Sau loạt vụ trẻ bị chó cắn gây thương tích nặng và tử vong: Đây là những việc cần làm để tránh bị bệnh dại
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nhiều cha mẹ thấy con bị chó cắn vô cùng hoảng hốt, làm chuyện thêm rối. Trong trường hợp đó, bạn cần làm ngay điều này để con an toàn.
Liên tiếp những vụ trẻ bị chó cắn vô cùng thương tâm, không chỉ chó ngoài đường mà ngay cả chó nhà
Ngày 21/4, bé T.H.K. (4 tuổi, ở Hà Nam) được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) trong tình trạng vết thương dập nát vùng má, từ góc mép đến sát tai, lộ tổ chức mỡ. Bé bị chính con chó nuôi trong nhà cắn. Tại phòng bệnh, hiện tại dù sức khỏe đã ổn định nhưng bé K. vẫn còn sợ hãi sau sự việc. Bé liên tục ôm bố, mẹ và sợ khi có người tiếp xúc.
Trươc đo, ngày 19/4/2019, khoa Cấp cứu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cấp cứu cho bé trai 7 tuổi do bị chó lai cắn. Khi chuyển tư BV TW Thai Nguyên xuống đến BV Việt Đức, các bác sĩ đành phải trả bé về nhà vì tình trạng quá nguy kịch, không thể cứu chữa.
Bé trai 7 tuổi bị chó cắn đến nỗi tử vong làm nhiều người hoảng sợ.
Sơ cứu đúng cách khi bị chó cắn, tránh nguy cơ mắc bệnh dại
Liên tiếp những vụ chó cắn thương tâm xảy ra, dù là chó nhà nuôi hay chó ngoài đường cũng không tránh khỏi nguy cơ bị tấn công bất ngờ. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), nhiều cha mẹ thấy con bị chó cắn thường rất hoang mang.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Trong trường hợp đó, chúng ta không nên hốt hoảng quá mà cần nhanh chóng rửa vết thương do chó cắn. Sau đó chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để làm sạch vết thương, rồi chuyển lên bệnh viện chuyên khoa để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm như bệnh dại
Cụ thể:
Nhiều cha mẹ thấy con bị chó cắn thường rất hoang mang.
- Làm sạch vết thương: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ mầm bệnh, thao tác rửa nhẹ nhàng, tỉ mỉ, dùng nước và bông làm sạch, không chạm trực tiếp vào vết thương.
- Lau khô vết thương bằng bông, sau đó sử dụng thuốc sát trùng như cồn hoặc oxy già: Lưu ý chỉ dùng lượng nhỏ để sát trùng, thổi nhẹ vào vết thương khi thoa thuốc vì rất xót.
- Kê vùng bị thương ở vị trí cao sau khi bôi thuốc sát trùng: Điều này sẽ giúp bạn cầm máu hiệu quả hơn.
- Cầm máu: Nếu vết thương do chó cắn ra máu trong vòng 10-15 phút thì bạn không nên cầm máu trong quá trình rửa vết thương. Bạn chỉ cần cầm máu sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy.
Nngười dân nuôi chó phải có trách nhiệm với gia đình mình, với mọi người, làm đúng quy định của pháp luật.
Sử dụng 3 miếng gạc y tế đặt lên vết thương, chờ trong vòng 7 phút mà máu vẫn tiếp tục ra nhiều thì tiếp tục đặt gạc thêm vào vết thương. Không gỡ miếng gạc trước đó để đặt gạc sau vì có thể khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
- Đối với trường hợp bị chó cắn sâu và ra nhiều máu, máu phun thành tia, bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh mất máu quá nhiều.
Bác sĩ khuyến cáo người dân nuôi chó phải có trách nhiệm với gia đình mình, với mọi người, làm đúng quy định của pháp luật.
Muốn nuôi chó phải đầy đủ điều kiện để nuôi dưỡng, kiếm soát, quản lý tốt chó, để khỏi phiền hà, nguy hiểm cho người khác. Họ cần có cũi, dây xích, nhà cửa có hàng rào tốt, ngoài cổng phải có biển cảnh báo nhà có nuôi chó. Khi ra ngoài đường, chó cần được đeo xích, đeo rọ mõm, tuyệt đối không thả rông. Nếu không đảm bảo được những tiêu chí ấy dù chỉ trong giây phút, tốt nhất nên dừng ngay hành động nuôi chó để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.
Theo Helino
Bé trai 4 tuổi bị chó nhà cắn rách đầu
Chơi trước sân nhà, bé trai 4 tuổi đụng phải con chó becgie nhà nuôi và bị tấn công đa chấn thương.
Hình minh họa
Chiều 18/4, tin từ Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh cho biết vào tối 17/4, bệnh viện này có tiếp nhận bệnh nhân là bé trai 4 tuổi, được bố mẹ đưa tới trong tình trạng có nhiều vết thương xuất huyết ở vùng đầu và mặt do bị chó cắn.
Bác sĩ Lê Ngọc Thắng, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh, cho hay bệnh nhi nhập viện với nhiều vết thương phần mềm ở vùng mặt, trong đó có vết thương lóc da đầu dài khoảng 13 cm. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành khâu liền các vết thương, tiêm uốn ván, kê đơn kháng sinh cho nạn nhân.
Theo bác sĩ Thắng, sau khi khâu xong, cháu bé đã được tiêm phòng uốn ván, kê đơn kháng sinh và đưa về nhà điều trị ngoại trú.
Người thân trình bày, vài tiếng đồng hồ trước, bé chơi trước sân, đụng phải chó becgie nhà nuôi và bị con vật quay lại tấn công.
N. Quyên
Bé trai 11 tuổi ở Sơn La tử vong sau 3 tháng bị chó cắn Cách đây 3 tháng, cháu trai 11 tuổi bị chó cắn và hậu quả tử vong sau khi chủ quan chữa trị. Cháu bé 11 tuổi tử vong sau khi có triệu chứng của bệnh dại Chiều 9/4, bà Hà Thị Mai, Chủ tịch UBND xã Chiềng Hắc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ...