Sau ly hôn vợ, tôi ân hận vô cùng
Tôi đã đọc hết cả 2 phần của bài viết “Trả giá đắt vì dạy con đừng như mẹ mày” mà chị đăng trên Báo . Đọc xong tôi thấy hoàn cảnh mà chị kể ở bài viết có nhiều nét rất giống hoàn cảnh của gia đình tôi.
Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của gia đình tôi, nhân đây muốn nhận được sự đóng góp của quý độc giả.
Tôi và Trâm, vợ tôi, kết hôn cách đây 8 năm, có 2 con gái. Chúng tôi là mối tình đầu của nhau. Vợ tôi là giáo viên ở một trường trung học, còn tôi là cán bộ tín dụng của một ngân hàng. Cuộc sống của vợ chồng tôi, người ngoài nhìn vào cũng khao khát. Tôi cố gắng làm thật nhiều việc, đi gặp gỡ, mời mọc khách hàng để lấy chỉ tiêu để cuối mỗi năm có tiền thưởng dẫn vợ con đi chơi. Tôi lao vào công việc như con thiêu thân mà gần như quên vợ con. Cuối cùng, tôi đã bị Trâm cắm sừng mà không biết.
Cô ấy ngoại tình với phụ huynh học sinh lớp cô ấy chủ nhiệm. Anh ta là một người đàn ông góa vợ. Tình cờ đi gặp khách hàng ở một quán cà phê, tôi nhìn thấy một cặp đôi bước vào và người phụ nữ có nét rất giống vợ tôi. Tôi như không tin vào mắt mình. Trong lòng tôi dấy lên sự nghi ngờ nên tôi quyết định thuê thám tử điều tra. Kết quả đúng như tôi linh cảm. Nhìn những bức ảnh thám tử gửi về, tôi như muốn gào thét, muốn đập phá mọi thứ cho hả giận. Tôi đổ mồ hôi công sức kiếm tiền lo cho vợ con, vậy mà vợ tôi nỡ đối xử với tôi như vậy. Thật là nhục nhã. May mắn là lúc đó tôi không biểu lộ cảm xúc đó. Nhưng trong lòng tôi vô cùng căm hận Trâm.
Vì sĩ diện và tự ái cao, tôi đã cấm chúng không được nói gì liên quan đến Trâm, thậm chí còn bêu xấu cô ấy với các con rằng “Mẹ các con theo người đàn ông khác rồi. (ảnh minh họa)
Khi Trâm đi làm về, tôi đã đưa cho cô ấy xem những bức ảnh chụp cô ấy tình tứ với tình nhân. Khuôn mặt cô ấy tái lại. Suốt cả tuần đó chúng tôi không nói chuyện với nhau. Cô ấy lầm lũi như một cái bóng. Hằng ngày cố gắng chăm lo cho bố con tôi như một cách để bù đắp lỗi lầm. Nhưng tôi vẫn chưa hả dạ. Và khi ấy tôi đã quyết tâm cắt đứt tình cảm vợ chồng 8 năm giữa tôi và Trâm bằng cách đơn phương ly hôn.
Tôi không thể sống bên một người đàn bà tội lỗi ấy được nữa. Tôi không muốn cô ta tiếp tục làm mẹ của các con tôi nữa. Tôi muốn nuôi nấng chúng, không muốn chúng tiếp xúc với cô ta nữa. Và tôi cũng không muốn cô ta tiếp tục đứng lớp giảng bài cho học sinh nữa, vì người như cô ta không có tư cách để làm nhà giáo.
Video đang HOT
Mặc cô ấy xin tôi tha thứ vì lỡ dại, tôi vẫn quyết định ly hôn. Tôi cũng làm đơn lên Ban Giám hiệu nhà trường nơi Trâm công tác để tố cáo hành động của Trâm. Kết quả, Trâm đã bị nhà trường đuổi việc. Riêng đứa con của gã nhân tình thì vẫn được tiếp tục học do đứa bé đó không có tội.
Vậy là Trâm đã bị mất việc. Cô ấy không còn gì nữa. Chỉ chờ có thế, tôi đưa đơn ly hôn và tòa xử cho tôi được nuôi cả 2 đứa con. Hôm đó, mặc cho Trâm khóc hết nước mắt, 2 đứa con gái tôi van xin tôi giữ mẹ chúng lại, tôi vẫn không động lòng. Với tôi, cuộc ly hôn đó không thấm tháp gì so với nỗi đau bị vợ phản bội. Tôi chấp nhận hậu quả, còn hơn sống với người lừa dối.
Từ đó về sau, tôi bắt đầu cuộc sống “gà trống nuôi con”. Nhưng ngay lúc đó tôi lại nhận ra mình không có khả năng chăm lo việc nội trợ cho con. Do trước đây mải mê công việc, cơm nước, con cái vợ đều lo, giờ đây vừa phải lo công việc, vừa phải nuôi con, tôi cảm thấy khó khăn như nhân lên gấp đôi. Mỗi khi tôi nấu món gì không vừa miệng, 2 đứa con gái hoặc là cố nuốt trôi, hoặc là nói tôi “đón mẹ chúng về”. Tôi có cảm giác như con đang so sánh mình với mẹ chúng.
Vì sĩ diện và tự ái cao, tôi đã cấm chúng không được nói gì liên quan đến Trâm, thậm chí còn bêu xấu cô ấy với các con rằng “Mẹ các con theo người đàn ông khác rồi. Bà ấy là một người đàn bà xấu xa. Nếu các con muốn tìm mẹ thì cứ đi tìm, đừng nhìn mặt bố nữa”. Vậy là chúng thôi, không nhắc nữa. Nhưng cũng từ đó kết quả học tập của đứa con gái đầu càng ngày càng sa sút. Tôi bị nhà trường mời lên nói chuyện mấy lần. Và sau mỗi lần tôi đi họp về góp ý là mặt con bé đầu cứ trơ ra, đứa út cũng không thiết tha gì nữa.
Nếu đi tìm Trâm về thì khác nào là hạ mình xuống nước trong khi đó, cô ta là người có lỗi trước. Vì vậy dù rất thương con, tôi cũng không bao giờ có ý định hàn gắn lại với cô ấy. Mỗi lần nhớ lại hình ảnh Trâm trong vòng tay kẻ khác, tôi như muốn phát điên. Hơn nữa có khi giờ đây Trâm đang vui vẻ bên nhân tình nên tôi không có lý do gì để đi tìm cô ta nữa. Còn con gái tôi, tôi phải có trách nhiệm. Tôi nhờ người thuê gia sư về để kèm cặp cho con để theo kịp chúng bạn. Tôi cũng tranh thủ đi làm thêm buổi tối kiếm tiền nuôi con.
Khi biết được toàn bộ câu chuyện về cuộc sống của Trâm sau khi ly hôn, tôi cảm thấy xấu hổ.(ảnh minh họa)
Đến khi kết thúc học kỳ 1, đứa con gái đầu mang phiếu liên lạc cho tôi ký, thì thật bất ngờ: Kết quả học tập của cháu cao vút như chưa bao giờ bị điểm kém. Tôi lấy làm mừng vì cháu tiến bộ rõ rệt. Tôi bảo với con hôm nào đó mời cô giáo đến nhà chơi để cả 3 bố con làm bữa cơm gọi là cảm ơn, hơn nữa tôi cũng muốn biết mặt cô gia sư của cháu vì mỗi lần cô đến dạy tối là tôi lại ra ngoài làm thêm. Khi hai đứa con dẫn cô giáo vào nhà, tôi như chết đứng. Cô giáo đó chính là Trâm, vợ cũ của tôi.
Cả bữa cơm đó tôi và Trâm không nói với nhau lời nào, còn 2 đứa con tôi thì rất vui vì lâu lắm chúng mới được ăn bữa cơm gia đình có đủ cả bố lẫn mẹ. Mãi một lúc, tôi mới hỏi chuyện Trâm thì được biết: Sau khi ly hôn, cô ấy sống một mình ở ngoại ô. Ban ngày cô ấy phục vụ ở một tiệm ăn, ban đêm mở lớp dạy phụ đạo hoặc làm gia sư vừa để kiếm tiền trang trải cuộc sống, vừa để không bị mai một tay nghề.
Cô ấy làm thêm nhiều việc khác để quên đi nỗi đau mất gia đình. Khi có người thuê gia sư, Trâm không nghĩ rằng mình dạy ngay chính ngôi nhà cũ của mình. Ban đầu Trâm không muốn dạy vì ngại tôi, nhưng vì nhớ thương con, cô ấy quyết định đi dạy và lần đó may mắn cho cô ấy là không giáp mặt tôi, cô ấy được gặp lại các con mừng mừng tủi tủi. Khi đó tôi mới hiểu được nguyên nhân kết quả học tập của con gái tôi lại cao như vậy.
Mỗi lần Trâm “về thăm nhà”, cô ấy vừa dạy con học vừa chơi đùa với chúng, thỉnh thoảng còn nấu những món chúng thích để bù đắp cho chúng nỗi buồn xa mẹ khiến cho tinh thần của chúng phấn chấn trở lại. Còn nhân tình của Trâm, anh ta không sống với Trâm như tôi nghĩ. Anh ta đã cưới một người phụ nữ khác và đã mời Trâm đến dự.
Khi biết được toàn bộ câu chuyện về cuộc sống của Trâm sau khi ly hôn, tôi cảm thấy xấu hổ. Tôi cứ nghĩ rằng cô ấy sẽ suy sụp vì cảm giác mất mát một gia đình mà hai vợ chồng đã vun đắp suốt 8 năm, cứ nghĩ rằng cô ấy đang hạnh phúc bên người đàn ông khác mà không ngờ rằng, cô ấy phải bắt đầu lại từ con số 0, sống vất vả hơn bố con tôi nhiều. Nhìn Trâm cười đùa với các con, tôi dấy lên cảm giác ân hận và tôi nhận ra rằng tôi vẫn còn yêu cô ấy nhiều lắm, các con tôi vẫn cần có mẹ chăm sóc.
Lúc này, bao nhiêu đau đớn mà Trâm từng gây ra cho tôi không còn hiện hữu trong tâm trí tôi nữa, chỉ còn lại sự cảm thông đối với Trâm. Sau này nghĩ lại tôi thấy đúng là ngày xưa tôi quá vô tâm, không để ý đến cảm giác của Trâm. Tiền bạc làm ra có là bạc tỷ cũng đâu thể mua được hạnh phúc. Vì quá mê kiếm tiền, tôi không có thời gian bên vợ, khiến vợ cảm thấy buồn vì không có người trò chuyện, tâm sự, nên cô ấy có tình cảm với người khác cũng là điều dễ hiểu.
Hiện giờ Trâm vẫn ở nhà trọ, thỉnh thoảng có ghé về thăm 2 con. Với tôi, cô ấy vẫn cười nói bình thường như chưa có gì xảy ra khiến trong lòng tôi không thôi day dứt. Giờ tôi muốn nói chuyện với Trâm, mong cô ấy quay lại với bố con tôi. Nhưng tôi e rằng Trâm vẫn còn để bụng chuyện tôi khiến cô ấy mất việc nên không dám nói gì mà lại mong cô ấy mở lời trước. Tôi cũng muốn gia đình đoàn tụ để đón cái Tết sắp đến càng thêm vui mà không biết phải bắt đầu từ đâu để biến điều tôi mong thành hiện thực. Xin hãy cho tôi một lời khuyên để gầy dựng lại hạnh phúc gia đình.
Theo VNE
Quặn lòng nhìn con đang dần hỏng
Vợ chồng tôi có mỗi mình nó thôi, đứa con xinh đẹp của tôi, thằng bé ngay từ lúc mới lọt lòng đã vô cùng khôi ngô, kháu khỉnh. Cả nhà đều thương yêu nó, từ ông bà đến bố mẹ đều dành hết cho nó sự chăm sóc, nuông chiều.
Ảnh minh họa
Nhưng đến năm nó 4 tuổi thì gia đình tôi gặp biến cố lớn. Bố của nó, tức là chồng tôi, phải lòng gái nên về ruồng rẫy vợ. 2 năm tôi gắng gượng níu kéo nhằm giữ bố cho con, giữ người đàn ông cho gia đình là 2 năm đầy tủi nhục và đau đớn. Khi yêu thương chẳng nói làm gì, nhưng khi muốn ruồng rẫy rồi thì càng bị xích chân người ta càng trở nên hung hãn. Anh ta hay đánh tôi, nhiều lần trút giận vô cớ, tôi chăm sóc cho anh ta cũng là lý do anh ta thấy bực mà giơ nắm đấm, tôi nói về bồ của anh ta càng làm anh ta nổi trận lôi đình hơn.
Những lần bố mẹ cãi nhau, bố đánh mẹ, thằng con tôi đều nhìn thấy. Nhà có vài chục mét vuông thôi nên chẳng tránh đi đâu được. Ông bà bất lực, thằng cháu thì la khóc. Tôi nhịn mãi không nổi đành chấp nhận ly hôn. Nhưng ly hôn muộn màng là cái sai của tôi, vì bao nhiêu năm sống trong không khí gia đình nặng nề, dột nát đã nhuốm đen mất tâm hồn đứa con thiên thần của tôi. Vào lớp 1, nó lầm lì, ít nói, thích có hành động chống đối người lớn và hay đánh bạn. Mỗi lần đánh bạn, nó đều rất hung hãn và hay nói "cho mày chết, cho mày chết" - đấy là cách bố nó đã nói với tôi trong những trận đòn thù. Tôi phải đi gặp cô giáo của con rất nhiều lần, giải thích để cô hiểu gia cảnh tôi như thế và mong cô giúp đỡ con tôi. Cô giáo tâm lý nên có cảm hóa nó được đôi chút. Nó bớt hung hãn hơn nhưng không tình cảm với mẹ. Và nó ghét đàn ông, ghét cả những người muốn tìm đến xây đắp tình cảm với tôi.
Cấp hai con tôi học phải một ông thầy khó tính nên những cố gắng của tôi và cô giáo cũ nhằm bù đắp những thiếu hụt tinh thần cho nó đổ xuống sông xuống bể. Ông thầy chỉ nhìn thấy ở con tôi những điểm xấu và rất nghiêm khắc với nó, yêu cầu nó thay đổi, có khi nhục mạ nó. Con tôi không đến trường nữa. Thay vì đi học, nó vào hàng điện tử. Đến khi tôi biết để mà lôi nó về thì nhà trường đã không đồng ý cho nó theo học nữa. Tôi buộc phải chuyển trường cho con.
Cả chuỗi ngày đi học của nó chỉ là chuyển hết trường này đến trường khác. Đâu đâu cũng được nhiều lắm là vài tháng người ta lại đuổi nó ra. Tôi lao đao khốn khổ với xin xỏ, chỉ mong đến ngày nó tốt nghiệp được cấp 3 nhưng ước mơ cũng không thực hiện nổi. Ngày con nhà người ta đi thi tốt nghiệp con tôi lại trốn ra hàng điện tử. Khi về tôi đánh chửi nó, nó bảo "làm gì có chữ trong đầu mà thi".
Tôi mất không ít tiền xin cho con lên trung tâm giáo dưỡng những trẻ em hư để mong xã hội dạy nó. Nhưng nó đi được một thời gian, nằng nặc đòi về. Nó bảo "mẹ đừng có rót tiền để người ta quản lý con nữa". Rồi nó bỏ nhà đi suốt, toàn đi theo bạn xấu.
Tôi khóc không biết bao nhiêu mà kể vì con. Đời tôi đã không ra gì, một mình nuôi con chỉ mong nó có ngày lớn khôn cho mẹ được rạng rỡ, nhưng tôi càng xoay thì nó càng lún. Tôi đang dần mất con nhưng không còn biết phải cựa quẫy cách nào. Nhìn nó hư mà người làm mẹ như tôi không thể cứu, lòng tôi rất đau. Nếu ngay từ đầu, tôi biết bảo vệ nó trước xung đột gia đình, biết quan tâm nhiều hơn đến tâm lý của nó, có lẽ tôi đã không mất nó thế này.
Theo VNE
Sự thật về vụ khủng bố tàn khốc ở sân bay Pakistan Vụ tấn công kinh hoàng ở sân bay Karachi lớn nhất Pakistan từ lúc nửa đêm ngày 8/6 đã khiến dư luận vô cùng bàng hoàng sửng sốt. Theo CNN, đó là vụ tấn công tàn khốc nhất của lực lượng Taliban ở Pakistan nhằm vào bộ máy an ninh quốc gia nước này xét về mặt thương vong. Nó cũng là lời...