Sau một năm rời chùa Bồ Đề, các trẻ đều có sức khoẻ tốt
Sau khi xảy ra việc mua bán trẻ ở chùa Bồ Đề,tháng 8.2014, toàn bộ trẻ em, người cao tuổi thuộc diện bảo trợ xã hội tại chùa này được đưa đến các trung tâm bảo trợ xã hội có phép của thành phố Hà Nội. Sau 1 năm gặp lại, 22 em bé được chuyển khỏi chùa Bồ Đề đều có sức khỏe tốt, được học đọc, học viết.
Cô bé Kiều Hà Anh sinh năm 2008 bẩm sinh bị dị tật không đi lại được nhưng sau thời gian được vật lý trị liệu và tập phục hồi đã có thể đứng vững
Trong số các cháu chuyển khỏi chùa, có 22 em bé được đưa về Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội (xã Thụy An, huyện Ba Vì).
Ông Đỗ Đức Hồng, Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội cho biết luôn cố gắng tạo điều kiện để các em nhỏ được chăm sóc, học tập, vui chơi như trẻ em bình thường.
22 cháu bé ở chùa Bồ Đề đã trải qua 1 năm sinh sống tại Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em tàn tật tại Thụy An, Ba Vì, Hà Nội
Mỗi ngày các cháu có tới 6 bữa ăn, trong đó có 3 bữa chính, bổ sung đầy đủ các loại vitamin cần thiết cho cơ thể
Trong số 22 trẻ từ chùa Bồ Đề chuyển giao cho trung tâm nuôi dưỡng, hầu hết đều bị khuyết tật bẩm sinh, nhiều em không thể tự đi lại và nhận thức được. Ngoài việc chăm sóc đơn thuần, trung tâm còn có trách nhiệm chữa trị bệnh cho các cháu
Tại trung tâm các em được chăm sóc chu đáo, thường xuyên có 3 điều dưỡng viên túc trực tại phòng
Video đang HOT
Tuy không đủ nhận thức nhưng các em vẫn rất hay bày tỏ tình cảm với các điều dưỡng và tình nguyện viên chăm sóc mình
Trẻ em còn được tham gia tập múa để chuẩn bị biểu diễn trong lễ mừng ngày Tết Trung thu sắp tới của trung tâm
Trung tâm còn có phòng phục hồi chức năng, giúp trẻ rèn luyện để có thể hòa nhập cùng những trẻ bình thường
Cháu bé Hà Anh tự tập đi bằng xe lăn
Một số em nhỏ còn được đi học, học viết và tập làm toán. Em Kiều Huyền Anh bị dị tật chân phải, chân trái phải lắp chân giả nhưng được đánh giá là có trí nhớ tốt. Em học trong vòng 6 tháng đã biết đọc, biết viết và làm toán cộng trừ đến 10
Cháu Cù Xuân Minh sinh năm 2007 không biết nói, rất thích được chụp ảnh
Dũng Minh – Cẩm Giang thực hiện
Theo Thanhnien
Cuộc sống mới của "cụ bà lo chết không có chỗ chôn"
Ở trong chiếc thuyền cũ nát, ẩm thấp, hàng ngày lênh đênh trên sông nên cụ Thủy thường xuyên ốm đau, sức khoẻ dần yếu đi. Sau nhiều lần vận động, cuối cùng cụ Thủy cũng nhận lời vào Trung tâm bảo trợ xã hội để được chăm sóc những ngày cuối của cuộc đời.
Chị Trịnh Thanh Thủy, cán bộ chính sách phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa cho phóng viên Dân trí biết, cụ Nguyễn Thị Thủy (96 tuổi), sống ở làng chài Thành Công, phường Đông Thọ nhân vật trong bài viết "Cụ bà 95 tuối sống đơn độc trên thuyền, lo chết không có chỗ chôn" đăng trên báo Dân trí ngày 11/8/2014 hiện không còn phải sống trên chiếc thuyền nhỏ, cũ nát lênh đênh trên sông nước nữa.
Cụ Thủy trong nơi ở mới tại Trung tâm bảo trợ số 2 tỉnh Thanh Hóa.
Theo đó, sau khi báo Dân trí phản ánh, ngoài sự quan tâm của độc giả cả nước dành cho cụ Thủy thì các ban ngành đoàn thể của phường Đông Thọ đã vào cuộc, vận động cụ Thủy vào sống trong trung tâm bảo trợ xã hội để không còn phải sống cảnh đơn độc, lênh đênh trên sông nước.
Chị Thủy chia sẻ: "Phải mất một thời gian dài chúng tôi mới vận động và đưa được cụ Thủy lên bờ để đến trung tâm bảo trợ. Lúc đầu cụ cương quyết không chịu đi vì cụ không muốn rời xa nơi ở mà mình đã gắn bó gần hết đời. Ở đó có bà con làng chài ngày đêm sớm tối sum vầy, cụ sợ lên bờ rồi không biết bao giờ mới quay về làng chài được. Khi đưa cụ đi, cụ cứ quay lại nhìn mãi về xóm chài của mình".
Cụ Thủy bên người bạn mới cùng phòng, cùng cảnh ngộ như mình động viên nhau để sống những ngày cuối đời.
Chúng tôi đã tìm đến căn phòng mới nơi cụ ở, rộng hơn 20m2 có 3 chiếc giường, nhà vệ sinh và nhà tắm chung ở trung tâm bảo trợ. Ngoài cụ Thủy thì còn có thêm hai cụ già cùng cảnh ngộ sống tại đây. Thấy có người đến thăm hỏi, dù không biết là ai do đôi mắt đã mờ nhưng cụ Thủy vẫn gắng nhìn rõ xem có phải người quen của mình không.
So với những lần gặp trước, lần này chúng tôi nhận ra rõ thần sắc của cụ Thủy đã tốt hơn rất nhiều. Mái tóc trên đầu cụ Thủy đã bạc trắng được buộc gọn gàng, làn da của cụ Thủy nhìn trắng và khỏe hơn rất nhiều so với những ngày còn ở trên thuyền...
Mỗi khi nhớ về làng chài, cụ Thủy lại ra ô cửa sổ ngóng về phía xa xăm để nhớ về những hàng xóm cũ của mình.
Cụ bảo: "Giờ già rồi, ăn uống có được mấy nữa đâu, sống được thế này là khỏe, là tốt lắm rồi. Mỗi ngày chỉ ăn được một bát cơm thôi, răng yếu lắm không nhai được nhiều nữa".
Trước kia cụ Thủy phải sống trên chiếc thuyền cũ nát, lênh đênh trên sông nước. Mỗi tháng chỉ sống bằng số tiền trợ cấp là 180 nghìn đồng. Khi hết tiền, ai cho gì cụ ăn nấy. Hàng xóm làng chài ai cũng thương cụ nhưng đều phải bận việc mưu sinh nên cũng thi thoảng mới qua thăm cụ được. Chính vì thế nên lúc nào cụ Thủy cũng chỉ lủi thủi một mình trong chiếc thuyền nhỏ chưa đầy 10m2.
Khi chia tay, cụ Thủy gửi hỏi thăm của mình qua phóng viên đến bà con làng chài nơi ở cũ của mình.
Từ ngày vào ở trong trung tâm bảo trợ dù chưa quen nhưng cụ Thủy cũng có người để bầu bạn, chia sẻ. Hàng ngày, cụ Thủy cùng những người bạn già ở cùng phòng, phòng bên cùng cảnh ngộ với mình qua lại hỏi han, chuyện trò, chia sẻ cho nhau từng miếng cau, miếng trầu...
"Già yếu chân cẳng đi lại không được chỉ ở trong phòng thôi. Các cô (nhân viên trung tâm) ấy cũng không cho ra ngoài vì sợ tôi đi bị ngã. Đến bữa nhờ người lấy cơm mang đến cho. Ở đây đi lại trong phòng thoải mái hơn ở thuyền, ăn uống cũng không phải lo lại có nước tắm giặt thoải mái nữa", cụ Thủy tâm sự.
Khi chúng tôi nhắc đến việc cụ có muốn quay trở lại làng chài nữa không. Cụ Thủy bảo: "Cũng muốn về lắm nhưng không ai cho tôi về, giờ về phải báo cáo các cô các chú ở đây. Tôi cũng muốn về thăm bà con tý cho đỡ nhớ".
Được biết, sau khi cụ Thủy đồng ý cho chính quyền địa phương đưa vào trung tâm bảo trợ để sống, các giấy tờ, chính sách có liên quan của cụ Thủy tại địa phương cũng đã được chuyển cho trung tâm quản lý.
"Mỗi tháng, chúng tôi cũng thường xuyên đến thăm và động viên để cụ sống vui vẻ, ổn định ở trung tâm để cụ không phải lo lắng. Hi vọng cụ Thủy sẽ có những ngày sống vui vẻ ở trung tâm cho đến hết cuộc đời mình", chị Trịnh Thanh Thủy tâm sự.
Thái Bá
Theo Dantri
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi đối diện bến xe Tiền Giang Chiều 16.4, ông Lê Văn Hạnh chủ tịch UBND phường 10, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cho biết ủy ban phường đang làm thủ tục tìm người thân cho một bé gái sơ sinh mặc đồ thun trắng khoảng 7 ngày tuổi, trên 3 kg vừa khô cuốn rốn bị bỏ rơi đối diện bến xe Tiền Giang trên đường Ấp Bắc...