo các ngân hàng thương mại khoanh, giãn nợ và miễn, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Trên cơ sở này, mặt bằng lãi suất được dự báo có thể giảm nhẹ trong thời gian tới.
TS Bùi Quang Tín
Theo NLD.com.vn
Ngân hàng sẽ "đau đầu" với nợ xấu vì dịch Covid-19? Dù quyết liệt xử lý nợ xấu, nhưng hết năm 2019, tỷ lệ nợ xấu ở một số ngân hàng ở mức trên 3% như VPBank, trong khi LienVietPostBank, TPBank... cũng tăng mạnh về giá trị nợ xấu Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Đáng lưu ý, nợ xấu ở các ngân hàng có nguy cơ tiếp tục gia tăng do tình hình dịch...