Sau mùa bão lụt, vợ đã biết tiết kiệm
Sống trong cảnh thiếu thốn đủ thứ, phải tiết kiệm từng lon gạo, dè sẻn nước sạch, vợ bắt đầu lo chuyện túng thiếu có thể ập đến bất cứ lúc nào.
Ngày cuối tuần vừa rồi là kỉ niệm ngày cưới, tôi định đưa cả nhà đi ăn ngoài thì vợ cản lại. Vợ bảo: “Nấu ăn ở nhà đi, tiết kiệm được khoản nào hay khoản đó” làm tôi ngạc nhiên quá đỗi. Nhớ lại vài ngày trước, vợ còn soạn đống giày cũ để chùi rửa, đóng đế lại để dùng. Sau đợt lụt bão vừa rồi, thói quen chi tiêu của vợ đã thay đổi hẳn.
Tôi là con út nên cưới nhau xong, chúng tôi sống chung cùng ba mẹ. Vợ chồng tôi không phải lo khoản mua đất làm nhà nên không áp lực nợ nần như nhiều bạn bè cùng lứa. Cả hai đều có công việc với mức lương ổn định, vợ còn tranh thủ bán hàng online nên thu nhập đủ sống, không phải quá tằn tiện.
Phải tiết kiệm từng lon gạo, dè sẻn nước sạch do cô lập vì bão lụt, vợ mới thấy tiếc thực phẩm thừa, phải tận dụng hết cỡ mới đủ cho bữa ăn. Ảnh minh họa
Vợ tôi sinh ra trong gia đình khá giả, vốn quen chi tiêu thoải mái, không để tâm đến việc tiết kiệm. Cô ấy có thể mua áo quần, giày dép không biết chán nếu có tiền trong túi. Đặc biệt, vợ hiếm khi dùng lại đồ cũ kể cả thực phẩm hay vật dụng. Vì tính cách này mà vợ và mẹ tôi thường hay mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày.
Nhiều lần, tôi góp ý, vợ cho rằng tôi khắt khe trong chuyện tiền bạc. Vợ bảo, nếu như vợ chồng đang nợ nần thì mới phải nhịn ăn tiêu để trả, đằng này lương đủ sống, việc gì phải bóp miệng cho khổ. Tôi lại nghĩ khác, chẳng phải lúc nào cũng kiếm ra tiền, phải tiết kiệm để dành phòng lúc ốm đau, làm ăn thất bát nữa.
Video đang HOT
Bao năm qua, vợ chồng nhắc đến chuyện tiết kiệm lại cãi vã nên tôi không bàn đến nữa. Đến mùa lụt năm nay, nhà tôi ở khá cao mà nước dâng lên làm ngập đến ba lần. Dù không đến mức phải di tản, nhưng sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều do cứ phải canh nước lên mà kê dọn đồ lên cao đến mất ăn mất ngủ.
Lúc đó, vợ mới than thở, giá như có tiền tiết kiệm thì cải tạo nhà, nâng nền lên cao sẽ khỏi phải chịu đựng cảnh này. Có lẽ, chứng kiến rất nhiều gia đình bỗng dưng trắng tay chỉ sau một đêm nước lụt lên quá nhanh, vợ mới biết lo lắng cho tương lai,
Mấy ngày nước lụt bao vây, đường sá chia cắt, không thể chợ búa, nhà có gì ăn nấy, vợ mới thấy tiếc thực phẩm thừa, phải tận dụng hết cỡ mới đủ cho bữa ăn. Chẳng có lời khuyên nào tác dụng bằng trải nghiệm thực tế cuộc sống cả, vợ tôi cũng không phải là ngoại lệ.
Từ sau đợt bão lụt, vợ đã biết tính toán chi tiêu để tiết kiệm. Ảnh minh họa
Sống trong cảnh thiếu thốn đủ thứ, phải tiết kiệm từng lon gạo, dè sẻn nước sạch trong những ngày cô lập vì bão lụt, vợ mới thấm thía cảm giác túng thiếu có thể ập đến bất cứ lúc nào nếu không biết tích lũy phòng bị.
Tôi từng nghĩ vợ sẽ chẳng bao giờ thay đổi được lối sống hoang phí, nào ngờ, qua đợt lụt bão, mọi chuyện đã khác. Từ ngày đó, mẹ tôi và vợ cũng bớt hục hặc nhau hơn vì vợ không còn khó chịu khi mẹ hâm thức ăn thừa hay giữ lại đồ dùng cũ. Vợ còn bảo: “Nhờ mấy bao quần áo cũ mẹ cất lại mà dọn dẹp nhà nhanh hơn, chứ kiếm miếng giẻ lau nhà không có lại thêm tốn kém”.
Vợ cay sống mũi khi biết lý do chồng lén lút mang chiếc nồi thủng về nhà mới
Chồng tôi là người đàn ông tốt. Anh chỉ có một khuyết điểm, đó là quá tiết kiệm. Có lẽ cái nghèo đã ám ảnh chồng tôi, đến nỗi bây giờ, anh vẫn còn giữ nguyên thói hà tiện.
Chồng tôi nhìn chiếc nồi, nói anh không muốn vứt bỏ vì đó là kỷ niệm từ thời còn khó khăn. (Ảnh minh họa).
Sống cùng nhau đã 7 năm, vợ chồng tôi trải qua biết bao thăng trầm. Từ những ngày đầu khi trong tay cả hai chưa có gì, cho đến khi kinh tế gia đình khá hơn. Chúng tôi luôn ở bên và yêu thương nhau, ngay cả những lúc túng thiếu, khó khăn nhất.
Chồng tôi là người đàn ông tốt. Anh chỉ có một khuyết điểm, đó là quá tiết kiệm. Có lẽ cái nghèo đã ám ảnh chồng tôi, đến nỗi bây giờ, anh vẫn còn giữ nguyên thói hà tiện.
Bình thường trong những gia đình khác, người đàn ông thường tiêu pha phung phí hơn phụ nữ. Còn ở nhà tôi, lúc nào chồng cũng căn cơ từng chút một.
Anh không bao giờ mua một chiếc áo mới, quần rách thì may vào mặc tiếp, đợi đến khi tôi ca cẩm mới chịu bỏ đi. Thậm chí thấy vợ có quần áo mới, chồng tôi lại soi mói, cho rằng tôi tiêu hoang, không biết tính toán tiết kiệm.
Không chỉ khó khăn tiền bạc với vợ, chồng tôi còn chi li với cả bố mẹ. Mỗi lần tôi cho bố mẹ chồng tiền là một lần chúng tôi cãi nhau. Chồng tôi bảo bố mẹ đang khỏe, lại có lương hưu, không việc gì phải đưa tiền. Thành thử ra những lần sau, tôi đều phải dấm dúi đưa cho mẹ chồng. Kể ra thì thật ngược đời, nhưng đối với gia đình tôi, đó hoàn toàn là sự thật.
Chồng tôi là như thế, lúc nào anh cũng sợ tôi chi tiêu phung phí để rồi lại khó khăn như ngày xưa. Đồ đạc trong nhà, dù cũ kỹ anh cũng không chịu mua mới, trừ khi món đồ ấy đã hỏng và không thể nào sửa chữa được.
Mấy năm nay, chúng tôi sống ở nhà thuê. Bây giờ có tiền mới mua được căn nhà khang trang, rộng rãi. Hôm vừa rồi chúng tôi chuyển nhà, tôi cố tình bỏ đi một số đồ cũ. Vậy mà khi xếp đồ ra, tôi lại thấy một chiếc nồi thủng đã được chồng lén bỏ vào từ lúc nào.
Giận chồng quá hà tiện, tôi cầm chiếc nồi mang vào phòng ngủ để nói chuyện với anh.
Chồng tôi nhìn chiếc nồi, nói anh không muốn vứt bỏ vì đó là kỷ niệm từ thời còn khó khăn. Hơn nữa bây giờ chúng tôi vẫn có thể tận dụng để làm việc khác.
ghe chồng nói, tôi thật không có lý do để vứt bỏ, nhưng vẫn giận anh và không biết phải làm thế nào cho chồng chịu thay đổi.
Thiết nghĩ một thời gian ngắn, tôi còn có thể chịu đựng được. Nếu lâu dài mà cứ như thế này, tôi sợ mình sẽ chán chồng và làm những việc không đúng. Mọi người ơi, có cách nào để chồng tôi chịu thay đổi không?
Nghe vợ chồng tôi bàn bạc chuyện thuê người giúp việc, mẹ chồng lập tức rút ví làm một hành động khiến cả nhà sửng sốt Yêu cầu của mẹ chồng làm tôi cảm thấy vô cùng khó xử. Mẹ chồng tôi năm nay đã 70 tuổi rồi. Mặc dù đến độ "xế chiều" nhưng bà ấy vẫn rất nhanh nhẹn, tháo vát trong mọi việc. Vậy nên kể cả khi bố chồng mất từ lâu vì ung thư, mẹ chồng vẫn sống rất vui vẻ và khỏe mạnh...