Sau nhiều tháng rút vốn mạnh, nhà đầu tư Thái Lan đã “bơm” vốn trở lại VFMVN30 ETF
So với tháng 10 thì số lượng DR VFMVN30 ETF niêm yết trên SET đã tăng thêm 9,6 triệu đơn vị. Ước tính nhà đầu tư Thái Lan đã đổ thêm khoảng 144 tỷ đồng vào chứng khoán Việt Nam thông qua DR VFMVN30 ETF trong tháng 11, chấm dứt chuỗi 8 tháng bị rút ròng liên tiếp.
Số liệu từ Bualuang Securities (Thái Lan) cho biết số lượng chứng chỉ lưu ký (DR) VFMVN30 ETF niêm yết trên Sở GDCK Thái Lan (SET) vào cuối tháng 11 đạt 46,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 988,2 triệu Bath (khoảng 760 tỷ đồng) và đây cũng là lượng DR VFMVN30 ETF lớn nhất kể từ tháng 3 tới nay.
So với tháng 10 thì số lượng DR VFMVN30 ETF niêm yết trên SET đã tăng thêm 9,6 triệu đơn vị. Ước tính nhà đầu tư Thái Lan đã đổ thêm khoảng 144 tỷ đồng vào chứng khoán Việt Nam thông qua DR VFMVN30 ETF trong tháng 11, chấm dứt chuỗi 8 tháng bị rút ròng liên tiếp.
Lượng DR VFMVN30 ETF tăng trở lại trong tháng 11
Video đang HOT
Trước đó trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 10, lượng DR VFMVN30 ETF liên tục sụt giảm do nhà đầu tư lo ngại ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vào thời điểm đầu năm, lượng DR niêm yết trên SET lên tới 74,49 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 1,44 tỷ Bath (khoảng 1.100 tỷ đồng).
Được biết, DR là một loại chứng khoán có thể chuyển nhượng, được giao dịch trên sàn chứng khoán của nước sở tại nhưng đại diện cho một chứng khoán khác được phát hành bởi một công ty đại chúng đang niêm yết ở một quốc gia khác. DR chịu rủi ro về tỷ giá khi đồng tiền của nước sở tại tăng giá so với đồng tiền tại quốc gia mà chứng khoán được DR đại diện đang niêm yết.
Vào cuối năm 2018, Bualuang Securities đã phát hành DR VFMVN30 ETF và niêm yết trên SET, qua đó giúp nhà đầu tư Thái Lan có thể dễ dàng tham gia đầu tư vào TTCK Việt Nam thông qua chứng chỉ quỹ VFMVN30 ETF mà không cần mở tài khoản tại Việt Nam.
Thời điểm mới thành lập, Bualuang Securities cho biết huy động được khoảng 5 tỷ Bath (khoảng 3.500 tỷ đồng) để đầu tư vào chứng chỉ quỹ VFMVN30 ETF. Quả thực, trong giai đoạn cuối năm 2018, đầu năm 2019, dòng tiền đổ vào VFMVN30 ETF khá mạnh, lên tới gần 3.000 tỷ đồng và phần lớn đến từ các nhà đầu tư Thái Lan thông qua DR.
Lượng vốn đổ vào VFMVN30 ETF trong giai đoạn cuối năm 2018, đầu 2019 có đóng góp không nhỏ từ nhà đầu tư Thái Lan
Hiện tại, VFMVN30 ETF có quy mô hơn 7.100 tỷ đồng và là quỹ nội địa lớn nhất Việt Nam. Ngoài VFMVN30 ETF, hiện thị trường Việt Nam đã có thêm một số quỹ sử dụng VN30 Index làm chỉ số cơ sở (benchmark), có thể kể tới SSIAM VN30 ETF do SSIAM quản lý hay MAF VN30 ETF do Mirae Asset quản lý.
Thời gian gần đây, khối ngoại đã giảm bán trên TTCK Việt Nam và thậm chí họ đã mua ròng hơn 500 tỷ đồng trên HoSE tính từ giữa tháng 11 tới nay. Lực mua của khối ngoại có sự đóng góp không nhỏ từ dòng vốn các quỹ VFMVN30 ETF, VFMVN Diamond ETF hay sự gia tăng tỷ trọng của các quỹ khu vực cận biên (Frontier Markets).
Việt Nam thu hút gần 19 tỷ USD vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 7 tháng đầu năm đạt 18,82 tỷ USD, bằng 93,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/7, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 18,82 tỷ USD, bằng 93,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo đó, có 1.620 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt 9,46 tỷ USD.
"Vốn đầu tư tăng chủ yếu do trong 7 tháng có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn 4 tỷ USD. Dự án lớn đã đẩy quy mô dự án bình quân tăng hơn so với cùng kỳ, từ 4,3 triệu USD năm 2019 lên 5,8 triệu USD trong năm 2020", Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay.
Về vốn điều chỉnh, có 619 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 4,7 tỷ USD . Vốn điều chỉnh trong 7 tháng tăng do có dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD và dự án Khu Trung tâm đô thị tây hồ Tây điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 4.459 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tổng giá trị vốn góp 4,64 tỷ USD. Cơ cấu giá trị góp vốn mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2019.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 8,96 tỷ USD, chiếm 47,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đạt 3,95 tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký là 2,8 tỷ USD và gần 1,1 tỷ USD.
Đã có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,44 tỷ USD, chiếm 34,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc, Trung Quốc đứng thứ hai và thứ ba với tổng vốn đầu tư lần lượt là 2,8 tỷ USD và 1,7 tỷ USD. Tiếp theo là Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc),...
Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh, TP, trong đó Bạc Liêu vẫn tiếp tục dẫn đầu với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Hà Nội đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đạt 2,82 tỷ USD, chiếm gần 15% tổng vốn đầu tư. TP.HCM đứng thứ ba với gần 2,4 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng,...
Chặng đường quỹ ngoại gắn bó với thị trường Cùng với chặng hành trình 20 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam, ngành quản lý quỹ đã được định hình trong nền kinh tế, trong đó hoạt động của các quỹ ngoại mang đến nhiều dấu ấn tích cực. Chặng đường quỹ ngoại Giai đoạn 1991 - 2001 (trước khi có thị trường chứng khoán Việt Nam), hoạt động của các...