Sau kiểm toán, lãi ròng của Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) tăng thêm gần 128 tỷ đồng
So với trước kiểm toán, lãi từ hoạt động liên doanh liên kết năm 2019 của Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam ( PVS) điều chỉnh tăng thêm 145 tỷ đồng.
Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã CK: PVS) đã công bố BCTC kiểm toán năm 2019.
Theo đó sau kiểm toán LNST năm 2019 của PVS tăng thêm 127,6 tỷ đồng so với số liệu trước kiểm toán tương ứng tăng 18,75%.
PVS cho biết biến động này chủ yếu là do phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết tăng do Hợp đồng cung cấp, cho thuê FPSO PTSC Lam Sơn đã được ký kết chính thức vào ngày 16/3/2020 và kết quả kinh doanh của một số công ty liên doanh, liên kết có điều chỉnh tăng sau kiểm toán.
Tổng công ty cũng giải trình lý do LNST năm 2019 tăng 235 tỷ đồng tương ứng tăng 41% so với năm 2018 là do thu nhập khác tăng vì Tổng công ty thực hiện hoàn nhập dự phòng bảo hành một số dự án cơ khí dầu khí đã hoàn thành nghĩa vụ bảo hành theo quy định của hợp đồng đã ký với khách hàng. Ngoài ra chi phí khác giảm do chênh lệch giá trị từ việc đánh giá lại tài sản của Công ty TNHH Khảo sát Địa vật lý PTSC CGGV ghi nhận trong BCTC 2019 thấp hơn so với 2018.
Năm 2019, PVS đặt kế hoạch lãi hợp nhất sau thuế đạt 560 tỷ đồng, theo đó với số liệu kiểm toán 2019 PVS chính thức vượt tới 44% kế hoạch lãi cả năm 2019.
Video đang HOT
Tính đến 31/12/2019, PVS co tông tai san 26.004 ty đông, tăng 13% so vơi hôi đâu năm. Trong đo, tai san ngăn han chiêm hơn 61% đạt 15.984 ty đông, tai san dai han chiêm ở mức 10.019 ty đông. PVS còn đang có lượng tiền dồi dào với 6.949 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, ngoài ra các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn bao gồm các khoản tiền gửi tại các NHTM có kỳ hạn từ 3 – 12 tháng là 2.742,5 tỷ đồng. PVS còn đang có 2.984,5 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và LNST chưa phân phối đạt mức 3.857 tỷ đồng.
PVS dự kiến sẽ tổ chức ĐHĐCĐ 2020 vào ngày 28/4 tới, hiện cả báo cáo thường niên 2019 và các tài liệu liên quan đến kỳ đại hội cổ đông 2020 vẫn chưa được Tổng công ty công bố. Trước đó trong hội nghị tổng kết 2019 lãnh đạo công ty cho biết trong năm 2020, PTSC xác định tiếp tục tập trung, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, đẩy mạnh và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí chuyên ngành chất lượng cao, uy tín đáp ứng yêu cầu các nhà thầu dầu khí;…
Xuân Mạnh
Ẩn số giá dầu
Ẩn số giá dầu vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong ngành.
Ảnh: Thế Vinh
Năm 2019, sản lượng khai thác của Việt Nam kém khả quan so với cùng kỳ khi chỉ đạt 13.11 triệu tấn dầu thô và 10,2 tỉ m3 khí tự nhiên. Sản lượng dầu thô và khí đốt của Việt Nam tiếp tục đà suy giảm từ năm 2015 khi các mỏ giàu trữ lượng và gần bờ như Bạch Hổ, Tê Giác Trắng, Hải Sư Trắng, Lạc Đà Vàng, Rồng Đôi, Lan Tây, Lan Đỏ và 12W đang cạn dần, trong khi mức đầu tư cho thăm dò tìm kiếm trong giai đoạn này chưa được tương xứng. Điều này được phản ánh qua thực tế là mức tăng trữ lượng dầu khí thấp hơn nhiều so với sản lượng khai thác trong giai đoạn 2016-2019.
Trồi sụt theo giá dầu
Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, hoạt động dầu khí của Việt Nam hiện tập trung ở vùng biển nông dưới 1.000m. Để gia tăng trữ lượng và duy trì sản lượng dầu khí lâu dài cần phải tiến ra vùng biển xa bờ nước sâu trên 1.000m. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi vốn đầu tư lớn và đi kèm với nhiều rủi ro... Điều này đã phần nào làm nản lòng các nhà đầu tư và dẫn tới kết quả tìm kiếm, thăm dò, gia tăng trữ lượng thấp.
Tổng kết năm 2019, vốn hóa thị trường của nhóm cổ phiếu ngành dầu khí chỉ tăng trưởng 1,9%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 7,7% của chỉ số VN-Index. Diễn biến từng cổ phiếu trong năm cũng vô cùng phức tạp khi GAS cùng PVD tăng trưởng vượt trội lần lượt 13% và 13,4% nhờ giá dầu Brent tăng mạnh 43% so với cùng kỳ cho đến tháng 4.2019. Cũng đạt được mức tăng vượt VN-Index là PLX với 9,9%, trong khi PVS chỉ tăng 3%. Tuy nhiên, việc BSR và OIL bị rớt giá mạnh, tương ứng giảm 39,8% và 45%, đã kéo giảm kết quả của ngành dầu khí nói chung trong năm qua.
Đầu năm 2020, đợt giảm mạnh theo xu hướng của giá dầu trong tuần qua đã đưa thị giá nhiều cổ phiếu dầu khí về vùng thấp nhất 1-2 năm. Sự biến động của giá cổ phiếu ngành dầu khí bị ảnh hưởng rất lớn bởi giá dầu thế giới, đặc biệt trong năm 2019 vừa qua khi giá dầu đã liên tục biến động mạnh. Chỉ trong vòng 2 tuần, giá dầu WTI hợp đồng tháng 3.2020 trên Sàn Giao dịch hàng hóa New York (Nymex) lao dốc từ 58,34 USD/thùng ngày 22.1.2020 xuống 49,61 USD/thùng vào ngày 4.2.2020, mất 14,96% giá trị, ghi nhận mức giá thấp nhất 1 năm.
Giá dầu thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến rất phức tạp trong năm 2020. Chuyên gia Đoàn Tiến Quyết, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí, Viện Dầu khí Việt Nam, nhận định rằng giá dầu thô bình quân năm 2020 sẽ dao động trong khoảng 64 USD/thùng theo mức giá của dầu thô Brent. Trong khoảng 6 tháng đầu năm 2020, giá dầu thô sẽ ở mức từ 60-68 USD/thùng bởi một số yếu tố, đặc biệt là việc OPEC tuyên bố cắt giảm sản lượng thêm 500.000 thùng. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm 2020 sẽ rất khó đoán định với giá dầu thô. Và theo nhận định của nhiều tổ chức quốc tế và Viện Dầu khí Việt Nam, giá dầu thô thế giới sẽ dao động trong khoảng 60-65 USD/thùng.
Tìm lợi thế trong biến động
Trong năm 2019, ngành dầu khí đã khởi công một số dự án lớn đáng chú ý như dự án Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 2, dự án LNG Thị Vải và phát triển các nhà máy điện LNG trở thành trọng tâm. Dự án Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 2 bao gồm hệ thống đường ống ngoài khơi có công suất 7,7 tỉ m3 để vận chuyển khí từ mỏ Thiên Ưng - Đại Hùng, Sao Vàng - Đại Nguyệt, Sư Tử Trắng và các đường ống trên bờ đến nhà máy GPP2 cũng như các nhà máy điện ở Phú Mỹ. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 640 triệu USD với 2 hợp đồng EPC đã được ký kết. Dòng khí đầu tiên dự kiến vào quý IV/2020 đối với mỏ Sao Vàng và năm 2021 đối với mỏ Đại Nguyệt.
Trong khi đó, dự án LNG Thị Vải cũng đã được triển khai với tổng vốn đầu tư ở mức 285 triệu USD cho giai đoạn 1. Dự án này bao gồm kho chứa LNG và kho hóa khí, với công suất giai đoạn 1 là 1,4 tỉ m3 khí khô vào năm 2022 và 4,2 tỉ m3 trong giai đoạn 2. Song song đó, 2 cụm điện khí Sơn Mỹ 2 và Bạc Liêu đã được Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia điều chỉnh VII trong năm 2019. Điều này cho thấy ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là dần chuyển đổi từ các nhà máy nhiệt điện than sang nhà máy nhiệt điện khí và đảm bảo an ninh điện trong những năm tới. Do đó, thị trường LNG sẽ trở nên sôi động hơn với nhiều công ty gia nhập ngành trong những năm tới.
Đây đều là các dự án có vốn đầu tư lớn đem lại lượng công việc dồi dào, theo đó, kỳ vọng các doanh nghiệp như PVS, PVD, PVD, PXS và PVC sẽ được hưởng lợi. Với nhóm trung và hạ nguồn như lọc hóa dầu, chế biến, vận chuyển và phân phối khí, phân phối xăng dầu và các nhóm liên quan như phân bón, điện khí..., kết quả kinh doanh của không ít doanh nghiệp đang tăng trưởng và có triển vọng tích cực, thậm chí hưởng lợi từ xu hướng giảm của giá dầu trong ngắn hạn.
Chẳng hạn, với những dự án triển vọng đã được khởi công trong năm 2019, các công ty như PVD được dự báo sẽ tiếp tục hưởng lợi. 2020 sẽ là một năm tươi sáng cho PVD khi công suất giàn khoan JU tăng từ 90% lên 97% và giá thuê tăng 12%. Ngoài ra, khả năng hoàn nhập dự phòng từ PVEP (tối đa 250 tỉ đồng) cho PVD và công ty liên doanh cũng như việc giàn khoan TAD sẽ hoạt động trở lại với hợp đồng 10 năm kể từ quý II/2021 chính là những yếu tố xúc tác tăng trưởng cho cổ phiếu này. Công ty Chứng khoán SSI đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm cho PVD là 18.200 đồng/cổ phiếu, trong khi Công ty Chứng khoán Mirae còn lạc quan hơn với mức giá mục tiêu lên đến 19.650 đồng/cổ phiếu.
Theo Nhipcaudautu.vn
Ocean Group (OGC) báo lãi năm 2019 gần gấp đôi cùng kỳ, lên kế hoạch lãi 2020 tăng 75% Năm 2019 Ocean Group ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 81 tỷ đồng, tăng đến 84% so với năm 2018, cao nhất trong vòng 4 năm gần đây và gấp 5 lần chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm (16 tỷ đồng). CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group - mã chứng khoán OGC) công bố báo cáo tài chính...