Sau một thời gian bố mẹ ly hôn, các con không muốn về nhà nội
Càng lớn, 2 con gái của chị sẽ càng không muốn về bên nội vì các con không có nhiều điều quan tâm chung, không có người chơi và không cảm nhận được hơi ấm tình thân.
Ảnh minh họa
Điều may mắn nhất khi trở thành mẹ đơn thân của chị là cả 2 cô con gái đã trưởng thành. Hai đứa hơn nhau chưa đầy 3 tuổi, chị thực sự vô cùng vất vả khi quyết định chia tay chồng ngay trước kỷ niệm 5 năm ngày cưới 1 ngày.
Và trong hành trình 13 năm qua, chồng cũ hầu như quên hẳn 2 cô con gái bé bỏng này, chỉ lo chăm sóc cậu con trai với người vợ mới. Giờ chị không còn trách chồng cũ vì tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của anh ta nữa nhưng lại nảy sinh vấn đề liên quan đến nhà nội.
Bố chồng cũ mắc bệnh hiểm nghèo và không qua khỏi. 13 năm qua, tuy không có kết nối chăm sóc từ chồng và bên nội nhưng mỗi năm, chị vẫn cho con về quê nội dịp Tết.
Mấy năm dịch Covid-19 thì thôi và có lẽ bọn trẻ dần lớn lên, cảm nhận được tình cảm, sự yêu thương nên chúng cũng không còn muốn về nội nữa. Khi nhận tin báo bố chồng cũ ốm nặng, chị cũng đã thuê taxi đưa 2 con về thăm.
Đến lúc ông qua đời, chị nói với 2 đứa chuẩn bị quần áo về quê 3 ngày để tang ông nội. Nhưng bọn trẻ nhất định không chịu, chỉ đồng ý về viếng ông rồi đi luôn. Chị đã phân tích mọi điều với các con nhưng 2 đứa khăng khăng giữ ý kiến của mình.
Chị nghĩ, việc chị thuyết phục con làm việc này không phải vì sĩ diện của mình mà chị chỉ muốn dạy con những ứng xử tròn đạo lý. Nhưng các con có lẽ ở cái tuổi lỡ cỡ, cũng có lập luận riêng, nhất định là “bọn con không làm gì xấu cả, bọn con sẽ về viếng ông, đưa ông ra đồng rồi về, không ngủ lại hay ăn uống gì cả”.
Chị gọi điện thoại chia sẻ câu chuyện với Thanh Tâm, mong nhận được những đồng cảm và biết đâu lại khơi gợi cho chị cách tiếp cận, hướng dẫn con hiệu quả hơn.
Thanh Tâm nghĩ rằng chị đã làm rất tốt việc nuôi dưỡng tình cảm với bên nội cho các con, dù bên nội, nhất là người bố đã không chăm sóc, nuôi dưỡng. Nhưng khi con người bị ngắt kết nối tình thân, không quan tâm thường xuyên, chỉ còn là buổi gặp mặt không nhiều tình cảm thì tự nhiên sẽ dần mất sự thân thiết.
Video đang HOT
Càng lớn, 2 con gái của chị sẽ càng không muốn về bên nội vì các con không có nhiều điều quan tâm chung, không có người chơi và không cảm nhận được hơi ấm tình thân. Hãy để các con ý thức về bên nội nhưng cũng cần cho con được sống với tình cảm thật của mình.
Theo Thanh Tâm, việc hiếu với ông nội, các con suy nghĩ và dự định thực hiện như vậy cũng khá trọn vẹn vì các con cũng không phải là người chính thực hiện các lễ nghi đám hiếu ở quê.
Được biết, quê nội của các con có thể đi về trong ngày nên Thanh Tâm khuyên chị, nếu muốn các con tham gia cả 2-3 ngày tổ chức tang lễ của ông ở quê thì chị có thể nghĩ đến phương án đưa đón các con trong những ngày này.
Và Thanh Tâm có thể cảm nhận được chị thở phào nhẹ nhõm vì đã tìm được cách giải quyết mọi vướng mắc của ba mẹ con trong việc này. Chị cũng đồng ý với Thanh Tâm, các con đã bước sang một giai đoạn nhận thức mới của cuộc đời, có chính kiến trong mọi vấn đề, chị sẽ luôn tôn trọng quyết định của con, chỉ làm người bạn lớn đồng hành và góp ý kiến để các con có cơ sở vững chắc cho lựa chọn của mình.
Cách chăm sóc chu đáo cha mẹ về già
Là người con đã trưởng thành, bạn thường cảm thấy lo lắng cho tuổi già của bố mẹ nhưng không phải lúc nào bạn cũng biết cách quan tâm, chăm sóc họ.
Khi bố mẹ già đi, rất khó để bạn biết khi nào họ cần được giúp đỡ nhiều hơn. (Ảnh: ITN).
Đặc biệt là khi bạn không sống với họ hoặc đang ở một thành phố khác.
Bạn thường xuyên tự hỏi: Họ có ổn không? Họ có cần giúp đỡ không? Họ có cô đơn không? Nếu đây thực sự là cảm giác của bạn thì bạn không đơn độc.
Nhiều người trên khắp thế giới đang trải qua những thăng trầm trong việc chăm sóc bố mẹ già. Nhưng nhiệm vụ khó khăn đến mấy cũng sẽ có cách giải quyết. Dưới đây là 5 giải pháp giúp bạn giải tỏa lo lắng và áp lực trong việc chăm sóc đời sống tinh thần cho bố mẹ.
Lên lịch đến thăm bố mẹ thường xuyên
Khi bố mẹ già đi, rất khó để bạn biết khi nào họ cần được giúp đỡ nhiều hơn, đặc biệt nếu bạn đang bận rộn với các trách nhiệm trong cuộc sống riêng.
Dẫu vậy, bố mẹ càng nhiều tuổi, việc dành thời gian chất lượng cho họ càng trở nên quan trọng. Để thực hiện được điều này, hãy cố gắng sắp xếp các chuyến thăm định kỳ tùy thuộc vào khoảng cách bạn sống và mức độ chăm sóc mà bố mẹ cần. Nếu bạn và bố mẹ ở cùng thành phố, hãy cố gắng gặp họ vài lần một tháng.
Lên lịch họp vào cùng một ngày mỗi tuần để bạn và bố mẹ đều cảm thấy dễ nhớ. Trong chuyến thăm của bạn, hãy chú ý giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp đồ đạc và thuốc men, đồng thời bầu bạn với họ: Chơi cờ hoặc đánh bài, xem phim, đi dạo hoặc làm bất cứ điều gì để giữ cho đầu óc minh mẫn và cơ thể năng động nhất có thể.
Nếu bạn không thể đến thăm bố mẹ thường xuyên thì một lá thư hoặc món quà bất ngờ cũng đủ để cho thấy bạn thực sự quan tâm họ. Cảm giác được yêu thương có thể mang lại sức khỏe tốt hơn cho người già.
Trong khi đó, sự cô đơn và trầm cảm mãn tính có thể dẫn đến huyết áp cao, hệ thống miễn dịch yếu hơn và tăng cortisol (một loại hormone gây căng thẳng) gây áp lực cho cơ thể của người già.
Sử dụng công nghệ để duy trì kết nối với bố mẹ
Giao tiếp là ưu tiên hàng đầu khi chăm sóc người già. (Ảnh: ITN).
Khi con cái trưởng thành, việc chăm sóc bố mẹ già có thể là một thách thức khi bố mẹ và con cái không sống cùng một nơi. Nhưng, trong thời đại ngày nay, các công cụ giao tiếp đã giúp chúng ta thu hẹp khoảng cách này.
Thường xuyên gọi điện cho bố mẹ, gửi tin nhắn và thực hiện cuộc trò chuyện video bất cứ khi nào có thể. Giao tiếp là ưu tiên hàng đầu khi chăm sóc người già. Nó sẽ giúp bạn hiểu nhu cầu và mong muốn của họ đồng thời củng cố mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.
Duy trì giao tiếp cởi mở giữa bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình
Đừng ngại hỏi trực tiếp bố mẹ về những gì họ cần giúp đỡ. (Ảnh: ITN).
Sẽ rất khó khăn nếu một mình bạn đảm nhiệm việc chăm sóc bố mẹ, vì thế bạn cần sự hỗ trợ từ các thành viên khác trong gia đình.
Duy trì những cuộc cuộc đối thoại cởi mở với mọi người là rất quan trọng để luôn thống nhất quan điểm và đảm bảo mọi người được thông báo về các vấn đề sức khỏe của bố mẹ cùng các yêu cầu hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày. Điều này cũng sẽ giúp bạn yên tâm khi biết rằng bạn không phải là người duy nhất đang lo lắng cho bố mẹ.
Đừng ngại hỏi trực tiếp bố mẹ về những gì họ cần giúp đỡ, họ đang gặp khó khăn ở đâu? Hoặc thậm chí, một số điều khiến họ hạnh phúc hơn hàng ngày là gì? Bằng cách tạo một cuộc đối thoại cởi mở trực tiếp với bố mẹ, bạn sẽ tránh được việc cho rằng điều gì đó không đúng hoặc bỏ sót điều gì đó quan trọng đối với họ.
Xem xét kế hoạch tài chính của bố mẹ
Bạn không chỉ giúp bố mẹ mình khỏe mạnh, mà với tư cách là người chăm sóc, bạn có thể phải hỗ trợ họ lập kế hoạch tài chính để đảm sức khỏe cho tương lai.
Dành thời gian với bố mẹ để xem xét ngân sách và chi phí hàng tháng của họ. Tìm cách giúp họ tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm khi biết rằng bố mẹ đang sống trong khả năng của mình, thiết lập ngân sách thực tế và chi tiêu phù hợp.
Chăm sóc bản thân
Chỉ khi chúng ta tự giúp mình trước thì chúng ta mới có thể giúp đỡ người khác một cách hiệu quả. Chăm sóc bản thân, sức khỏe và hạnh phúc của chính bạn là một trong những điều quan trọng nhất nhưng thường bị lãng quên.
Khi các nhu cầu cá nhân của bạn, bao gồm cả sức khỏe thể chất và tinh thần của chính bạn, được chăm sóc, cha mẹ già của bạn cũng sẽ được hưởng lợi.
Hãy cảnh giác với các dấu hiệu căng thẳng để bạn có thể lùi lại một bước khi cần thiết. Nếu bạn thấy khối lượng công việc chăm sóc quá nhiều để tự mình xử lý, có lẽ đã đến lúc tìm kiếm các nguồn thay thế như nhóm hỗ trợ đặc biệt hoặc bất cứ ai có thể cùng bạn chia sẻ trách nhiệm này.
Về chăm mẹ bệnh, bạn trai ở lại luôn và rủ tôi về quê sống Không ngờ về chăm sóc mẹ bệnh, Quảng lại ở luôn quê, không muốn quay trở lại thành phố. Anh đã đẩy tôi vào thế khó xử, không biết phải chọn con đường nào nữa? Ảnh minh họa Mối tình của tôi và Quảng đang diễn ra tốt đẹp thì anh ấy bị mất việc. Nhân lúc không có việc làm, Quảng về...