Sau lời kêu gọi “doanh nghiệp không tăng giá thức ăn chăn nuôi” của Bộ NNPTNT, doanh nghiệp thông báo tăng tiếp từ 1/4
Giá thức ăn chăn nuôi sẽ tiếp tục tăng kể từ ngày 1/4 sau thông báo của một số doanh nghiệp. Từ cuối năm 2020 tới nay, đây là lần tăng giá thứ 11.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng lần thứ 11 từ ngày 1/4
Giá thức ăn chăn nuôi sẽ tiếp tục tăng kể từ ngày 1/4 sau thông báo của một số doanh nghiệp.
Từ cuối năm 2020 tới nay, đây là lần tăng giá thứ 11. Tại cuộc họp ngày 18/3, lãnh đạo Bộ NNPTNT kêu gọi các doanh nghiệp không tăng giá thức ăn chăn nuôi trong thời điểm khó khăn này.
Ông Lê Văn Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Chăn nuôi Năm Hưởng (trụ sở TP Mỹ Tho, Tiền Giang) cho biết, từ ngày 1/4, giá thức ăn chăn nuôi sẽ tiếp tục tăng thêm một lần nữa. Đây là lần tăng từ 11 kể từ cuối năm 2020 tới nay.
“Giá thức ăn chăn nuôi tăng phi mã là thách thức lớn nhất của người chăn nuôi hiện nay. Thịt và trứng thì phải bình ổn giá, trong khi giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đầu vào tăng quá cao, thật là quá nghiệt ngã”, ông Hòa chia sẻ.
Thông báo tăng giá thức ăn chăn nuôi từ 1/4 của Công ty TNHH CJ Vina Agri.
Cụ thể, ngày 25/3, Công ty TNHH CJ Vina Agri điều chỉnh tăng tất cả các loại thức ăn đậm đặc, thức ăn heo con, bò tăng 400 đồng/kg; thức ăn cho heo nái, heo thịt, gà thịt, gà đẻ, vịt thịt, vịt đẻ, dê tăng 300 đồng/kg, thời gian áp dụng cho tất cả các loại thức ăn.
Lý do đơn vị này đưa ra trong thông báo, đó là: “Do tình hình giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có nhiều biến động trong thời gian vừa qua, để ổn định chất lượng sản phẩm, Công ty TNHH CJ Vina Agri thông báo điều chỉnh giá bán các sản phẩm thức ăn chăn nuôi”.
Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Việt Trung (địa chỉ huyện Nam Sách, Hải Dương) thông báo điều chỉnh tăng giá các sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
Ngày 24/3, Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Việt Trung (địa chỉ huyện Nam Sách, Hải Dương) cũng thông báo điều chỉnh tăng giá các sản phẩm thức ăn đậm đặc thêm 500 đồng/kg và các sản phẩm thức ăn hỗn hợp tăng 400 đồng/kg.
Công ty CP Greenfeed Việt Nam (chi nhánh Vĩnh Long) ngày 26/3 cũng đưa ra thông báo đến hệ thống đại lý, khách hàng rằng, giá thức ăn cho heo con tập ăn và đậm đặc các loại tăng 400 đồng/kg và tất cả các sản phẩm còn lại sẽ tăng 300 đồng/kg.
Công ty CP Greenfeed Việt Nam (chi nhánh Vĩnh Long) ngày 26/3 cũng đưa ra thông báo đến hệ thống đại lý, khách hàng về tăng giá thức ăn chăn nuôi.
Video đang HOT
Trao đổi với Dân Việt, ông Hà Văn Tuấn, chủ trại chăn nuôi lợn tại Phương Định (Trực Ninh, Nam Định) cho biết, đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi vừa thông báo giá thức ăn chăn nuôi đồng loạt tăng thêm khoảng 300 – 400 đồng/kg tùy loại.
“Đừng nghĩ 300 đồng con là tiền vụn, vì mỗi trang trại chăn nuôi cả trăm con, mỗi con lỗ thêm cả trăm nghìn là mỗi lứa lợn lỗ thêm hàng chục triệu. Chỉ tăng thêm 300 đồng/kg cám, nhưng sẽ cộng gộp thêm vào giá thành lợn hơi ít nhất 75.000 – 80.000 đồng/con, trong khi giá lợn hơi không thể tăng vượt mức 58.000 đồng/kg, người chăn nuôi càng thua lỗ nặng”, ông Tuấn nói.
Người chăn nuôi cần làm gì để giảm giá thành sản xuất?
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi tăng mạnh trong hơn một năm qua khiến nhiều ngành chăn nuôi thua lỗ nặng nề, người nông dân phải chấp nhận giảm đàn cắt lỗ.
Việc nhập khẩu tới 70% nhiều loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi càng làm cho ngành chăn nuôi rủi ro hơn khi giá nguyên liệu tăng kỷ lục bởi tác động của cuộc chiến Nga – Ukraine.
Thông tin từ Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, năm 2021, Việt Nam chi gần 5 tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu.
Hiện Việt Nam là nhà nhập khẩu bắp lớn nhất ở Đông Nam Á. Nhu cầu nhập khẩu bắp và phụ phẩm ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tiếp tục tăng cao, ở mức gấp ba lần trong vòng 10 năm tới.
Một hộ chăn nuôi gà ở xã Thụy An (Ba Vì, Hà Nội) phải giảm đàn do giá thức ăn chăn nuôi tăng quá cao. Ảnh: Minh Ngọc
Trong khi đó, quỹ đất trong nước có giới hạn. So với trái cây và cây công nghiệp thì trồng bắp và đậu nành của Việt Nam không thể cạnh tranh.
Chưa kể giá thành sản xuất các nguyên liệu này của Việt Nam cao hơn hàng nhập khẩu từ châu Mỹ, Úc, Ấn Độ…
Trao đổi với Dân Việt, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay, việc phát triển các vùng nguyên liệu ngô, đậu tương là rất cần thiết để chủ động ít nhất 50% nguồn nguyên liệu trong nước, giảm dần phụ thuộc vào nhập khẩu.
Tại Việt Nam, tỉ trọng thức ăn chăn nuôi (thức ăn được sản xuất tại các cơ sở có dây chuyền, thiết bị công nghiệp) chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu thức ăn của toàn ngành chăn nuôi, số còn lại (khoảng 30%) là do người chăn nuôi tận dụng từ nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có hoặc mua nguyên liệu về tự phối trộn.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay, việc phát triển các vùng nguyên liệu ngô, đậu tương là rất cần thiết để chủ động ít nhất 50% nguồn nguyên liệu trong nước, giảm dần phụ thuộc vào nhập khẩu. Ảnh: Minh Ngọc
Để đáp ứng sản lượng thức ăn chăn nuôi như đã nêu trên, nước ta cần số lượng rất lớn nguyên liệu thức ăn tinh.
Năm 2021, cả nước cần trên 33 triệu tấn, trong đó trong nước cung cấp được khoảng 13 triệu tấn (chiếm khoảng 40%), số còn lại từ nguồn nhập khẩu (22,3 triệu tấn).
So với cùng kỳ (tháng 3/2021), giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tháng 3/2022 đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngũ cốc: Ngô hạt 10.200 đồng/kg (tăng 29,3%), khô dầu đậu tương 16.500 đồng/kg (tăng 33,4%), DDGS (bã ngô) 10.300 đồng/kg (tăng 23,1%), lúa mì 9.850 đồng/kg (tăng 49,5%).
Dự kiến giá nguyên liệu vẫn duy trì và tăng đến hết năm 2022 (hiện giá chào hàng nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam giao hàng sau tháng 8 tăng đáng kể, cụ thể ngô khoảng 11.000 đồng/kg, khô dầu đậu tương trên 17.000 đồng/kg).
Do giá nguyên liệu TACN tăng mạnh nên giá TACN công nghiệp (TACN thành phẩm) trong nước cũng tăng theo.
So với cùng kỳ năm 2021, giá thức ăn cho lợn thịt xuất chuồng 12.500 đồng/kg (tăng 18,4%); thức ăn cho gà thịt lông màu 13.400 đồng/kg (tăng 24,5%); thức ăn cho gà thịt lông trắng 14.100 đồng/kg (tăng 29,8%).
Theo ông Chinh, chúng ta cần có giải pháp để chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi, hiện Việt Nam mới chủ động được 35%, nghĩa là 65% phải phụ thuộc vào nhập khẩu.
Trong thời gian tới, cần có chính sách tái cơ cấu hệ thống cây trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, xây dựng cánh đồng mẫu lớn đưa các giống ngô, đậu tương biến đổi gen vào trồng để tiến tới chủ động được 50% nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Còng lưng gánh lỗ do giá thức ăn chăn nuôi tăng nhưng giá lợn hơi giảm, chăn nuôi nông hộ ngày càng teo tóp
Hiện đang có một nghịch lý là giá lợn hơi giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi đã tăng đến lần thứ 10.
Đây cũng chính là lý do khiến tỷ lệ hộ chăn nuôi nông hộ ngày càng teo tóp.
Còng lưng gánh lỗ do giá lợn hơi vẫn thấp
Báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho thấy, đàn lợn của nước ta đạt 28,1 triệu con vào cuối năm 2021, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 4,18 triệu tấn. Tức, đàn lợn đã phục hồi hoàn toàn so với năm 2018 - thời điểm trước khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện.
Cả nước có 20.843 cơ sở chăn nuôi lợn từ 10 con trở lên, với tổng đầu con 11,7 triệu con chiếm 41,6% tổng đàn lợn cả nước.
Song, người chăn nuôi lợn vẫn chưa thể thoát khỏi khủng hoảng, bởi giá lợn hơi bấp bênh và có xu hướng giảm dần.
Cụ thể, từ tháng 1-8/2021, giá lợn hơi xuất chuồng giảm 30-35%, duy trì ở mức thấp 43.000-49.000 đồng/kg.
Đến tháng 11/2021, tăng nhẹ lên trên 50.000 đồng/kg và tháng 12/2021, giá dao động quanh mức 54.000-57.000 đồng/kg, duy trì đến trung tuần tháng 2/2022. Sang đầu tháng 3/2022, giá lợn hơi giảm còn 50.000-53.000 đồng/kg.
Trong khi đó, ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, mấy ngày trở lại đây, giá lợn hơi trên thị trường đang giảm, nhất là đối với những con có trọng lượng lớn, từ khoảng 130kg trở lên.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá lợn hơi ở mức thấp, chăn nuôi nông hộ, nông trại gặp khó. (Trong ảnh: Công nhân chăm sóc lợn tại một nông trại ở Nam Định). Ảnh: P.V
Trong 2 tháng đầu năm, giá nguyên liệu sản xuất TĂCN thế giới tiếp tục tăng cao so với tháng 12/2021. Trong đó, giá dầu đậu tương tăng khoảng 22%, đậu tương tăng khoảng 21%, khô đậu tương tăng khoảng 16%, ngô tăng khoảng 9%.
Đơn cử như tại Đồng Nai, giá lợn hơi đối với những con có trọng lượng lớn trên 130kg/con có giá thấp nhất, chỉ 49.000 - 50.000 đồng/kg; loại 120kg có giá 50.000 - 53.000 đồng/kg; loại dưới 120.000 đồng/kg có giá 53.000 - 54.000 đồng/kg. Trong khi đó, sức mua tại các chợ tiêu thụ rất chậm.
Theo ông Đoán, mức giá này so với thời điểm các tỉnh miền Nam phải thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 đã tăng đáng kể nhưng vẫn còn thấp so với chi phí người dân bỏ ra.
Nguyên nhân khiến giá lợn hơi không thể tăng cao hơn là do nhu cầu tiêu dùng vẫn thấp, trong khi một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn giảm giá lợn hơi và đưa ra mức chiết khấu tốt cho các thương lái, đơn vị duy trì mua đều hằng ngày.
"Với mức điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi lần này của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi đã khó càng thêm khó. Với giá lợn hơi như hiện tại, tôi ước tính nông dân thua lỗ 300.000 - 400.000 đồng/tạ lợn hơi" - ông Đoán nói.
2 năm giá lợn hơi lên xuống thất thường, chăn nuôi nông hộ giảm 15 - 20%
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, chăn nuôi đang chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi hộ có quy mô lớn hơn, tăng phát triển các mô hình trang trại, tập trung và hình thành các chuỗi giá trị chăn nuôi.
Năm 2011, cả nước có khoảng trên 4,13 triệu cơ sở chăn nuôi lợn thì đến năm 2020 chỉ còn khoảng 2 triệu cơ sở.
Trong 5 năm vừa qua, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ giảm từ 5 - 7%/năm, riêng giai đoạn 2019 - 2021, cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ giảm 15 - 20%.
Hiện nay, sản lượng lợn sản xuất trong nông hộ nhỏ lẻ giảm còn 35 - 40%, sản lượng lợn sản xuất trong hộ chuyên nghiệp và trang trại chiếm 50 - 60%.
Đáng chú ý, năm 2021, tổng đàn lợn thuộc 16 doanh nghiệp và đơn vị chăn nuôi lợn quy mô lớn đạt 5,8 triệu con, chiếm 20,7% tổng đàn.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), đây là sự phát triển tất yếu để hướng đến một nền chăn nuôi hiện đại, an toàn dịch bệnh.
Nhưng ở một góc độ nào đó, sự teo tóp của các nông hộ chăn nuôi cho thấy sự bấp bênh của thị trường đã khiến người chăn nuôi rơi rụng dần khỏi cuộc đua bởi không đủ lực, tổ chức sản xuất theo chuỗi còn yếu, thiếu bền vững.
Từ thực tế đó, Bộ NNPTNT đang chỉ đạo xây dựng ngành hàng thịt lợn theo các chuỗi liên kết, phấn đấu đến năm 2025 Việt Nam có 10 - 12 chuỗi sản xuất liên kết lớn.
Bộ NNPTNT đề nghị các địa phương trong bối cảnh ngành chăn nuôi chịu nhiều khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao cần tăng cường tuyên truyền để người dân và doanh nghiệp song song với phòng dịch và duy trì phát triển chăn nuôi; chỉ đạo Sở NNPTNT chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn chuyển đổi nhanh diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn chăn nuôi, trong đó có ngô.
Người chăn nuôi "ngấm đòn" do giá thức ăn chăn nuôi tăng "dựng đứng", hơn 1 năm tăng đến 10 lần Giá thức ăn chăn nuôi tăng đến 10 lần chỉ trong vòng hơn 1 năm khiến người chăn nuôi "ngấm đòn". Trong khi giá lợn hơi, gia cầm bấp bênh, từ sau Tết Nguyên đán tới nay có xu hướng giảm. Thường xuyên duy trì quy mô 200 con nái và 600 lợn thịt, thế nhưng so với thời điểm trước Tết Nguyên...