Sau ngày bác hàng xóm mất, tôi bàng hoàng khi biết bản thân có tên trong di chúc nhà bác ấy
Món quà của bác hàng xóm tặng quá lớn làm chúng tôi khó xử.
Bên cạnh nhà tôi có bác hàng xóm tên Lụa. Bác ấy có 2 người con và họ đều làm xa nhà, mỗi năm về thăm mẹ già được một lần. Vài lần các con của bác ấy muốn đưa bác lên thành phố nhưng không được.
Bác bảo con cháu bận rộn công việc học hành, bác đến sống cùng họ gây phiền phức và làm gia đình các anh chị nặng gánh. Không đâu tự do và hạnh phúc bằng nhà mình, vì vậy bác chẳng muốn đến sống nhà con nào.
Con trai bác Lụa cũng từng thuê người giúp việc chăm sóc nhưng rồi thấy bản thân khỏe mạnh và tự làm được mọi việc nên cho người làm nghỉ đỡ tốn tiền của con cháu.
Thương bác hàng xóm tuổi già không có người thân chăm sóc phụng dưỡng hằng ngày nên vợ chồng tôi coi bác ấy như người nhà và quan tâm rất ân cần. Lúc đầu chúng tôi còn mang canh qua biếu bác mỗi ngày, lâu dần bác ấy góp tiền mỗi tháng nhờ tôi nấu ăn ngày 2 bữa. Bởi bác sống một mình cũng buồn, qua nhà tôi ăn uống cười nói vui vẻ cũng tốt.
Suốt mấy năm qua, mối quan hệ giữa gia đình tôi với bác Lụa rất tốt. Những lúc bác bị bệnh cần đi viện, tôi và chồng thay nhau nghỉ việc để chăm sóc bác ấy.
Nửa năm vừa rồi, sức khỏe của bác Lụa yếu đi rất nhiều, không tự chăm sóc bản thân. Các con bác ấy muốn chúng tôi chăm sóc và sẽ trả lương hàng tháng nhưng chồng tôi nhận phụng dưỡng bác mà không lấy tiền.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Chồng tôi nói ngày còn nhỏ, gia đình rất khó khăn, ngày nào anh cũng qua nhà hàng xóm để ăn chực. Nhờ những bữa cơm đó mà anh được ấm bụng. Cho nên giờ anh cảm thấy giúp đỡ người khác cũng như một cách báo đáp cuộc đời đã cho anh may mắn có được những người hàng xóm tốt bụng. Thế nên chồng tôi làm mọi việc xuất phát từ tâm, rất chu đáo.
Lúc bác Lụa hấp hối, các anh chị cũng kịp về để nhìn mặt mẹ và họ rất cảm kích tấm lòng của vợ chồng tôi đã phụng dưỡng bác những ngày tháng cuối đời.
Hôm thứ 2 vừa rồi, người con cả của bác Lụa qua nhà tôi nói chuyện. Anh ấy bảo trong di chúc bác ấy để lại cho vợ chồng tôi 2m đất chiều ngang và 15m chiều dài đoạn giáp với đất nhà tôi, chúng tôi có thể sử dụng tùy ý.
Chúng tôi thấy việc làm của bản thân rất nhỏ, thế mà bác Lụa lại tặng cả một mảnh đất nên vợ chồng tôi không dám nhận.
Không ngờ anh con trai nói:
“Những năm qua các em chăm sóc mẹ anh như người thân ruột thịt, bọn anh cảm kích vô cùng. Mẹ hi sinh quá nhiều vì bọn anh, vậy mà cuối đời chẳng con nào ở bên phụng dưỡng được. Tâm nguyện trước khi mất của mẹ anh là muốn trả ơn các em bằng mảnh đất nhỏ, thế thì các em cứ nhận cho bà được thanh thản ở nơi suối vàng”.
Dù con bác Lụa nói thế nào đi nữa thì chồng tôi cũng không nhận đất, vì đó là tài sản của gia đình người ta, chúng tôi là người ngoài sao dám nhận. Thấy vợ chồng tôi không nhận đất thì con bác Lụa đặt 100 triệu lên bàn và mong chúng tôi nhận tấm lòng của gia đình anh ấy. Vợ chồng tôi thấy khó nghĩ quá.
Bố chồng tôi để lại tài sản cho vợ chồng con út, con cả không được một xu, ông qua đời chưa đầy 2 tháng đã xảy ra sự việc
Đọc xong, anh cả tức giận định xé luôn bản di chúc nhưng may mắn chồng tôi giật lại được.
Trong gia đình của chúng tôi, bố chồng là người quyết định toàn bộ việc lớn việc nhỏ. Mẹ chồng ốm yếu, chỉ nằm một chỗ. Anh trai chồng thì lấy vợ rồi định cư ở thành phố, một năm về thăm nhà được 2 lần. Chị dâu thì lâu lắm rồi tôi cũng chẳng thấy mặt. Chỉ còn lại vợ chồng tôi ở quê nhà chăm sóc bố mẹ chồng. Tôi còn phải chịu đựng sự khó tính của bố chồng trong suốt chục năm qua.
Năm ngoái bố chồng bệnh nặng, chồng tôi phải nghỉ làm để đưa ông đi viện. Gánh nặng kinh tế từ tiền học hành của con, tiền ăn uống, điện nước, thuốc thang của mẹ chồng... dồn hết vào vai tôi, cũng may bố chồng có lương hưu và bảo hiểm nên viện phí đỡ được phần nào, không đến lượt tôi phải lo.
Bố chồng điều trị 4 tháng ở viện rồi về nhà nằm thêm hơn 1 tháng nữa thì qua đời. Ông đi được 20 ngày thì mẹ chồng tôi cũng mất theo. Căn nhà đang đông người tự dưng thiếu vắng 2 trụ cột tinh thần nên rất trống vắng và buồn.
Tang lễ của bố chồng và mẹ chồng đều do một mình chồng tôi lo hết. Anh chồng đưa vợ con về tham dự như một người xa lạ đến viếng. Không có một sự hỗ trợ giúp đỡ nào từ anh chồng chị dâu. Đám tang xong thì anh chị lại đưa các con về thành phố.
Đến khi xong xuôi mọi việc được 2 tuần, anh chồng về nhà 1 mình và bàn bạc chuyện chia tài sản thừa kế. Anh bảo sẽ để cho vợ chồng tôi căn nhà đang ở, còn mảnh đất vườn và đất ruộng của bố mẹ thì bán hết đi để anh lấy tiền đầu tư. Anh chồng nói nhẹ như không, khiến chúng tôi, dù chưa muốn chia tài sản trong lúc bố mẹ vừa mất chưa được bao lâu, cũng đành phải mang di chúc của bố ra để cho anh đọc.
Ảnh minh họa
Trong di chúc, bố bảo để lại toàn bộ tài sản cho vợ chồng tôi, bao gồm đất đai nhà cửa (bố viết rõ cả số thửa, vị trí như trong sổ đỏ), còn anh cả không được gì vì đã có nhà cửa ở thành phố. Bố viết lý do bởi vợ chồng con út ở lại quê, có công chăm sóc bố mẹ lúc về già, còn con trai cả không đoái hoài gì tới ông bà.
Bên dưới ngoài chữ ký của bố chồng tôi còn có chữ ký của 2 người hàng xóm, cùng câu chứng nhận bố chồng tôi hoàn toàn tỉnh táo, khỏe mạnh khi viết những dòng di chúc này.
Đọc xong, anh cả tức giận định xé luôn bản di chúc nhưng may mắn chồng tôi giật lại được. Anh nói vợ chồng tôi chắc chắn đã đơm điều để bố ghét bỏ vợ chồng anh, chúng tôi dụ dỗ hết tài sản của ông. Anh không chấp nhận cách chia như thế này, anh sẽ kiện ra tòa để chia đôi tài sản.
Từ hôm đó, gia đình tôi nặng nề hẳn lên. Ngoài nỗi đau mất đi 2 người thân, thì giờ còn là nỗi đau anh em mâu thuẫn vì tài sản. Chồng tôi nói chia cho anh cả thì rồi anh sẽ bán mất đất tổ tiên, bố đã để cho anh thì anh quyết sẽ giữ tới cùng. Tôi thì sợ anh cả gây khó dễ rồi lại khó giải quyết nên muốn chia luôn cho anh một nửa. Thật không biết phải giải quyết sao bây giờ?
2 năm sau ly hôn, tôi không ngờ mình lên giường với chồng cũ, sau 1 đêm tôi bàng hoàng khi anh ghé tai nói 1 câu như trời giáng Ngày trước mỗi khi đèn hư, tôi phải gọi thợ đến xem giúp tôi. Nhưng hôm đó tôi không gọi được thợ, họ bận việc chưa đến được. Tôi sợ con gái thiếu đèn thì học hành khó khăn nên nhờ chồng cũ đến giúp. Tôi ly hôn chồng được hai năm. Dù khi đối mặt nhau giữa tòa, chúng tôi vẫn còn...