Sau kiểm toán, cổ phiếu BVH bị cắt margin
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM vừa công bố danh sách những cổ phiếu không đủ điều kiện để giao dịch ký quỹ, trong đó có BVH.
Cổ phiếu BVH nằm trong danh sách không được giao dịch ký quỹ. Ảnh: TL.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa công bố danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Theo đó, cổ phiếu của Tập đoàn Bảo Việt (HOSE: BVH) được đưa vào danh sách này. Lý do được đưa ra do báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2020 được soát xét của BVH có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán.
Cụ thể, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2020 của BVH được kiểm toán bởi Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ernst & Young Việt Nam. Đơn vị này đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ tại ngày 30.6 của BVH. Cơ sở đưa ra kết luận này liên quan đến khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được thể hiện trên báo cáo tài chính. BVH đang ghi nhận khoản đầu tư vào một công ty liên kết với giá trị ghi sổ gần 1.760 tỉ đồng trên bảng cân đối kế toán hợp nhất giữa niên độ và ghi nhận phần lỗ từ công ty liên kết này với số tiền là hơn 3,1 tỉ đồng trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Cổ phiếu BVH nằm trong danh sách không được giao dịch ký quỹ. Nguồn: HOSE.
Video đang HOT
Đơn vị kiểm toán cho biết họ không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về giá trị ghi sổ của khoản đầu tư của BVH vào công ty liên kết này tại ngày 30.6 cũng như phần sở hữu của BVH trong lợi nhuận thuần của công ty liên kết này cho giai đoạn tài chính 6 tháng kết thúc cùng ngày. Do đó, đơn vị kiểm toán không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh các số liệu này hay không và ảnh hưởng nếu có tới báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của BVH trong giai đoạn tài chính 6 tháng kết thúc ngày 30.6.
Giải trình về ý kiến của kiểm toán, BVH cho biết dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài đã ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin từ đơn vị.
Do vậy, tại thời điểm phát hành báo cáo, đơn vị kiểm toán chưa thu thập được đầy dủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định giá trị và ảnh hưởng (nếu có) của khoản đầu tư này tới báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty.
Về khoản mục đầu tư, theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), danh mục đầu tư của các côn ty bảo hiểm đang chuyển hướng sang tiền gửi ngăn han bất chấp các đợt căt giảm lai suất huy động của Ngân hàng Nhà nước. Vừa qua, VCSC nhận thấy xu hướng cac công ty bảo hiểm phi nhân thọ phân bổ danh mục đầu tư nhiều hơn sang tiền gửi dài hạn nhằm co lãi suất huy động cao hơn sau cac đơt giảm lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước trong 3 quý qua. Theo VCSC, mưc tac động là kha lớn khi huy động chiếm khoảng 75% danh mục đầu tư của cac công ty này trong giai đoạn 2015-2019.
Tiền gửi cũng chiếm tỉ trọng lớn trong danh mục đầu tư của BVH, đạt mức 70,5% tinh đến 6 thang đầu năm 2020. Tuy nhiên, VCSC nhận thấy xu hướng trai ngươc tại BVH khi chuyển hướng sang tiền gửi ngăn hạn. Theo quan điểm của VCSC, cac diễn biến phân bổ vốn của BVH tương ưng với ý định nhằm gia tăng tỉ trọng trai phiếu trong cac quý tới.
Về kết quả kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, BVH đạt hơn 16.093 tỉ đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán bảo hiểm, tăng nhẹ 3,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng kết 6 tháng đầu năm 2020, Công ty lãi sau thuế gần 649,1 tỉ đồng, giảm 3,23% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của Ban lãnh đạo Công ty, năm 2020 được dự báo là năm có nhiều biến động khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung mặc dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng chưa thực sự chấm dứt, sự suy giảm tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi, tình trạng nợ công cao và sự bùng phát của dịch COVID-19 đã tác động tới nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố lạc quan nhờ hiệu ứng tích cực từ chính sách tiền tệ nới lỏng của các ngân hàng trung ương chủ chốt trên thế giới, sự ổn định mặt bằng lãi suất trong nước, thậm chí giảm nhẹ để hỗ trợ sản xuất kinh doanh và sự chững lại của xu hướng tăng giá của đồng đô la Mỹ (USD), những nguy cơ về dịch bệnh mới cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng tăng cường khai thác.
Cổ phiếu Vietnam Airlines không được cấp margin trong quý II
Có 51 mã chứng khoán không được giao dịch ký quỹ tại HoSE trong quý II. HVN không được ký quỹ do BCTC hợp nhất soát xét bán niên có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán.
Danh sách cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) quý II của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) bất ngờ có tên HVN của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Lý do đưa ra là báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng năm 2019 được soát xét có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán.
Cổ phiếu HVN mới được giao dịch ký quỹ vào quý I do đủ thời gian niêm yết 6 tháng. Trong BCTC hợp nhất soát xét bán niên của Vietnam Airlines được ký vào ngày 14/8/2019, kiểm toán ngoại trừ việc trích lập chi phí phải trả lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái số tiền khoảng 170 tỷ đồng dựa trên ước tính của Ban giám đốc về sự suy giảm giá trị của VND so với các ngoại tệ đến cuối năm 2019. Việc ghi nhận chi phí phải trả lỗ chênh lệch tỷ giá dự kiến phát sinh trong tương lai là chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Vietnam Airlines là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Trong 3 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất ước đạt 19.212 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2019 và lỗ 2.383 tỷ đồng. Dự kiến cả năm 2020, nếu dịch kéo dài và kết thúc trong quý IV, tổng doanh thu ước đạt 38.140 tỷ đồng, giảm 34% so với kết hoạch, ước lỗ 19.651 tỷ đồng. Với ước tính này, tổng công ty có thể bị âm vốn chủ sở hữu tới hơn 1.000 tỷ đồng.
Cũng với lý do tương tự Vietnam Airlines nhưng cổ phiếu BHN của Tổng công ty Bia - Rư-ợu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) đã vào danh sách không được ký quỹ từ quý IV/2019. Theo BCTC soát xét bán niên 2019 công ty mẹ, Habeco đã điều chỉnh tăng thu nhập hoạt động tài chính khoản cổ tức được chia từ Công ty Cồn Rư-ợu Hà Nội với giá trị 90,7 tỷ đồng vào báo cáo tài chính riêng năm 2016 theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại Báo cáo Kiểm toán Nhà nước ngày 6/2/2018. Tuy nhiên, đơn vị kiểm toán chưa nhận được quyết định của Cồn R-ượu Hà Nội về việc thực hiện kiến nghị trên cho đến khi phát hành BCTC công ty mẹ bán niên 2019.
Quý II, toàn sàn HoSE có 51 mã chứng khoán không được giao dịch ký quỹ, đa phần là các doanh nghiệp thuộc diện cảnh báo. Một số trường hợp là chứng khoán mới được niêm yết dưới 6 tháng như ABS của Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận, AGG của Công ty Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia, CKG của Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang...
Ngoài ra, một số cổ phiếu ra khỏi diện không được ký quỹ như TRA, TMT, QCG.
Danh sách cổ phiếu không được ký quỹ quý II. Nguồn: HoSE
Theo Tường Như
Tăng gấp đôi trong hơn 1 tháng, cổ phiếu OGC vẫn chưa thoát diện kiểm soát của HoSE Sau nhịp tăng mạnh kể từ đầu tháng 8, cổ phiếu OGC đã leo lên vùng đỉnh 5 năm quanh mức 6.280 đồng/cổ phiếu. Ảnh minh họa. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu CTCP Tập đoàn Đại Dương (mã OGC) do lỗ lũy kế và vẫn còn vấn đề ngoại...