Sau kiểm toán, VEAM giảm lãi 33 tỷ, hàng loạt ý kiến ngoại trừ
Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam ( VEAM, UPCoM: VEA) vừa công bố Báo cáo tài chính kiểm toán với lãi ròng giảm 33 tỷ đồng, ngoài ra thì kiểm toán còn đưa ra hàng loạt ý kiến ngoại trừ…
Sau kiểm toán, doanh thu thuần năm 2019 của VEAM ghi nhận 4.488 tỷ đồng, lãi ròng ghi nhận tại mức 7.280 tỷ đồng, tương ứng giảm 33 tỷ đồng so với báo cáo tự lập trước đó.
Bên cạnh đó, báo cáo của VEAM còn bị đơn vị kiểm toán đưa ra một loạt ý kiến ngoại trừ.
Cụ thể, cuối năm 2019, VEAM chưa đánh giá được khả năng thu hồi đối với khoản thu về hỗ trợ vốn và phải thu về lãi hỗ trợ vốn tương ương với số tiền lần lượt hơn 94 tỷ đồng và 35 tỷ đồng; thực hiện ghi nhận lãi phát sinh từ hỗ trợ gần 663 tỷ đồng; và trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của một số hàng tồn kho với số tiền gần 250 tỷ đồng.
Đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ về loạt vấn đề trên do không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về khả năng thu hồi nợ, cũng như việc tiếp tục ghi nhận lãi phát sinh hay đánh giá giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho một cách hợp lý và thủ tục thay thế xác định dự phòng giảm giá hàng tồn kho có thích hợp hay không.
Vì vậy, đơn vị kiểm toán không thể xác định được liệu có cần thiết phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi, điều chỉnh dự phòng giảm giá hàng tồn kho hay các khoản mục có liên quan trên Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 hay không.
Thêm vào đó, theo như thuyết minh, kiểm toán viên tiền nhiệm năm 2018 đã đưa ra ý kiến ngoại trừ do không thể thu nhập được đầy đủ các bằng chứng về việc VEAM đã trích lập chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho với số tiền hơn 207 tỷ đồng.
Do số dư dự phòng giảm giá hàng tồn kho đầu năm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Công ty nên đơn vị kiểm toán không thể xác định được ảnh hưởng có thể có đến chỉ tiêu lợi nhuận trong năm 2019.
Báo cáo tài chính của VEAM nhận nhiều ý kiến ngoại trừ.
Video đang HOT
Trong báo cáo tự lập của Công ty, chi phí trả trước dài hạn của VEAM bao gồm chi phí trả trước dài hạn của CTCP Vật tư và Thiết bị toàn bộ – Công ty con của VEAM với số tiền gần 257 tỷ đồng phản ánh chi phí khấu hao, chi phí lãi vay và một số chi phí khác được vốn hóa của nhà máy sắt xốp phát sinh từ các năm trước.
Đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoài trừ do không thể thu thập được bằng chứng để xác định vốn hóa các khoản chi phí phải trả nói trên.
Ngoài ra, theo như thuyết minh, VEAM ghi nhận doanh thu bán 450 xe Mighty 2017 với số tiền gần 262 tỷ đồng, giá vốn và chi phí bán hàng gần 230 tỷ đồng và 1,6 tỷ đồng trong năm 2018 nhưng toàn bộ xe được bàn giao năm 2019.
Việc ghi nhận doanh thu này là chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán và đã được kế toán tiền nhiệm đưa ra ý kiến ngoại trừ trong năm trước. Như vậy, nếu doanh thu trên được ghi nhận đúng kỳ thì lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2019 sẽ tăng thêm gần 24 tỷ đồng.
Hơn nữa, đơn vị kiểm toán còn nhấn mạnh về vấn đề tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất, các cơ quan có thẩm quyền chưa phê duyệt chính thức biên bản quyết toán cổ phần hoá của Công ty mẹ – Tổng Công ty tại thời điểm Công ty mẹ – Tổng Công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
Anh Nhi
Than Hà Lầm: Lãi ròng lao dốc, cổ phiếu ế ẩm
Doanh thu đi ngang, lãi ròng giảm 62%, cùng khoản nợ gần 3.000 tỷ đồng trong khi vốn chủ chỉ hơn 293 tỷ đồng khiến nhiều cổ đông Than Hà Lầm không khỏi lo lắng.
Công ty cổ phần Than Hà Lầm (Hà Lầm - Vinacomin, mã HLC), công ty con của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), có nhiệm vụ chính là khai thác than hầm lò. Từ 12/2006, Than Hà Lầm - Vinacomin chuyển sang hoạt động theo hình thức cổ phần, giám đốc đương nhiệm là ông Trần Mạnh Cường.
Lợi nhuận rơi thẳng
Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán, năm 2019, Than Hà Lầm - Vinacomin đạt lợi nhuận sau thuế hơn 20,1 tỷ đồng, giảm 62% so năm 2018. Mức lợi nhuận này được coi là khiêm tốn với doanh nghiệp có tổng tài sản lên đến hơn 3.248 tỷ đồng.
Doanh thu đi ngang song lợi nhuận sau thuế 2029 của Than Hà Lầm giảm 62% so cùng kỳ. (Ảnh: H.B)
Theo HLC, nguyên nhân giảm hơn 33 tỷ đồng lợi nhuận là do chịu ảnh hưởng lãi vay bị khống chế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp của Nghị định 20/2017.
Vẫn theo báo cáo, doanh thu thuần của Than Hà Lầm trong năm đạt hơn 3.155 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ. Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 5% về hơn 953 tỷ đồng.
Trong năm vừa qua, Than Hà Lầm chi cho hoạt động bán hàng hơn 30 tỷ đồng, giảm sâu 42% so với 2018. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm ít hơn, ghi nhận 107 tỷ đồng so 117 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong số này, HLC chi hơn 44,6 tỷ đồng cho nhân viên, hơn 2,5 tỷ đồng khấu hao tài sản, còn hơn 26,6 tỷ đồng cho các chi phí khác và xấp xỉ 40 tỷ đồng cho chi phí bằng tiền khác (như chi phí hội nghị, công tác phí, tàu xe...).
Nợ gấp 10 lần vốn
Than Hà Lầm - Vinacomin hiện gánh khoản nợ gấp nhiều lần vốn sở hữu.
Cụ thể, nợ phải trả của Than Hà Lầm tại thời điểm 31/12/2019 là 2.955 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 829 tỷ đồng, còn lại hơn 2.125 tỷ đồng nợ dài hạn.
Trong gánh nợ phải trả khổng lồ này, nợ vay ngắn hạn hơn 331,5 tỷ đồng, nợ vay dài hạn gần 2.126 tỷ đồng. Nợ vay lớn khiến Hà Lầm - Vinacomin phải trả khoản lãi vay lên tới hơn 251,4 tỷ đồng trong 2019 - một con số rất lớn, nếu so sánh với số tiền 614,5 tỷ đồng doanh nghiệp dùng để chi trả cho toàn bộ nhân công trong cả năm.
Chủ nợ lớn nhất của Than Hà Lầm hiện nay là Ngân hàng TMCP Công thương (ViettinBank) - chi nhánh Quảng Ninh (hơn 1.740 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Quảng Ninh (hơn 314 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) - chi nhánh Quảng Ninh (hơn 1.695 tỷ đồng)...
Trong khi nợ vay lớn thì Than Hà Lầm hiện có vốn sở hữu chỉ hơn 293,2 tỷ đồng. Như vậy, nợ phải trả hiện gấp hơn 10 lần vốn sở hữu.
Doanh nghiệp huy động vốn vay trong kinh doanh là điều không lạ. Nhưng để nợ gấp nhiều lần vốn đã cho thấy việc quản trị tài chính còn tồn tại nhiều vấn đề. Thậm chí, nếu nợ quá lớn trong khi khả năng thanh toán không đảm bảo dễ đặt doanh nghiệp vào vòng rủi ro.
Ngoài núi nợ chồng chất, hệ số khả năng thanh toán nhanh của HLC hiện chỉ đạt 0,3 lần. Doanh nghiệp không chỉ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ mà còn dễ mất các cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại.
Kết quả kinh doanh kém tích cực đã ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của cổ phiếu. Trên thị trường cổ phiếu, mã HCL của Than Hà Lầm nằm trong nhóm cổ phiếu "trà đá" khi đứng dưới mệnh giá (6.500 đồng/cổ phiếu chốt phiên 13/4) và thường xuyên không có thanh khoản.
Giám đốc HLC nhận lương gần nửa tỷ đồng/năm
Lợi nhuận lao dốc quá nửa song ban lãnh đạo Than Hà Lầm - Vinacomin vẫn nhận mức lương cao.
Báo cáo chi trả tiền lương, thù lao của HLC cho thấy năm 2019 Than Hà Lầm chi gần 3 tỷ đồng trả lương cho 8 lãnh đạo quản lý. Trong đó ông Trần Mạnh Cường - Giám đốc HLC nhận lương cao nhất gần 40 triệu đồng/tháng, tương đương hơn 467,7 triệu đồng/năm.
Hưởng lương cao tiếp theo là các phó giám đốc với mức gần 35 triệu đồng/người/tháng. Kế toán trưởng Trần Mai Thanh nhận mức lương 31,4 triệu đồng/tháng. Trong khi trưởng ban kiểm soát nhận thù lao xấp xỉ 34,5 triệu đồng/tháng.
HOÀ BÌNH
Đầu tư sản xuất và thương mại HCD (HCD) dự kiến phát hành thêm 24 triệu cổ phiếu Theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Đầu tư sản xuất và thương mại HCD (mã chứng khoán: HCD - HoSE) đưa ra 2 phương án phát hành cổ phần mới nhằm nâng vốn điều lệ từ 270 tỷ đồng lên 515,9 tỷ đồng vào cuối năm nay. Cụ...