Sau một tuần về quê chịu tang bố, vợ bỗng nhiên mang di ảnh bố lên thành phố và đề nghị tôi một việc không tưởng
Tôi chỉ là con rể, tại sao lại phải thờ bố vợ? Sau này bố mẹ tôi khuất núi, tôi biết thờ ông bà ở chỗ nào đây?
Tôi không biết có phải mình quá dễ dãi với vợ hay không, chỉ thấy càng ngày em càng quá đáng. Chuyện gì vợ tôi cũng tự quyết mà không bao giờ hỏi ý chồng.
Chúng tôi mới kết hôn được hơn một năm, hiện tại vẫn chưa có con nên cuộc sống khá thoải mái. Là đàn ông nhưng tôi thường xuyên giúp vợ làm việc nhà. Tôi không nề hà vấn đề lau nhà, rửa bát. Thậm chí số lần tôi làm việc nhà trong tuần còn nhiều hơn cả vợ.
Đáng lẽ ra vợ tôi phải biết trân trọng những gì mà cô ấy đang có. Đằng này cô ấy được voi đòi tiên, lấy chồng rồi nhưng tâm trí lúc nào cũng chỉ hướng về nhà ngoại. Đợt trước chúng tôi mua nhà, bố vợ chẳng giúp được đồng nào. Thế mà lúc bố ốm, vợ tôi mang hết tiền tiết kiệm chữa bệnh cho ông.
Thú thật lúc đầu tôi rất giận. Biết rằng nhà em chỉ có một bố một con, nhưng chuyện gì cũng phải thông qua tôi trước. Chưa kể nhà còn nợ nần, cô ấy lại dám ôm tiền đi như vậy là không thể chấp nhận được. Lần ấy, tôi đã nói rõ quan điểm là không có chuyện như vậy tái diễn. Nhưng dường như vợ tôi bỏ ngoài tai tất cả.
Mặc dù chỉ là con rể nhưng trong đám tang của ông, tôi cũng đứng ra quán xuyến, lo liệu không khác gì con ruột. (Ảnh minh họa)
Sau khi chữa trị một thời gian, bệnh tình bố vợ tôi không thuyên giảm, ông qua đời cách đây 10 ngày. Mặc dù chỉ là con rể nhưng trong đám tang của ông, tôi cũng đứng ra quán xuyến, lo liệu không khác gì con ruột. Hết 3 ngày, tôi quay về nhà tiếp tục công việc, còn vợ thì ở lại để cúng tuần cho bố.
Video đang HOT
Hôm vợ lên, tôi lo cô ấy mệt mỏi nên đã nấu cơm chờ sẵn. Nhưng chưa kịp ăn thì chúng tôi nổ ra chiến tranh. Thật không hiểu vợ tôi suy nghĩ kiểu gì mà lại mang cả di ảnh bố lên thờ. Cô ấy không thèm bàn bạc, hỏi han tôi 1 tiếng. Đó là không kể việc tôi chỉ là con rể, sao lại thờ bố vợ? Tôi bảo với vợ cứ thờ cúng bố ở nhà và nhờ họ hàng trông nom. Sau này bố mẹ tôi có khuất núi thì trách nhiệm thờ phụng lại đổ cho ai đây?
Khi tôi nói không đồng ý, vợ gào khóc bảo tôi ích kỷ. Trong lúc tức giận, cô ấy còn nói nếu tôi vẫn giữ nguyên tư tưởng này, cô ấy sẽ không bao giờ thờ nhà chồng vì điều đó thiếu công bằng với nhà ngoại. Tôi đã gọi điện cho bố mẹ, nhờ ông bà can thiệp nhưng mọi lời nói đều như nước đổ lá khoai.
Rõ ràng con gái đi lấy chồng không thể thờ bố mẹ đẻ, tại sao vợ tôi lại không hiểu điều cơ bản đó nhỉ? Giờ tôi nói hết nước hết cái mà vợ vẫn mặt nặng mày nhẹ không phục. Theo mọi người tôi nên giải quyết chuyện này thế nào cho hợp tình hợp lý?
(the_anh…@gmail.com)
T.T.H.N
Làm dâu "giùm" con gái
Tôi nghĩ, lỡ may bên nhà chồng con gái có việc mà chị ốm hay bận công chuyện thì con gái biết xoay xở ra sao, vì từ trước đến giờ mọi việc đều lo liệu tươm tất nhờ sự trợ giúp của mẹ.
Đã lâu ngày tôi mới ghé nhà chị đồng nghiệp cũ chơi dù ở cách nhau có mấy dãy phố. Đang ngồi trò chuyện, định rủ nhau đi mua quần áo thì chị nhận được điện thoại của con gái. Nghe xong chị bảo tôi: "Hẹn em hôm khác nhé, giờ chị phải đi chợ, ngày mai bên nhà chồng cái Thanh có đám giỗ".
Tôi ngạc nhiên hỏi: "Đi phong bì là được rồi cần gì mua lễ cho cầu kì hả chị". Chị cười giải thích: "Chị đi mua đồ về làm cỗ giúp nó, chứ nó không biết làm". Rồi chị kể, mình phải lên thực đơn rồi đi chợ mua đầy đủ nguyên liệu về sơ chế, món nào nấu được thì nấu luôn. Ngày mai, con gái lái xe qua chở về nhà chồng dọn lên mâm là xong.
Mỗi khi nhà chồng có việc, con gái lại cầu cứu mẹ giúp đỡ, thương con vụng về, chị cáng đáng hết việc nhà người ta. Ảnh minh hoạ
Con gái chị mới lấy chồng gần nửa năm, làm dâu một gia đình giàu có. Ngày đám cưới, ai cũng tấm tắc khen cô dâu xinh đẹp, xứng đôi vừa lứa với chú rể, riêng chị có nỗi lo riêng.
Chị tâm sự, con gái từ nhỏ đến giờ chỉ biết ăn và học, không đụng tay vào việc gì. Giờ lại về làm dâu một gia đình tứ đại đồng đường, bao nhiêu việc phải gánh vác, chị sợ con kham không nổi. Thay vì tìm cách cầm tay chỉ việc cho con, chị lại đích thân làm thay con phận sự ở nhà chồng.
Mẹ chồng con gái khá cầu kì và kĩ tính. Ngay hôm đám hỏi, bên thông gia đã ướm lời giao hết trách nhiệm cho con dâu từ quán xuyến việc nhà đến lo cúng quảy giỗ chạp. Lúc đầu, con gái chị chủ quan cứ nghĩ chỉ cần thuê dịch vụ là xong, nào ngờ, mẹ chồng yêu cầu phải tự nấu, đành phải cầu cứu mẹ ruột.
Hôm nào nhà bên đó có việc, chị đều phải tất bật chợ búa nấu nướng giùm con gái. Chị sợ người ta chê con mình vụng, thôi thì "con dại cái mang". Nhà thông gia cũng biết nhưng việc vàn trôi chảy nên cũng chẳng phàn nàn, chỉ khổ thân chị.
Chẳng riêng gì chuyện lo giùm đám cỗ mà tất tần tật việc gì mẹ chồng giao, con gái đều khoán thẳng cho mẹ đẻ. Nhớ hồi tết, biết không thể tự mình dọn dẹp nhà cửa rộng thênh thang nên con gái chị muốn thuê dịch vụ vệ sinh. Nhưng mẹ chồng cảnh báo: "Làm thế nào thì làm nhưng phải sạch sẽ gọn gàng, không mất mát đồ đạc trong nhà".
Con gái bận đi làm, thế là chị phải qua nhà thông gia chỉ đạo đội vệ sinh làm việc đồng thời canh chừng nhà cửa suốt hai ngày. Sắm sửa đồ tết cho nhà chồng con gái cũng một tay chị tính toán lo liệu.
Nhà người ta không đơn giản như nhà chị, nhìn vào danh sách liệt kê mẹ chồng đưa cho con gái, chị cũng hoa mắt chóng mặt. Mất gần một tuần, đi chợ không biết bao nhiêu lần, chị mới hoàn thành việc chuẩn bị tết cho nhà bên đó.
Mấy ngày lễ, đích thân chị phải đi chọn quà cho con gái tặng mẹ chồng sao cho phù hợp, sợ con vụng về lại mất lòng. Chị bảo, nhiều lúc tủi thân lắm, ngày lễ, con gái gọi điện chẳng chúc mừng mẹ được nửa lời mà chỉ biết thúc giục: "Mẹ mua được quà chưa, xem thứ gì đắt một tí, bên ấy mà chê là con mệt lắm".
Thay vì tập dần cho con biết quán xuyến, chị lại đích thân làm thay con phận sự ở nhà chồng. Ảnh minh hoạ
Mỗi lần con gái cùng nhà chồng về thăm quê, chị cũng phải lo liệu đủ thứ từ đồ lễ thắp nhang cho ông bà đến quà cáp cho họ hàng bà con làng xóm. Tôi khuyên chị nên để con gái tập dần mà lo liệu việc nhà chồng chứ chị đâu gánh vác thay mãi được. Chị cười xoà: "Mình nghỉ hưu nên cũng rảnh, giúp con được ngày nào thì hay ngày đó".
Tôi nghĩ, lỡ may bên nhà chồng con gái có việc mà chị ốm hay bận công chuyện thì con gái biết xoay xở ra sao khi từ trước đến giờ mọi việc đều lo liệu tươm tất nhờ sự trợ giúp của mẹ. Nếu để con tự làm, có thể nhà chồng sẽ khó chịu một thời gian nhưng rồi sẽ quen, chứ chị cứ giúp con hoàn thành nghĩa vụ cho hoàn hảo trong mắt họ như thế rồi mai này biết phải làm sao, vì chị đâu ở bên con mãi được.
Hồng Ngân
Sự dằn vặt của người phụ nữ lạc nhịp trái tim với trai trẻ trong công viên Tôi biết rằng mình đã bị cám dỗ bởi thứ tình cảm không nên có, thế nhưng tôi không thể dừng lại được. Trái tim, tâm trí của tôi luôn nhắc tôi nhớ đến cậu ấy. Tôi là một phụ nữ trung niên, năm nay đã 47 tuổi. Kể ra câu chuyện này, có lẽ mọi người sẽ nói tôi là kiểu phụ...