Sau Mỹ, đến lượt NATO coi Trung Quốc là ‘nguy cơ’ an ninh
Mỹ và các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương bây giờ thấy rõ rằng Trung Quốc là một “nguy cơ”, theo đặc phái viên Mỹ tại NATO hôm 9/12.
Đặc phái viên Mỹ Kay Bailey Hutchison lấy dẫn chứng về việc xây dựng quân đội của Bắc Kinh, hay cáo buộc nước này ăn cắp tài sản trí tuệ và có các động thái mà Mỹ xem là vấn đề ở Hong Kong.
“Tôi nghĩ chúng ta (NATO) đã đến muộn. Chúng ta đã chậm trễ trong việc đánh giá Trung Quốc như một nguy cơ. Hoặc có lẽ chúng ta đã đưa họ vào vòng nghi ngờ, nhưng vẫn dừng ở mức nghi ngờ còn bây giờ chúng ta đã rõ hơn một chút”, bà nói.
Bình luận của Hutchison là bình luận mới nhất từ một quan chức cấp cao của chính quyền ông Trump, nêu bật sự mất lòng tin mãnh liệt của Mỹ đối với Trung Quốc và những nỗ lực Mỹ nhằm thuyết phục các đồng minh.
Video đang HOT
Đặc phái viên Mỹ tại NATO Kay Bailey Hutchison.
Phát biểu trong sự kiện Tổ chức trực tuyến bởi Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế, một tổ chức tư vấn của Anh, Hutchison nói rằng thế giới đã cố gắng cho Bắc Kinh cơ hội tham gia vào “trật tự dựa trên quy tắc”, nhưng Trung Quốc đã cho thấy không thể tin tưởng được khả năng giữ sự công bằng của chính đất nước này.
Bình luận của Hutchison theo sau những nhận xét tương tự tại một sự kiện do Politico tài trợ từ Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ông nói rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc “thực sự đang thay đổi môi trường an ninh mà chúng ta phải đối mặt”.
Và một báo cáo mới do NATO ủy quyền thực hiện nói về tương lai của liên minh, cho rằng quy mô quyền lực của Trung Quốc và việc nước này nỗ lực vươn tới phạm vi toàn cầu đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với các xã hội dân chủ và cởi mở, đặc biệt là do một số yếu tố như sự mở rộng tham vọng lãnh thổ.
Carisa Nietsche, một cộng sự của chương trình an ninh xuyên Đại Tây Dương tại Trung tâm nghiên cứu An ninh mới của Mỹ (CNAS), nói dù châu Âu và Mỹ đang bắt đầu có điểm chung về cách họ nhìn nhận Trung Quốc, “khẳng định rằng toàn bộ liên minh nhìn thấy rủi ro vẫn chưa sát thực tế”.
Nietsche nói: “Bắc Kinh đã cố gắng thu hút các thành viên liên minh NATO, chẳng hạn như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ”.
Một số thành viên của liên minh cũng có thể do dự trong việc đối đầu với Trung Quốc vì họ lo ngại rằng nó sẽ làm mất tập trung vào mối quan hệ của NATO với Nga, theo Andrew Small, một nhà nghiên cứu thuộc chương trình Châu Á của Quỹ Marshall Đức, cho biết.
NATO “thực sự tụt hậu trong việc phân tích cơ bản về các rủi ro liên quan đến Trung Quốc”, ông nói. “Có một danh sách rõ ràng về các lĩnh vực… lẽ ra phải được liên minh giải quyết cách đây một thời gian, và tôi nghĩ rằng đã có một sự thức tỉnh về điều đó trong khoảng thời gian kể từ khi Mỹ đặt vấn đề này lên bàn cân”.
Nga điều thêm quân đến sát sườn NATO
Nga bổ sung một sư đoàn bộ binh cơ giới, dự kiến triển khai thêm hàng chục xe tăng, tàu chiến và tiêm kích đến vùng lãnh thổ Kaliningrad.
"NATO đang triển khai lực lượng tăng thiết giáp cùng nhiều đơn vị tiến công đa quốc gia gần Kaliningrad. Để đối phó mối đe dọa này, lãnh đạo lực lượng vũ trang phải thực hiện nhiều biện pháp tương xứng. Một trong số đó là thành lập một sư đoàn cơ giới hoàn chỉnh thuộc biên chế Hạm đội Baltic, với thành phần gồm các trung đoàn bộ binh cơ giới, pháo binh và tăng thiết giáp độc lập", tư lệnh Hạm đội Baltic Alexander Nosatov cho biết hôm nay.
Thiết giáp, pháo binh Nga diễn tập gần biên giới NATO hồi năm 2017. Ảnh: AP .
Đô đốc Nosatov cho biết quân đội Nga sẽ điều thêm 30 xe tăng chủ lực T-72B3M đời mới, một tàu hộ vệ mang tên lửa hành trình và số lượng không xác định tiêm kích Su-30SM đến vùng lãnh thổ Kaliningrad. Các hoạt động bổ sung này sẽ diễn ra trong năm sau.
Kaliningrad là vùng lãnh thổ hải ngoại của Nga, tiếp giáp với hai thành viên NATO gồm Litva và Ba Lan, cũng là nơi đặt tổng hành dinh Hạm đội Baltic hải quân Nga.
Mỹ và NATO liên tục mở rộng hiện diện sang phía đông bằng các cuộc tập trận và điều máy bay, tàu chiến áp sát biên giới Nga kể từ sau sự kiện Moskva sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Nga nhiều lần lên tiếng phản đối, cho rằng hành động này chỉ làm suy yếu ổn định tại khu vực và dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới, đồng thời triển khai nhiều khí tài hiện đại tới vùng Kaliningrad như tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M và hệ thống phòng không S-400 để đối phó.
Vị trí vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga. Đồ họa: BBC.
Nhóm Bộ tứ và bài học của Đức từ Thế chiến 1 khiến Trung Quốc lo lắng Bắc Kinh phàn nàn rằng nhóm Bộ tứ (Quad) - gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, và Australia - là một "NATO châu Á" hoặc "NATO thu nhỏ" có mục đích kiềm chế Trung Quốc. James Holmes, chủ tịch Chiến lược hàng hải J. C. Wylie thuộc Đại học Hải chiến Hoa Kỳ, cho rằng đến nay Bắc Kinh không hoàn toàn sai...