Sau nhiều vụ cướp ngân hàng, NHNN yêu cầu các nhà băng tăng cường an ninh tại các điểm giao dịch
Ngày 17/9/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 2903/TTGSNH1 yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng cường công tác an toàn tại các điểm giao dịch.
Cụ thể, NHNN yêu cầu các TCTD thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các chi nhánh/phòng giao dịch/ATM, đặc biệt tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Đồng thời, rà soát, bổ sung, hoàn thiện các phương án bảo vệ, phương án phòng chống tội phạm cướp, bố trí lực lượng canh gác, rà soát kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống thiết bị an ninh tại trụ sở, kho quỹ, ATM đảm bảo an toàn quá trình thực hiện các hoạt động như tiếp quỹ, giao nhận, vận chuyển tiền; quán triệt cán bộ nhân viên, bảo vệ thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an toàn, nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa tội phạm.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trên địa bàn nhằm tăng cường ổn định trật tự, kịp thời có biện pháp ngăn ngừa tội phạm, phòng vệ và có giải pháp kịp thời để ứng phó đối với các hành động quá khích, để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng cán bộ và ổn định trật tự địa phương.
Theo Diệp Trần/Trí Thức Trẻ
Đề nghị xóa đề xuất chủ công ty đòi nợ phải có bằng kinh tế, vốn 2 tỷ
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, quy định buộc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có vốn 2 tỷ đồng là chưa hợp lý và nên xóa bỏ.
Video đang HOT
Đây là nội dung văn bản vừa được VCCI gửi Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính - Bộ Tài chính góp ý "Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ".
Áp đặt thiếu hợp lý
Về điều kiện kinh doanh, dự thảo có quy định mức vốn điều lệ cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2 tỷ đồng. Ban soạn thảo cũng không giải trình cụ thể về lý do và mục tiêu về việc yêu cầu mức vốn tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
VCCI tỏ ra khó hiểu với quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ lại phải đáp ứng yêu cầu về vốn 2 tỷ.
VCCI cho rằng điều kiện về vốn của hoạt động kinh doanh này là chưa phù hợp. "Không rõ tại sao doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ lại phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định? Nếu không có đủ nguồn vốn này thì các lợi ích công cộng nào sẽ bị tác động? Không nhận thấy tác động đáng kể nào từ hoạt động kinh doanh này liên quan đến lợi ích công cộng", VCCI nêu.
Theo VCCI, những rủi ro phát sinh từ hoạt động đòi nợ (doanh nghiệp đòi nợ không trả lại số tiền nợ đã đòi được từ con nợ cho chủ nợ) thì sẽ được giải quyết tranh chấp trên cơ sở hợp đồng của hai bên.
Khoản tiền vốn mà doanh nghiệp phải đáp ứng sẽ không phải là yếu tố đảm bảo cho quyền lợi của chủ nợ (đó là chưa kể, khoản nợ có thể lớn hơn rất nhiều con số 2 tỷ đồng).
Đối với mục tiêu đảm bảo an ninh trật tự, VCCI cũng đưa ra cái nhìn, chưa có bằng chứng nào rõ ràng về việc những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế sẽ đảm bảo tuân thủ pháp luật về an ninh trật tự hơn là các doanh nghiệp không có tiềm lực kinh tế.
Qua đó, việc áp đặt điều kiện về vốn ban đầu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo VCCI là chưa hợp lý, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bỏ quy định này.
Giám đốc phải có bằng kinh tế, quản lý: Nên hay không?
Ở hướng khác, một nội dung trước đó nhận được nhiều luồng ý kiến là điều kiện đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Dự thảo vẫn kế thừa quy định hiện tại, tức là một trong những điều kiện là: người quản lý phải có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.
Vấn đề này theo VCCI "cần xem xét lại". Lý do là theo dự thảo, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của Chính phủ. Để có được Giấy chứng nhận này, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã phải đáp ứng các điều kiện đối với người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự
Trong nhiều trường hợp thì người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ chính là người quản lý/giám đốc của doanh nghiệp.
"Hơn nữa, từ góc độ hiệu quả quản lý, việc kiểm soát người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của doanh nghiệp đòi nợ sẽ hiệu quả hơn so với kiểm soát người quản lý và giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp. Như vậy, việc đặt điều kiện đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh trong Nghị định này có lẽ là không cần thiết, chồng lấn với quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP", VCCI nêu lý lẽ.
Do đó, VCCI đề nghị ban soạn thảo cân nhắc bỏ quy định này.
Theo Dân Việt
Đề án khu đô thị sáng tạo: Tiếp sức mạnh mẽ cho sự phát triển bất động sản khu Đông Cuối năm 2017, TP.HCM chính thức công bố xây dựng đề án "Thành phố thông minh" mà "hạt nhân" đầu tiên là khu đô thị sáng tạo Đông Sài Gòn. Chính điều này tạo ra nhiều yếu tố cộng hưởng cho sự phát triển bất động sản tại khu Đông. "Thành phố sáng tạo trong lòng thành phố thông minh" Mục tiêu quan...