Sau loạt vụ cướp, TP Hồ Chí Minh siết chặt an ninh các trụ sở ngân hàng
UBND Tp. Hồ Chí Minh đã yêu câu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố va Công an Tp. Hô Chi Minh chi đao cac tô chưc tin dung tăng cương an toan tai cac tru sơ, điêm giao dich.
Công an quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh điều tra vụ cướp ngân hàng tại Phòng giao dịch Lũy Bán Bích của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank). Ảnh: Thành Chung/TTXVN
Yêu cầu trên được đưa ra trong bối cảnh tại một số tỉnh, thành thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tội phạm có trang bị vũ khí tấn công trụ sở các ngân hàng thương mại để cướp tiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn hoạt động ngân hàng và tình hình an ninh trật tự.
Video đang HOT
Theo UBND Tp. Hô Chi Minh, thành phố là nơi tập trung nhiều trụ sở các ngân hàng thương mại với quy mô hoạt động và khối lượng tiền mặt giao dịch hàng ngày rất lớn. Do đó, để phòng ngừa trường hợp tội phạm lợi dụng tấn công cướp tiền, tài sản tại trụ sở các ngân hàng thương mại hoặc trên đường vận chuyển, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tăng cường an toàn kho quỹ, các hoạt động giao dịch, vận chuyển, bảo quản tiền mặt, ngoại tệ, các hoạt động quản lý máy ATM…
Măt khac, kiểm tra rà soát các quy trình nội bộ trong tiền tệ kho quỹ, hệ thống các thiết bị an toàn (camera, hệ thống báo động…) tại nơi giao dịch để đảm bảo quản lý chặt chẽ an toàn tài sản. Đồng thời, nâng cao tinh thần cảnh giác để chủ động đối phó và phòng ngừa kẻ gian, đặc biệt vào những thời điểm lượng tiền mặt giao dịch và khách hàng tăng cao.
Cùng đó, công an thành phố tăng cường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để nắm tình hình tại địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các dấu hiệu vi phạm và có phương án xử lý tình huống khi xảy ra sự cố, hỗ trợ đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.
Liên quan đên hoat đông tin dung tai chinh trên đia ban thanh phô, Ngân hang Nha nươc chi nhanh Tp. Hô Chi Minh cho biêt, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đến cuối tháng 8 đạt 2.150.500 tỷ đồng, tăng 7,21% so cuối năm 2017 và tăng 11,54% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 11,44%).
Trong đó, tiền gửi VND tiếp tục tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm hơn 88,6% tổng nguồn vốn huy động. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có 318 doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký kinh doanh 10.833,5 tỷ đồng, tăng 57,32% so cùng kỳ.
Đáng lưu ý, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn ước đạt 1.955.000 tỷ đồng, tăng 11% so cuối năm 2017 và tăng 17,99% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 19,01%). Dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm 52,8% tổng dư nợ, tăng 11,42% so cuối năm 2017; dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 47,2%, tăng 10,54% so cuối năm 2017.
A.Tuân (TTXVN)
Sau nhiều vụ cướp ngân hàng, NHNN yêu cầu các nhà băng tăng cường an ninh tại các điểm giao dịch
Ngày 17/9/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 2903/TTGSNH1 yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng cường công tác an toàn tại các điểm giao dịch.
Cụ thể, NHNN yêu cầu các TCTD thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các chi nhánh/phòng giao dịch/ATM, đặc biệt tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Đồng thời, rà soát, bổ sung, hoàn thiện các phương án bảo vệ, phương án phòng chống tội phạm cướp, bố trí lực lượng canh gác, rà soát kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống thiết bị an ninh tại trụ sở, kho quỹ, ATM đảm bảo an toàn quá trình thực hiện các hoạt động như tiếp quỹ, giao nhận, vận chuyển tiền; quán triệt cán bộ nhân viên, bảo vệ thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an toàn, nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa tội phạm.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trên địa bàn nhằm tăng cường ổn định trật tự, kịp thời có biện pháp ngăn ngừa tội phạm, phòng vệ và có giải pháp kịp thời để ứng phó đối với các hành động quá khích, để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng cán bộ và ổn định trật tự địa phương.
Theo Diệp Trần/Trí Thức Trẻ
Đề nghị xóa đề xuất chủ công ty đòi nợ phải có bằng kinh tế, vốn 2 tỷ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, quy định buộc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có vốn 2 tỷ đồng là chưa hợp lý và nên xóa bỏ. Đây là nội dung văn bản vừa được VCCI gửi Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính - Bộ Tài chính góp ý...