Sau một lần con gái mắc bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, người mẹ này đã quyết định không bao giờ để người khác động vào con mình
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có hệ thống miễn dịch yếu hơn, vì vậy, nếu người lớn bị bệnh, tốt nhất không nên lại gần trẻ để tránh lây bệnh cho chúng.
Khả năng người lớn lây bệnh cho trẻ nhỏ hoàn toàn có thể xảy ra, minh chứng cụ thể là câu chuyện mà một bà mẹ người Malaysia chia sẻ về trường hợp cô con gái 5 tháng tuổi của mình bị nhiễm trùng da khiến khuôn mặt bị sưng và đau.
Đó là vào ngày 2 tháng 8, cô nhận thấy mắt phải của con gái bị sưng. Cô và chồng nghĩ rằng con gái mình đã bị kiến cắn vì trước đó cô bé cũng bị tương tự như vậy. Vào ban đêm, miệng và mắt của bé ngày càng đỏ và sưng lớn hơn. Sáng hôm sau, họ đưa bé đến phòng khám vì nghĩ rằng bé có thể bị dị ứng.
Lúc đầu, bác sĩ đã kê cho người mẹ một loại kem để về thoa cho con. Họ về nhà và nghĩ rằng mọi chuyện thế là ổn. Tuy nhiên, vào ngày Chủ nhật (ngày 4 tháng 8), người mẹ đã rất sốc khi thấy tình trạng của con xấu đi nhiều hơn, da quanh miệng bị đỏ, sưng và bong tróc. Ngay lập tức, họ đưa con đến khoa cấp cứu của bệnh viện. Lúc này, mắt cô bé sưng đến nỗi gần như không thể mở ra trong khi miệng bị đỏ và bong tróc. Vào ban đêm, mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn nữa vì vết thương bắt đầu ra máu.
Bác sĩ trực lúc đó giải thích với người mẹ rằng đó không phải là dị ứng thông thường mà con gái cô thực ra là bị nhiễm trùng da.
Video đang HOT
Theo bác sĩ, cô bé 5 tháng tuổi đã mắc phải hội chứng chốc lở và bỏng da, thường là do tiếp xúc với da. Nguyên nhân có thể là do ai đó bị nhiễm trùng và đã lây cho cô bé trong khi tiếp xúc với bé. Người mẹ nói rằng từ giờ trở đi, cô sẽ hết sức cẩn thận để không để người khác bế và tiếp xúc trực tiếp với con mình. May mắn thay, sau khoảng 5 ngày nằm viện, bác sĩ nói rằng cô bé có thể được xuất viện vì đang dần hồi phục tích cực.
Theo báo cáo của Mayo Clinic, bệnh chốc lở được định nghĩa là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và rất dễ lây lan, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em. Bệnh thường xuất hiện dưới dạng vết loét đỏ quanh mũi, miệng, tay và chân. Đối với hội chứng da bị bỏng, thông tin trên Healthline nói rằng đó là do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra và thường gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi với sự xuất hiện của vết loét. Cả hai bệnh nhiễm trùng này đều dễ dàng lây truyền qua tiếp xúc da kề da.
Người mẹ nói rằng cô rất đau lòng và buồn khi thấy con gái mình như thế này, vì vậy cô muốn chia sẻ những gì gia đình mình đã trải qua để cảnh báo cho các bậc cha mẹ khác. Cô nói rằng cô đã trải qua qua mọi chuyện một cách khó khăn và khuyên những người khác nên thận trọng hơn với những đứa trẻ và sự tiếp xúc của người khác với chúng.
Cũng có con lây bệnh do tiếp xúc với người lớn nhưng không may mắn, thông tin chia sẻ trên trang Fox News năm 2018 chia sẻ, một người mẹ sống tại Vương quốc Anh đã rất đau buồn về việc đứa con 3 tháng tuổi của mình đã qua đời vì nhiễm trùng do lây từ người lạ.
Người mẹ có tên Emily Vanderbrouckcho cho biết con gái của cô là Fleur Edwards đã được nhiều người hôn và âu yếm tại một sự kiện gây quỹ. Mọi thứ ban đầu dường như bình thường và cô bé không biểu hiện bất kỳ triệu chứng lạ nào. Mọi chuyện vẫn ổn vào tối hôm trước nhưng rồi trở nên tồi tệ vào sáng hôm sau. Vợ chồng cô phát hiện con bé không thức dậy, cơ thể bé đã lạnh và dù đã nỗ lực hồi sức tim phổi nhưng cũng không có tác dụng.
Gia đình bé Fleur Edwards.
Khám nghiệm tử thi sau đó cho thấy cô bé đã bị dương tính với Streptococcus Nhóm B (GBS) – một loại nhiễm trùng do vi khuẩn. Theo các bác sĩ, trong số những người đã ôm và hôn cô bé ngày hôm trước, rất có thể có những người đã không rửa tay sau khi đi vệ sinh và vô tình lây bệnh cho cô bé.
Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, vi khuẩn gây ra nhiễm trùng GBS có thể được tìm thấy trong âm đạo, trực tràng và ruột khỏe mạnh của người trưởng thành và hầu hết mọi người không có triệu chứng. Khi mang thai, em bé có thể bị nhiễm trùng từ đường sinh dục của người mẹ khi sinh có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng bao gồm nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não hoặc co giật.
Tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra GBS trong quá trình chăm sóc trước khi sinh để có thể sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch trong khi chuyển dạ để giảm nguy cơ truyền bệnh cho em bé.
GBS khởi phát muộn, có thể xảy ra trong vòng một tuần hoặc vài tháng sau khi sinh, có thể được chuyển qua trong khi sinh đường âm đạo hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với người có GBS. Triệu chứng phổ biến nhất của GBS khởi phát muộn là viêm màng não.
Theo Helino
Thận trọng khi dùng que cấy tránh thai
Que cấy tránh thai được cho là phương pháp tránh thai hiệu quả cao, tuy nhiên, với kích thước nhỏ, nếu không được đặt ở vị trí chính xác, que cấy có thể di chuyển và gây nguy hiểm cho cơ thể người sử dụng.
Một phụ nữ Bồ Đào Nha bị ra máu âm đạo bên trong bất thường trong ba tháng nên đã đến bác sĩ phụ khoa để kiểm tra - và sau đó được biết que cấy tránh thai của cô đã bị trật khỏi cánh tay và di chuyển đến phổi trái, theo BMJ. Người phụ nữ 31 tuổi đã sử dụng que cấy tránh thai cụ thể là Implanon NXT trong 8 năm trước khi sự việc này xảy ra. Que đầu tiên được đặt ở dưới da cánh tay của cô vào năm 2010, sau đó được thay thế bởi một que khác vào năm 2013 và cuối cùng là năm 2017.
Khi các bác sĩ kiểm tra người phụ nữ, họ không thể tìm thấy mô cấy có kích thước tương đương que diêm trong cánh tay của cô. Sau khi thực hiện siêu âm, họ đã thấy được vị trí của nó đang vào phổi trái.
Que cấy tránh thai có kích cỡ tương đương một que diêm.
Sau khi chụp X quang ngực cho thấy que cấy nằm ở thùy dưới của phổi trái và chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) cũng xác nhận rằng nó nằm ở vị trí đó, các bác sĩ đã rất khó để xác định vị trí chính xác.
Nói tới phương pháp này, các bác sĩ cho biết, sau khi được đặt dưới da cánh tay cụ thể là khoảng 8 -10 cm so với khuỷu tay, que cấy tránh thai hoạt động bằng cách giải phóng một liều thấp, ổn định một loại hormone làm dày chất nhầy trong tử cung và làm mỏng niêm mạc tử cung. Trang Mayo Clinic nói thêm, biện pháp cấy ghép que này cũng thường ngăn chặn sự rụng trứng.
Mặc dù hiếm gặp nhưng việc di chuyển có thể xảy ra nếu que cấy ghép được đặt quá sâu trong cánh tay của bệnh nhân. Theo một nghiên cứu năm 2017, que cấy tránh thai của một phụ nữ 37 tuổi đã di chuyển đến phổi của cô sau khi đi vào tĩnh mạch ở cánh tay trên và đi qua khắp cơ thể.
Que cấy tránh thai có kích thước cỡ bằng que diêm, được cấy vào vùng da dưới cánh tay của người phụ nữ, thường là cánh tay không thuận để tránh vận động, di chuyển nhiều sau khi thực hiện cấy.
Phương pháp này sử dụng 1 hoặc nhiều que nhỏ chứa hormone Progesterone cấy vào vùng da dưới cánh tay. Hormone này đi vào cơ thể và sự phóng thích nhanh hay chậm hormone này sẽ quyết định cấy que trong bao lâu thì sẽ có tác dụng.
Tùy vào số lượng que tránh thai và loại que được cấy mà thời gian phát huy tác dụng có thể dao động từ 3-7 năm. Ưu điểm khi dùng phương pháp cấy que tránh thai chính là ít ảnh hưởng đến sức khỏe; lượng hormone trong que tránh thai chỉ đủ để phát huy tác dụng tránh thai; không ảnh hưởng tới đời sống "chăn gối"; phương pháp này đem lại hiệu quả tránh thai cao ( hơn 90%); phù hợp với đại đa số chị em....
Tuy nhiên theo các bác sĩ tại Bệnh viện Vinmec, que tránh thai dù rất nhiều ưu điểm nhưng cũng gây ra một vài tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, nội tiết tố thay đổi..
Một số đối tượng bị rong kinh hoặc có thể vô kinh tạm thời... Do đó, để phát huy những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của biện pháp cấy que tránh thai, chị em cần chủ động tìm hiểu và lựa chọn các địa chỉ cấy que tránh thai uy tín và đáng tin cậy.
Cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa trong quá trình cấy que. Thực hiện theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ và cần tháo que tránh thai ra khi hết thời gian sử dụng.
Khi thấy có biểu hiện của các tác dụng phụ kéo dài bất thường và xuất hiện các dấu hiệu khác, cần thăm khám, theo dõi và được tư vấn kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín và các bác sĩ giỏi chuyên môn tránh để lâu gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hương Giang
Theo: Fox News/vietQ
Khánh Hòa: Người phụ nữ nhiễm trùng huyết nguy kịch vì cắt lễ Thấy đau nhức ở vùng đầu gối chân phải, chị L.T.L. 41 tuổi ở Khánh Hòa tìm đến nhà một người ở địa phương để cắt lễ. Ảnh minh họa. Sau khi cắt lễ 1 ngày, bệnh nhân sốt cao, tụt huyết áp phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện đa khoa Khu vực Ninh Hòa. Bệnh nhân được cấy máu tìm...