Sau “ngày kinh hoàng”, tỷ phú Phạm Nhật Vượng “đòi” lại ngay hơn 5.500 tỷ đồng
Dòng tiền mạnh dạn mua đuổi giá cao, thị trường hồi phục khá tốt sau phiên lao dốc hôm qua.
Sau phiên giảm sốc tới 48,07 điểm vào hôm qua, hôm 12/10 chỉ số VN-Index đã phục hồi được 24,19 điểm. Phiên hôm nay chứng kiến sự đảo ngược tâm lý rất rõ ràng. Chỉ mới hôm 11/10, tâm lý hoảng loạn bao trùm thì nay đã nhanh chóng chuyển sang tưng bừng mua đuổi giá. Càng về cuối phiên quán tính tăng càng lớn và sự thận trọng của buổi sáng đã tan biến hoàn toàn. Thanh khoản toàn thị trường đạt gần 6.300 tỷ đồng.
Tính chung cả tuần này, chỉ số đã lao dốc 38,31 điểm. Kết thúc đẹp của phiên hôm qua phần nào sẽ tạo ra tâm lý bớt lo lắng cho thị trường, nhà đầu tư cũng có thể tam thời ăn ngon ngủ yên vào dịp cuối tuần.
Thị trường hồi phục tốt sau phiên lao dốc vào hôm qua
Một điểm tích cực khác là khối ngoại hôm nay đã quay ra mua ròng mạnh tới gần 300 tỷ trên sàn HOSE, trong khi hôm qua bán ròng 280 tỷ đồng.
Nhóm tài chính ngân hàng và dầu khí là hai tiên phong kéo thị trường. VCB tăng 3,8%, MBB tăng 2,6%, CTG tăng 3,3%, BID tăng 2,7%, BVH tăng 3,9%, GAS của PVGas còn tăng gần sát trần với 6,5%.
Rổ VN30 ghi nhận 26 cổ phiếu tăng giá/3 mã giảm. Toàn thị trường có 471 mã tăng trong tổng số 684 mã đang niêm yết.
Cổ phiếu của các tỷ phú Việt sau đợt lao dốc hôm qua cũng đã có sức hồi phục rất tốt.
VIC của Vingroup tăng 3000 đồng lên 96.000 đồng/cổ phiếu, thanh khoản đạt gần 1,7 triệu đơn vị. Tuy nhiên, khối ngoại vẫn bán ròng ở VIC hơn 100 ngàn đơn vị. Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm trở lại khoảng 5.600 tỷ đồng.
Cổ phiếu VIC hồi phục tốt trở lại giúp tài sản của ông Phạm Nhật Vượng tăng mạnh
HPG (Hòa Phát) của tỷ phú Trần Đình Long cũng hồi phục được 900 đồng lên 40.800 đồng/cổ phiếu. Tỷ phú Trần Đình Long đòi lại ngay 480 tỷ đồng. Khối tài sản chứng khoán của ông Long đạt 21.794 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong khi đó, VJC (Vietjet Air) của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lại có mức tăng khá khiêm tốn sau chuỗi ngày lao dốc. Kết phiên, VJC chỉ tăng được 200 đồng lên 141.000 đồng/cổ phiếu. Tài sản của tỷ phú Thảo tăng lên không đáng kể.
Phiên ngày 11/10/2018 được xếp vào một trong những ngày giao dịch khủng hoảng nhất của thị trường trong nhiều năm trở…
Theo Dân Việt
Thị trường chứng khoán sẽ biến động thế nào sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán?
Theo bảng thống kê VN-Index 17 năm qua, có 12/17 năm chỉ số này tăng trong tuần cuối cùng trước Tết. Tuy nhiên, sau kỳ nghỉ lễ dài chỉ có 9/17 lần VN-Index tăng trong tuần đầu tiên sau Tết. Nếu tính bình quân mức tăng/giảm thì thị trường có khả năng tăng 0,98% trong ngày giao dịch đầu tiên sau Tết Nguyên đán.
Nếu tính trung bình mức tăng của 17 năm qua, VN-Index đã tăng 1,32% vào tuần đầu tiên sau Tết. Trong đó, thị trường có 9 phiên tăng và 8 phiên giảm vào ngày chứng khoán khai Xuân. Nếu tính bình quân mức tăng/giảm thì thị trường có khả năng tăng 0,98% trong ngày giao dịch đầu tiên sau Tết Nguyên đán.
Diễn biến của TTCK trong 5 năm gần nhất:
Năm 2013, VN-Index đóng cửa phiên giao dịch trước Tết ở mức 494,03 điểm và kết thúc phiên giao dịch đầu tiên sau Tết là 493,95 điểm, giảm 0,08 điểm (-0,02%).
Năm 2014, VN-Index đóng cửa phiên giao dịch trước Tết ở mức 556,91 điểm và kết thúc phiên giao dịch đầu tiên sau Tết là 554,68 điểm, giảm 2,23 điểm (-0,04%).
Năm 2015, VN-Index đóng cửa phiên giao dịch trước Tết ở mức 587,24 điểm và kết thúc phiên giao dịch đầu tiên sau Tết là 596,95 điểm, tăng 9,71 điểm ( 1,7%).
Năm 2016, VN-Index đóng cửa phiên giao dịch trước Tết ở mức 544,75 điểm và kết thúc phiên giao dịch đầu tiên sau Tết là 543,79 điểm, giảm 0,96 điểm (-0,18 %).
Năm 2017, VN-Index đóng cửa phiên giao dịch trước Tết ở mức 697,28 điểm và kết thúc phiên giao dịch đầu tiên sau Tết là 703,18 điểm, tăng 5,9 điểm (0,85%).
TTCK toàn cầu hồi phục, giá dầu tăng 6% trong tết Mậu Tuất
Những năm gần đây, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và thế giới đã dần có sự liên hệ chặt chẽ hơn. Điển hình là giai đoạn trước Tết Mậu Tuất 2018, khi chỉ số Dow Jones giảm lần lượt 666 điểm, rồi 1.200 điểm sau hai phiên giao dịch ngày 3.2 và 6.2 khiến tài sản của giới siêu giàu Mỹ giảm 114 tỷ USD, các chỉ số hiển thị trên bản điện tử về TTCK Việt Nam cũng chìm trong sắc đỏ.
Hai tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng và Nguyễn Thị Phương Thảo đã bốc hơi hàng nghìn tỷ đồng do cổ phiếu giảm giá trị giao dịch
Tại Việt Nam, sau phiên giao dịch khiến VN-Index mất hơn 56 điểm hôm 5.2, thị trường chứng khoán tiếp tục chìm trong sự hoảng loạn vào sáng 6.2. Điều này khiến vốn hóa thị trường "bốc hơi" hơn 16 tỷ USD chỉ sau 2 ngày giao dịch. Theo thống kê, cổ phiếu VIC giảm 14% trong 2 ngày làm bốc hơi gần 8.500 tỷ đồng của tỷ phú số USD đầu tiên của Việt Nam - ông Phạm Nhật Vượng. Còn bà Nguyễn Thị Phương Thảo và các bên liên quan nắm giữ cổ phiếu của hãng hàng không Vietjet (mã VJC) cũng mất tới hơn 2.500 tỷ đồng.
Song sau đó, những ngày cận Tết nguyên đán, cùng với xu hướng tích cực trở lại của TTCK Thế giới, TTCK Việt Nam cũng hồi phục khá tốt, thậm chí tăng khá mạnh trong 2 phiên giao dịch cuối cùng với mức tăng gần 60 điểm.
Chỉ số Dow Jones, S&P 500 đều tăn trưởng tốt trong 5 ngày vừa qua
Trong giai đoạn nghỉ tết Mậu Tuất 2018 tại Việt Nam, các thị trường chứng khoán trên thế giới vẫn giao dịch bình thường và có những diễn biến hết sức tích cực.
Tính riêng trong 3 ngày từ 14 - 16.2, chỉ số Dow Jones đã tăng gần 600 điểm, tương ứng 2,35%. Các chỉ số chứng khoán Châu Âu như FTSE 100, cũng như các thị trường Châu Á nghỉ lễ ngắn hơn Việt Nam, hoặc không nghỉ lễ như Nikkei 225 (Nhật Bản), Kospi (Hàn Quốc), SET (Thái Lan)...cũng tăng mạnh trong giai đoạn nghỉ Tết Mậu Tuất.
Giá dầu WTI tăng gần 6% chỉ trong ít ngày nghỉ Tết Mậu Tuất
Tương tự diễn biến của TTCK, giá dầu cũng có sự phục hồi ấn tượng trong quãng thời gian nghỉ lễ tại Việt Nam. Trong đêm 19.2, giá dầu WTI có thời điểm lên mức 62,5 USD/thùng, tăng gần 6% so với thời điểm trước kỳ nghỉ Tết nguyên đán.
Sự hồi phục của giá dầu là tin vui cho nhóm cổ phiếu dầu khí, nhóm ngành có tỷ trọng lớn trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, việc giá dầu tăng mạnh lại trùng vào thời điểm thị trường Việt Nam nghỉ lễ cũng là điều khiến nhà đầu tư nuối tiếc.
Trong khi đó, Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng cho rằng, sự điều chỉnh của thị trường trong những phiên giảm điểm trước Tết chỉ mang tính ngắn hạn, còn về trung và dài hạn thị trường vẫn có đủ cơ sở để phát triển về qui mô và chất lượng.
"Kinh tế Việt Nam trong năm 2018 được các chuyên gia quốc tế kỳ vọng là sẽ rất tốt. Sự khởi sắc của nền kinh tế và những cam kết của Chính phủ trong việc tháo gỡ những rào cản đầu tư, hỗ trợ kinh tế tư nhân, những tác động tâm lý tích cực từ các đợt thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và niêm yết các doanh nghiệp lớn, có chất lượng sẽ thu hút mạnh các dòng vốn tham gia thị trường, đặc biệt là dòng vốn ngoại, tạo cơ sở vững chắc cho một năm phát triển mạnh và bền vững của TTCK Việt Nam", ông Dũng nói.
Cổ phiếu ngành thép và triển vọng 2020
Theo báo cáo cập nhật ngành thép của SSI Research, nhu cầu về các mặt hàng thép thành phẩm ước tính đạt tăng trưởng từ 10-15% trong năm 2018 nhờ làn sóng thị trường bất động sản năm 2017 đạt kết quả tích cực cũng như tiềm năng năng mảng xây dựng cơ sở hạ tầng hồi phục.
Tài sản của tỷ phú Trần Đình Long dự kiến sẽ tăng thêm hàng trăm tỷ đồng nhờ sự tăng trưởng của cổ phiếu HPG
Đánh giá triển vọng giai đoạn 2018-2020, SSI Rsearch cho rằng, sản lượng tiêu thụ thép của Việt Nam ước tính duy trì tăng trưởng 10%/năm nhờ ngành bất động sản và hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Đồng thời, các công ty hàng đầu với thương hiệu mạnh, quy mô kinh tế lớn hơn và kế hoạch tiếp tục mở rộng như HPG, HSG và NKG vẫn có thể giành được thị phần và đạt tăng trưởng nhanh hơn toàn thị trường.
Ngoài ra, các nhà sản xuất thép trong nước cũng sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu do Chính phủ ban hành. Ngoài biện pháp tự vệ đối với thép dài nhập khẩu từ năm 2016 đến 2020, Chính phủ đã ban hành các biện pháp tự vệ và chống bán phá giá bổ sung đối với tôn mạ kẽm và mạ màu nhập khẩu. Mức thuế áp dụng chủ yếu nằm trong khoảng 19-38% từ quý 2 năm 2017 đến 2020 - 2022.
Từ đầu, SSI cho rằng, định giá của HPG của ông Trần Đình Long vẫn thấp hơn nhiều so với các cổ phiếu vốn hóa lớn khác tại Việt Nam và trung bình khu vực. Và việc điều chỉnh giá cổ phiếu HPG cũng có thể tạo cơ hội định giá lại đối với các cổ phiếu ngành thép khác HSG và NKG.
Theo Danviet
Không chỉ lọt vào top 500 người giàu nhất hành tinh, tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa lấy lại vị trí giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện trực tiếp sở hữu gần 724 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup, giá trị hơn 55.000 tỷ đồng. Hơn 1 năm trở lại đây, ngôi vị giàu nhất trên sàn chứng khoán liên tục thay đổi giữa 2 cái tên là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup và ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC....