Sau lũ lụt, đừng quên chuyện ‘ăn chín uống sôi’
Lũ chưa kịp rút, mưa bão tiếp tục ghé vào miền Trung. Người dân phải tiếp tục trân mình hứng chịu nỗi khổ thiếu nước sạch, không điện đóm, thức ăn thiếu thốn, cả quần áo sạch, nơi ở khô ráo cũng thành xa xỉ.
Dọn rác quanh khu vực chùa Cầu, Hội An ngay sau khi lũ rút – Ảnh: THANH TÙNG
Trong đó nước sạch là thứ cần thiết nhất. Lũ rút, bà con bắt tay ngay vào việc xử lý nguồn nước.
Khi nước giếng đục ngầu
Sau những ngày bị “giam lỏng” giữa nước lũ, đến nước uống còn ít ỏi huống hồ vệ sinh. Ai cũng mong được tắm rửa đàng hoàng, nấu bữa cơm nóng. Nhưng để có nước dùng, cần phải làm sạch để tránh một số bệnh truyền nhiễm.
Video đang HOT
Cả xóm tập thể và làng cạnh nhà tôi người già trẻ con vẫn thường đều tụ tập quanh cái giếng đào khi nước rút. Vì lũ lụt, nước giếng cũng đục ngầu.
Người lớn múc nước lên đổ vào từng chậu lớn nhỏ, dùng phèn chua làm trong nước giếng. Trẻ nhỏ xúm quanh những thau chậu, chờ khoảng 30 phút tới khi cặn lắng xuống đáy xô chậu thì reo lên báo với mẹ để gạn lấy nước trong mà tắm rửa.
Người dân sống ở vùng nước bị nhiễm phèn thường lọc nước bằng cát, sỏi. Nước chảy qua cát, sỏi, than củi để giảm đi những chất kết tủa bẩn. Cách này cực kỳ hữu dụng mỗi mùa mưa bão vì ít độc hơn cách dùng phèn chua, lại còn nhanh và tiện.
Để sử dụng nước sau khi khử phèn cho việc uống hoặc nấu ăn, người lớn lại phải tiếp tục khử trùng bằng loại hóa chất được cán bộ phường, trạm y tế phát và phải chờ đợi sau 30 phút mới được sử dụng cho ăn uống và tắm rửa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Khi tiếp xúc với chất khử trùng, người thực hiện phải dùng găng tay cao su, khẩu trang…
Hiện nhiều nơi đã dùng nước thủy cục, đã qua xử lý. Nước giếng chỉ còn được dùng cho giặt giũ hoặc tưới tiêu. Nhưng ở các huyện xã vùng sâu vẫn phải khử trùng nước sinh hoạt khi nước giếng đã nhiễm bùn.
Nói như PGS.TS Trịnh Lê Hùng – khoa hóa Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: “Làm sạch nước bằng hóa chất để sử dụng có thể áp dụng trong điều kiện lũ lụt. Tuy nhiên, không nên kéo dài việc sử dụng nguồn nước này bởi nó không có lợi cho da cũng như cho sức khỏe”.
Đừng quên ăn chín uống sôi
Ai cũng hiểu chuyện ăn chín uống sôi để tránh bệnh. Nhưng những ngày này khó khăn đủ thứ, phần tiếc của, phần nữa chợ búa, nấu nướng cũng khó khăn bèn cắn răng làm liều. Chỉ cần có nước trong là uống mà chưa khử trùng, không đun sôi.
Ba hôm trước, sau cả tuần dài ăn lương khô, đồ dự trữ vì tránh bão, ngập lụt, em gái tôi thèm đổi vị cho gia đình nhưng chẳng dám nghĩ đến món nào có rau sống. Cũng không dám hái mấy quả chín trên cây ớt bị ngâm nước mà chết dần trong vườn.
Đun sôi nước, nấu chín thực phẩm là biện pháp hữu hiệu nhất để tiêu diệt vi khuẩn có hại, tránh bị chột bụng, rất cần sau nhiều ngày đêm mệt mỏi trong vùng nước lũ.
Mẹ tôi sau khi nấu sôi nước đã dùng bông y tế hoặc vải màn sạch để lọc bỏ cặn lèn chặt vào phễu lớn rồi rót nước vào để nước nhỏ giọt xuống từ từ. Cách xử lý này đơn giản nhưng cũng hiệu quả. Chỉ là hơi khó thực hiện ở vùng ngập nặng, nhà cửa ngập chìm dài ngày, mọi thứ trong nhà có khi đã trôi dạt đâu đó. Sắp xếp lại tạm ổn, rồi cần ưu tiên chỗ đun nấu và làm sạch nước dùng.
Và tôi mong ngoài việc cứu trợ mì gói, nước uống đóng chai, các nhà hảo tâm cần giúp người dân có những thứ có thể làm sạch nước nhằm sử dụng lâu dài. Thay vì chỉ là mì gói, có thể tặng con trẻ, người già vùng lũ các loại bánh ngọt, bánh mặn.
Sau những ngày lũ lụt thường là chuyện ô nhiễm nguồn nước, đồ ăn thức uống, tiềm ẩn nhiều bệnh truyền nhiễm, tiêu hóa. Lọc nước, nấu chín đồ ăn thức uống là cách giữ sức khỏe cộng đồng.
Hải Phòng và Quảng Ninh ủng hộ đồng bào miền Trung gần 20 tỷ đồng
Thông tin về việc ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh miền Trung gặp khó khăn vì thiên tai, được Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành đưa ra ngay sau khi Đại hội Đảng bộ thành phố bế mạc chiều tối 15/10.
Trước đó, tại phiên làm việc cuối cùng của Đại hội, Thành ủy và Mặt trận Tổ quốc TP Hải Phòng đã kêu gọi toàn Đảng bộ, nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hướng về miền Trung, chung tay góp sức ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Cùng với đó TP Hải Phòng sẽ trích 10 tỷ đồng từ nguồn quỹ của thành phố để ủng hộ các tỉnh miền Trung gặp khó khăn vì thiên tai. Số tiền này sẽ được chuyển đến ủng hộ đồng bào miền Trung trong thời gian sớm nhất.
Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành cho biết sẽ chuyển 10 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Trung.
Cũng với tấm lòng hướng về miền Trung, đồng bào vùng bị lũ lụt, thiên tai, phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, với tinh thần "tương thân, tương ái", cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã gửi tới Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc tỉnh: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Trị lời thăm hỏi ân cần, chia sẻ sâu sắc và ủng hộ phần vật chất là 9 tỷ đồng, trong đó: Quảng Bình (2 tỷ đồng), Thừa Thiên Huế (3 tỷ đồng), Quảng Nam (2 tỷ đồng), Quảng Trị (2 tỷ đồng), để góp phần khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra.
Các địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh tin tưởng, dưới sự chỉ đạo sát sao của Trung ương, Chính phủ, sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành, sự ủng hộ của nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, đặc biệt là truyền thống đoàn kết, văn hóa cách mạng, các địa phương sẽ sớm vượt qua được khó khăn, thách thức, khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất và đời sống.
Trung ương Giáo hội vận động cứu trợ miền Trung Trong thông bạch vận động cứu trợ đồng bào lũ lụt các tỉnh miền Trung do HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS ấn ký sáng nay, 14-10 đã bày tỏ chia sẻ với đồng bào vùng lũ do ảnh hưởng của bão số 6, 7, phân ưu cùng gia đình các nạn nhân tử vong trong mưa lũ. Lũ lụt do ảnh hưởng...