Sáu lần WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu
WHO chỉ sử dụng thuật ngữ “tình trạng khẩn cấp quốc tế về y tế cộng đồng” trong các trường hợp dịch bệnh hiếm gặp cần phản ứng toàn cầu mạnh mẽ.
Ảnh minh họa
Tình trạng khẩn cấp toàn cầu là công cụ ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế liên quan đến phòng chống dịch bệnh, giám sát, kiểm soát và phản ứng.
WHO chỉ sử dụng thuật ngữ “tình trạng khẩn cấp quốc tế về y tế cộng đồng” trong các trường hợp dịch bệnh hiếm gặp cần phản ứng toàn cầu mạnh mẽ.
Trước dịch viêm phổi lạ do virus corona, WHO đã 5 lần ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu:
- Lần đầu tiên được ban bố tháng 4-2009 khi xảy ra dịch cúm lợn (H1N1);
- Lần thứ hai vào tháng 5-2014 do bệnh bại liệt trẻ em;
- Lần thứ 3 năm 2014 trong dịch virus Ebola ở Tây Phi;
Video đang HOT
- Lần thứ tư là năm 2016 với dịch bệnh do virus Zika ở châu Mỹ.
- Lần thứ 5 vào năm 2019 cũng trong dịch virus Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Trước đó, tại cuộc họp kín của Ủy ban khẩn cấp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva (Thụy Sĩ) vào rạng sáng 31/1/2020 (theo giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) vì dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (2019nCoV) gây ra.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục lan rộng nhanh chóng tại Trung Quốc. “Lý do chính của quyết định này không chỉ là do những gì đang diễn ra tại Trung Quốc mà còn do tình hình dịch bệnh tại những quốc gia khác,” Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesusn cho biết trong thông báo được đưa ra trong cuộc họp báo tại Geneva.
Virus corona chủng mới (2019-nCoV) lần đầu tiên bùng phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc cuối năm 2019. Đến nay, số người tử vong do virus corona đã lên đến 212 người. Giới chức y tế ghi nhận thêm 1.200 ca nhiễm trong vòng 24 giờ qua./.
Phương Phương
Theo TTXVN/Vietnamplus
Cảnh báo về đại dịch đáng sợ có thể lan khắp thế giới trong 36 tiếng và cướp sinh mạng của 80 triệu người
Các chuyên gia y tế đã cảnh báo về một đại dịch giống như cúm, có thể lây lan khắp thế giới chỉ trong 36 tiếng đồng hồ và cướp đi sinh mạng của 80 triệu người trong bối cảnh con người di chuyển khắp nơi như ngày nay.
Một thế kỷ trước, đại dịch cúm Tây Ban Nha đã lan khắp 1/3 dân số thế giới, làm chết 50 triệu người. Nếu một dịch bệnh tương tự lại xuất hiện trong bối cảnh con người di chuyển khắp nơi như ngày nay, hậu quả sẽ càng thêm trầm trọng. Ủy ban giám sát sẵn sàng toàn cầu (GPMB) đã lên tiếng cảnh báo và thôi thúc chính phủ các nước đề ra biện pháp.
"Mối đe dọa về một đại dịch toàn cầu là có thật. Mầm bệnh lây lan cực nhanh có thể làm chết hàng chục triệu người, khiến nền kinh tế sụp đổ và nguy hại đến an ninh quốc gia", báo cáo mang tên "A World At Risk" (tạm dịch: Thế giới đang lâm nguy) cho biết. Trong báo cáo này, các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng những nỗ lực hiện tại để chuẩn bị cho các đợt bùng phát sau cuộc khủng hoảng như Ebola vẫn "không đủ mạnh".
Một nhân viên đang khử trùng xe cứu thương chở bệnh nhân nghi mắc bệnh Ebola ở Congo.
GPMB được bác sĩ Gro Harlem Brundtland, cựu thủ tướng Na Uy và cựu tổng giám đốc của WHO, lãnh đạo. Ngoài ra, tổ chức này còn được dẫn dắt bởi ông Alhadj As Sy, tổng thư ký của Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. "A World At Risk" cho biết những khuyến nghị mà GPMB đưa ra trong các báo cáo trước đã bị chính phủ nhiều nước lờ đi.
"Có nhiều kiến nghị không được xem xét và thực hiện, thực hiện kém hiệu quả hoặc thậm chí chẳng được ngó ngàng đến, các lỗ hổng cực kỳ nghiêm trọng vẫn tồn tại", báo cáo viết. "Lâu nay, chúng ta cứ cho phép bản thân thả lỏng và thiếu cảnh giác trước nguy cơ xảy ra đại dịch. Khi nhận thấy có nguy hiểm, ta lập tức hoảng loạn và triển khai biện pháp đối phó, nhưng đến lúc dấu hiệu xấu hơi lắng xuống, ai cũng nhanh chóng lơ là. Thời cơ tốt nhất để khống chế dịch bệnh đã trôi mất trong lúc ta còn mải đánh lừa mình rằng nguy hiểm đã qua".
Các chuyên gia còn đính kèm một bản đồ và danh sách các bệnh truyền nhiễm có thể lan rộng toàn thế giới, được chia thành 3 loại: "mới nổi", "tái phát" và "hồi sinh". Trong số những dịch bệnh cũ có virus Ebola, Zika, Nipah và 5 loại cúm. Các bệnh sau này có virus tây sông Nile, kháng kháng sinh, sởi, viêm tủy sống liệt mềm cấp tính, sốt vàng da, dịch hạch và thủy đậu.
Bản đồ dịch bệnh do GPMB công bố.
Báo cáo cũng đề cập đến thiệt hại do đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 gây ra, đồng thời cảnh báo việc di chuyển tiện lợi, dễ dàng như ngày nay có thể khiến tình hình lây lan thêm nghiêm trọng. Với số lượng người đi máy bay khổng lồ như hiện tại, một đại dịch có thể lan truyền trong vòng 36 tiếng, khiến 50 - 80 triệu người phải bỏ mạng.
"Mối đe dọa về một đại dịch lây lan nhanh và nguy hiểm đang ngày càng tăng cao. Nó có thể lây lan trên toàn thế giới, cướp đi sinh mạng của 50 - 80 triệu người, gây thiệt hại 5% cho nền kinh tế toàn cầu. Với quy mô lớn, đại dịch này sẽ là một thảm họa, tàn phá cuộc sống của nhân loại và khiến chúng ta lo lắng bất an. Mọi người không được chuẩn bị tinh thần để thích ứng với điều khủng khiếp như thế," báo cáo viết.
Trong trường hợp xảy ra đại dịch, nhiều hệ thống y tế quốc gia - đặc biệt là ở các nước nghèo - sẽ sụp đổ. "Nghèo đói và lạc hậu sẽ là 'mồi lửa' hoàn hảo để cơn đại dịch này thiêu đốt cả một quốc gia", Axel van Trotsenburg, giám đốc điều hành WB kiêm thành viên của hội đồng cho biết.
Đại dịch nguy hiểm có thể lây lan khắp thế giới chỉ sau 36 giờ.
Báo cáo đã đề xuất loạt hành động mà cộng đồng quốc tế phải thực hiện để bảo vệ mọi người nếu đại dịch vượt quá tầm kiểm soát. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các chính phủ rút kinh nghiệm sau những lần đối phó với đại dịch, đừng để "mất bò mới lo làm chuồng". Chính phủ các nước cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho nhiều tình huống, đồng thời thường xuyên tiến hành mô phỏng cách ứng phó trong những trường hợp đó.
Nhóm các nước G7, G20 và G77 nên đi đầu để làm ngọn cờ cho phần còn lại của thế giới và chuẩn bị tinh thần cho những tình huống tồi tệ nhất. Người dân cũng đừng ngần ngại trợ giúp chính phủ về tài chính để họ có thể đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị ứng phó. Liên Hợp Quốc cần nỗ lực hơn nữa để gắn kết các nước với nhau trong mạng lưới chống lại đại dịch.
Đầu năm nay, WHO đã cảnh báo rằng một đại dịch cúm khác do virus lây lan trong không khí sẽ bùng phát, người dân toàn thế giới nên chuẩn bị đối phó.
Thanh Vân
Theo Daily Mail/saostar
Phát triển chất mới chống virus từ... đường mía Các nhà khoa học ngày 29/1 công bố đã phát triển chất mới chống virus được làm từ đường mía có thể mang lại hiệu quả trong phòng chống các bệnh do virus gây ra. Người dân thu hoạch mía đường tại trang trại ở Guariba, Brazil. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Chất mới chống virus này đã tiêu diệt virus khi tiếp xúc...