Sáu người mẫu ngoại cỡ nổi bật nhất làng thời trang
Danh sách này gồm các gương mặt người mẫu ngoại cỡ có ảnh hưởng nhất hiện nay như Tess Holliday, Tara Lynn, Candice Huffine hay Ashley Graham.
Tess Holliday (trước đây là Tess Munster)
Chiều cao: 1,65m
Size (chuẩn Mỹ): 22 (tương đương ba vòng 137-119-144,5 cm)
Tess Holliday trở thành tâm điểm chú ý khi cô là người mẫu ngoại cỡ lớn nhất từng ký hợp đồng với một công ty quản lý quy mô tại London – MiLK Model Management. Trước đó, cô được giới mốt nhớ tới với cái tên Tess Munster nhiều hơn qua các bài tư vấn thời trang trên blog cá nhân. Tự tay Tess Munster phối đồ, mặc trang phục và tư vấn trong những bài viết. Không phải người mẫu hoạt động chính thức nhưng cô thu hút sự chú ý của các tạp chí và thương hiệu thời trang lớn, trong đó có VogueItaly.
Ashley Graham
Chiều cao: 1,75m
Size (chuẩn Mỹ): 16 (tương đương ba vòng 116-98-123,5 cm)
Mới đây, Ashley Graham cũng trở thành người mẫu size 16 đầu tiên được chụp hình trên ấn phẩm Sports Illustrated Swimsuit Issue 2015. Cô từng chụp cho nhiều tạp chí như Elle, Harper’s Bazaar, Glamour và Latina. Ashley Graham bắt đầu gây chú ý khi tham gia chiến dịch quảng cáo cho hãng đồ lót Lane Bryant. Đoạn video quảng cáo bị cấm chiếu trên các kênh truyền hình và nhận phản hồi tiêu cực về việc khoe thân của người mẫu ngoại cỡ. Quá bức xúc vì bị phân biệt đối xử, Ashley phát biểu trên một tờ báo rằng: “Người mẫu Victoria’s Secret thì được tung tăng với đủ loại đồ lót mọi lúc mọi nơi. Còn phụ nữ có vóc dáng lớn hơn một chút lại bị ‘đá’ ngay lập tức”. Những phản hồi của cô khi ấy được người trong giới ủng hộ, góp tiếng nói nhằm giúp công chúng nhận thức rõ hơn về nghề người mẫu ngoại cỡ.
Candice Huffine
Chiều cao: 1,8 m
Video đang HOT
Size (chuẩn Mỹ): 16 (tương đương ba vòng 116-98-123,5 cm)
Năm 2015, Candice Huffin trở thành người mẫu size 16 đầu tiên được xuất hiện trên lịch Pirelli Calendar do nhiếp ảnh gia nổi tiếng Steven Meisel thực hiện. Hơn 15 năm trong nghề, cô nhận nhiều lời mời chụp hình từ các tạp chí lớn cũng như nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Không chỉ giúp công chúng thấy vẻ đẹp của những đường cong tròn trịa, Candice Huffine còn góp phần thay đổi tư duy của giới thời trang về thế giới của các nàng ma-nơ-canh có cơ thể đầy đặn.
Fluvia Lacerda
Chiều cao: 1,72m
Size (chuẩn Mỹ): 18 (tương đương ba vòng 123-105-130,5 cm)
Được mệnh danh là Gisele Bundchen của làng mẫu ngoại cỡ, Fluvia Lacerda được một biên tập viên phát hiện khi ngồi cùng trên một chuyến xe bus tại Manhattan, Mỹ. Khi mới bước chân vào làng mốt, cô được nhiều tạp chí và hãng thời trang lớn “nhòm ngó”. Riêng Vogue Italy liên tục mời Fluvia chụp ảnh thời trang cho hai số tháng 2 và 7/2012. Các sàn catwalk và chiến dịch quảng cáo của các hãng dành cho người ngoại cỡ cũng không khi nào thiếu vắng cô.
Myla Dalbesio
Chiều cao: 1,8m
Size (chuẩn Mỹ): 10 (tương đương ba vòng 98-80-104 cm)
Tên tuổi của Myla Dalbesio trở nên thu hút với giới mốt sau khi Calvin Klein đưa cô vào chiến dịch của hãng và gọi là người mẫu ngoại cỡ thế hệ mới. Một cuộc tranh cãi đã nổi lên nhằm đưa ra kết luận cuối cùng liệu cô có phải là mẫu “béo” hay không. “Rất khó nói bởi tôi thực sự sở hữu một thân hình to lớn. Mặc dù kích thước cơ thể tôi không phải lớn nhất trên thị trường, tôi đảm bảo mình to lớn hơn nhiều so với các cô gái khác đại diện cho Calvin Klein. Hãng tung ra chiến dịch quảng cáo này để khẳng định rằng không có bất kỳ ranh giới nào giữa mẫu thường và mẫu béo”, Myla Dalbesio tự tin mình sẽ thành công trong sự nghiệp người mẫu ngoại cỡ.
Tara Lynn
Chiều cao: 1,75 cm
Size (chuẩn Mỹ): 14 (tương đương ba vòng 109-91-116,5 cm)
Cơ thể tròn trịa cùng gương mặt gợi cảm của Tara Lynn giúp cô liên tục được Ellecác phiên bản khắp châu Âu mời chụp bìa. Năm 2011, người mẫu ngoại cỡ này còn được H&M mời làm gương mặt đại diện cho chiến dịch Big is beautiful (to lớn vẫn đẹp). Tara Lynn từng chia sẻ nhiều câu chuyên giúp công chúng hiểu rõ hơn về sự khắc nghiệt trong làng mốt, sự phân biệt kỳ thị với những người mẫu ngoại cỡ cũng như góp phần vào nhiều chiến dịch buộc các hãng thời trang phải thay đổi định nghĩa về vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại.
Thành Trương
Theo VNE
Bí mật phía sau hàng ghế đầu tại các tuần lễ thời trang
Ngày hôm nay (3/9), Tuần lễ thời trang xuân hè 2015 đã chính thức mở màn bắt đầu với New York Fashion Week. Đây là một trong 2 mùa thời trang lớn nhất trong năm, nơi hội tụ của rất nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới, các biên tập viên, những nhân vật quyền lực của làng thời trang, của lĩnh vực giải trí và blogger... Tuy nhiên, đằng sau đó là cả một câu chuyện dài về những cuộc đối đầu giữa các nhà mốt mà không phải ai cũng hiểu.
Trong những sự kiện lớn như New York, Paris, London hay Milan Fashion Week, các nhà mốt không chỉ cạnh tranh về thứ tự buổi diễn mà cả độ phủ thông tin trên báo chí. Điều này đồng nghĩa các hãng không chỉ dựa vào bộ sưu tập để quảng bá thương hiệu và kinh doanh sinh lãi. Họ cần thêm một thứ quyền lực đủ mạnh để thu hút mọi sự chú ý tới show diễn: sao Hollywood tại các hàng ghế đầu. Tuy vậy, cái giá mà mỗi nhà mốt phải trả cũng không hề nhỏ.
Một nguồn tin cho biết: "Câu hỏi đầu tiên đặt ra là mức độ nổi tiếng của sao đến đâu, nếu họ dùng đồ của hãng thì có bao nhiêu bức ảnh sản phẩm sẽ xuất hiện trước công chúng?". Nếu nhiều ảnh, các nhà mốt phải tiếp tục trả lời liệu họ có muốn người nổi tiếng ấy xuất hiện trong show của mình không và người ấy có đại diện được cho hãng không. Cuối cùng, nhà mốt cần biết nhân vật đó có xuất hiện độc quyền tại show của mình hay không. Nếu không, người kia sẽ tới show của mình trước hay sau show của đối thủ nào. Số tiền chi ra tỷ lệ thuận với mức độ độc quyền của sao khi dự buổi biểu diễn thời trang.
Theo The Sun, để mời Beyonce và Rihanna ngồi ở hàng đầu, mỗi nhà mốt phải chi khoảng 60.000 bảng Anh (tương đương 2 tỷ đồng). Trong khi, chi phí cho những nhân vật như diễn viên Chloe Sevigny cũng trên dưới 40.000 bảng (tương đương 1,5 tỷ đồng). Trong khi đó, Rihanna được trả khoảng 97.500 USD còn Chloe Sevigny là 65.000 USD, Blave Lively cùng Kim Kardashian mỗi người là 50.000 USD. Thậm chí, có nhiều tin đồn rằng Jessica Chastain còn được trả tới 800.000 USD để tới show của Armani Privé.
Chi phí trả cho các sao ở hàng ghế đầu không phải lúc nào cũng quy ra tiền mặt. Năm 2007, Lily Allen từng tâm sự Yves Saint Laurent trả công cho cô bằng cách cho chọn váy áo, túi xách và phụ kiện miễn phí tại các cửa hàng cao cấp của hãng. Bên cạnh đó, nữ ca sĩ được hưởng một loạt đặc quyền, ưu đãi hấp dẫn, từ ngồi ở ghế hạng nhất trong các chuyến bay tới xem show ở nhiều nước, nghỉ tại khách sạn hạng sang hay nhận nhiều tặng phẩm đắt tiền. Bản thân Lily Allen từng thú nhận cô trở lại ngành công nghiệp âm nhạc sau hơn hai năm vắng bóng vì "nhớ những chiếc túi xách, quần áo miễn phí cùng những chỗ ngồi đẹp trong các nhà hàng thượng lưu".
Trước đó, Versace từng bị nghi ngờ trả tiền để mời ca sĩ nhạc pop Prince xuất hiện trong show tại tuần thời trang Paris. Các nguồn tin tiết lộ hãng này đài thọ cả tiền vé máy bay lẫn phòng nghỉ khách sạn hạng sang cho khách trong suốt chuyến đi. Ngay cả thiên nga nước Úc Nicole Kidman cũng dính "nghi vấn nhận của Dior hơn một triệu USD chỉ để mặc đồ của hãng tới các sự kiện quan trọng".
Nicole Kidman trong thiết kế váy của Dior
Tuy nhiên chưa một ai trong giới đứng ra nói về vấn đề này một cách công khai, cho đến khi nhà thiết kế người Pháp - Nicole Farhi, có trụ sở đặt tại London Couturier - đã là nhà thiết kế lớn đầu tiên nói chuyện cởi mở về việc này. Nhà thiết kế Nicole Farhi từng tuyên bố trên một tạp chí rằng: "Trả tiền cho sao ngồi hàng ghế đầu trong show thời trang là minh chứng của sự thiếu chuyên nghiệp. Tôi đã và sẽ không bao giờ bỏ tiền ra để làm việc đó. Thật ngu ngốc. Những nhà thiết kế khác sẽ ghét tôi vì những lời này nhưng tôi không thèm quan tâm vì chuyện đó thật khả ố".
Nhà thiết kế người Pháp - Nicole Farhi
Một số nhà thiết kế khác cũng đồng tình với quan điểm này. Họ cho rằng việc trả tiền để sao tới dự show là cách cạnh tranh không công bằng. Một số hãng lớn mời được người nổi tiếng tới dự nhờ mối quan hệ thân tình và sao đó thực sự thích đồ của nhà mốt ấy. Trong khi, những nhà thiết kế chưa thực sự tài năng lại "đánh lừa" khách hàng rằng đồ của mình được sao yêu thích không kém chỉ bằng cách chi tiền. Thực tế cho thấy, nhiều khi, sau những show diễn thì điều mà người hâm mộ quan tâm đôi khi không phải là quần áo, mà là có sao nào ngồi ở hàng ghế đầu của show đó, họ mặc gì và họ như thế nào.
Năm 2010, Marc Jacobs từng bày tỏ sự ngán ngẩm đối với văn hóa sử dụng người nổi tiếng để quảng bá tên tuổi trong ngành công nghiệp thời trang. "Tôi nghĩ giây phút người nổi tiếng xuất hiện khiến nhiều người yêu thích. Nó cũng thu hút không ít sự chú ý từ báo giới nhưng một lúc nào đó, người ta sẽ hỏi: Có ai thực sự chú ý đến show diễn không?", anh tâm sự. Năm ấy, bản thân Marc Jacobs chỉ mời hai sao tới dự là Lady Gaga và Madonna. Tuy vậy, cả hai đều không được xem show của nhà thiết kế vì tới muộn.
Nhà thiết kế Marc Jacobs
Xu hướng nhà mốt trả tiền cho sao để dự show thời trang đang yếu dần. Thời "hoàng kim" của sao tại các sự kiện thời trang là năm 2007 và 2008. Khi ấy, các hãng đều chạy đua về số lượng người nổi tiếng ngồi hàng đầu trong buổi giới thiệu bộ sưu tập. Năm 2008, riêng hãng Max Azria đã mời 11 sao hạng A tới dự show. Tuy vậy, đến 2012, số lượng người nổi tiếng hãng này mời đã giảm xuống chỉ còn 5 người. Một nguồn tin của Telegraph, các nhà mốt dần mời ít người nổi tiếng tới xem bởi ngân sách đang cạn dần.
Một số công ty PR cho các hãng thời trang bắt đầu tìm cách giảm số tiền phải chi cho người nổi tiếng. Abe Gurko, giám đốc một công ty PR tại New York (Mỹ) cho biết thay vì trả đủ mọi loại phí cho sao, bao gồm cả tiền xuất hiện trên thảm đỏ hay ghế hàng đầu, giờ ông chỉ gợi ý khách hàng nên bao tiền đi lại và ăn ở. "Số tiền lớn nhất tôi từng gợi ý khách hàng bỏ ra gần đây là 25.000 USD cho một sao châu Âu. Đó là tiền khách sạn, quần áo, trang điểm, xe hơi và người lái trong ba ngày liên tiếp".
Dù vậy, việc các hãng chi nhiều tiền để sao quảng bá thương hiệu sẽ không dừng hẳn. Jeff Banks, một nhà thiết kế kỳ cựu của Anh, cho biết văn hóa này đã kéo dài hơn 25 năm. Ngày nay, việc thuê sao quảng bá thương hiệu là một phần quan trọng trong các chiến dịch marketing của những nhà mốt lớn. Số tiền mỗi hãng chi ra có thể rất lớn nhưng chúng đều có ích cho việc kinh doanh.
Mít (Depplus/Mask)
Phá cách thời trang cho người mập Nếu bạn rơi vào týp người thừa cân, thiếu... xương, hãy mạnh dạn biến khiếm khuyết này thành lợi thế để tự tin khi mặc đồ ôm, màu trắng, sọc ngang... Họa tiết kẻ ngang Ngoại trừ việc phải cảnh giác với họa tiết to khi chọn trang phục, người đẫy đà có thể thể nghiệm với sọc ngang. Nghe có vẻ không...