Sau khi truyền máu, bố mẹ đau đớn nhìn chân con bị hủy hoại vì sai lầm từ bác sĩ, phản ứng của họ khiến gia đình thêm phẫn nộ
Cả bên chân trái của bé trai 4 tháng tuổi bị sưng phồng với những nốt phồng to, sẫm màu vì biến chứng sau khi truyền máu mà nguyên nhân là do sai lầm từ bác sĩ.
Vụ việc xảy ra tại bệnh viện Penang (Malaysia) vào ngày 12 tháng 11 mới đây khiến nhiều người tỏ ra phẫn nộ sau khi câu chuyện được ông nội của bé chia sẻ lên mạng xã hội.
Theo thông tin từ tờ New Straits Times, bé trai tên Muhammad Zain Al Fateh Muhammad Faizal Amri vốn sinh non tại bệnh viện Seberang Jaya. Từ lúc sinh ra, thể trạng của cậu bé đã vô cùng yếu ớt, phải nằm tại phòng chăm sóc tích cực suốt nhiều ngày trước khi được xuất viện. Không lâu sau đó, bé Amri lại được chuẩn đoán mắc chứng Hernia (hay còn gọi là chứng sa ruột hoặc thoát vị).
Dù còn nhỏ tuổi nhưng bác sĩ buộc phải phẫu thuật cho Amri để đảm bảo an toàn sức khỏe. Vào khoảng 7h tối ngày 12/11, các bác sĩ tại bệnh viện Seberang Jaya đã tiến hành phẫu thuật thoát vị thành công cho Amri nhưng sau đó cậu bé có dấu hiệu giảm huyết áp. Lo lắng nguy hiểm xảy ra nên bác sĩ yêu cầu chuyển cậu bé sang bệnh viện Penang để truyền máu gấp. Thế nhưng, sau khi được truyền máu xong thì chân trái của Amri có dấu hiệu sưng phồng lên, nổi các nốt phồng to, sẫm màu.
Hình ảnh bàn chân của bé trai bị biến chứng sau khi truyền máu mà nguyên nhân là do sai lầm từ bác sĩ.
Ban đầu gia đình vô cùng hoang mang khi bác sĩ thông báo phải cắt bỏ chân để giữ tính mạng của cậu bé, tuy nhiên may mắn là sau đó tình trạng đã ổn định hơn.
Điều khiến gia đình bức xúc chính là thái độ của các bác sĩ và y tá tại bệnh viện Seberang Jaya. Bởi nếu không vì sự tắc trách của họ trong quá trình làm việc thì cậu bé Amri có thể đã không phải chịu đau đớn như vậy. Hơn nữa, sau khi vụ việc xảy ra, lại không ai chịu đứng ra nhận trách nhiệm mà đổ lỗi cho nhau.
Bố của Amri, anh Muhammad Faizal Amri Abdul Ghani, 25 tuổi, cho biết: “Trước đây, các bác sĩ ở bệnh viện Seberang Jaya đã thực hiện truyền máu cho con trai tôi rất nhiều lần nhưng không có vấn đề gì xảy ra. Bác sĩ ở Seberang Jaya tuyên bố rằng y tá đã vô tình đưa kim tiêm vào mạch máu, dẫn đến chân con tôi bị sưng và tụ máu đáng sợ như thế này. Điều gây bực mình hơn là các bác sĩ và y tá đang đổ lỗi cho nhau. Các bác sĩ nói rằng y tá đã gây ra lỗi, còn các y tá thì lại nói khác đi, họ thậm chí còn cãi nhau trước mặt tôi”.
Vụ việc gây xôn xao sau khi ông nội của cậu bé Amri đăng tải hình ảnh và toàn bộ câu chuyện lên mạng xã hội. Bài đăng đã nhận được 15.000 lượt thích, 11.000 lượt bình luận và hơn 21.000 lượt chia sẻ chỉ sau 2 ngày.
Video đang HOT
Bài biết của ông nội bé Amri đã nhận được sự chú ý của cư dân mạng.
Anh Ghani cho biết thêm: “Sau khi sự việc xảy ra, nhân viên bệnh viện còn đổ lỗi cho con tôi cử động nên mới gây biến chứng như vậy nhưng thực tế thì con tôi vẫn hôn mê sâu và chưa tỉnh lại. Tôi cũng lo ngại thuốc gây mê trong ca phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con tôi sau này”.
Anh Ghani cho biết anh đang chuẩn bị các thủ tục cần thiết để kiện bệnh viện Penang vì sơ suất đáng trách này và vì cả thái độ của họ sau vụ việc.
Giám đốc Sở Y tế bang Penang, ông Datuk Dr Wan Mansor Hamzah, cho biết tỉnh trạng sức khỏe của em bé đã ổn định hơn. Nhà chức trách cũng đã có cuộc gặp gỡ gia đình để làm sáng tỏ vụ việc.
Những trường hợp trẻ cần truyền máu:
- Trẻ sinh non: Trẻ sơ sinh thường xuyên bị thiếu máu (có số lượng hồng cầu giảm), đặc biệt nếu trẻ bị sinh non.
- Một chấn thương nghiêm trọng gây ra mất nhiều máu
- Phẫu thuật gây mất nhiều máu
- Một vấn đề về gan khiến cho cơ thể của trẻ không thể tạo ra lượng nhất định, cần thiết.
- Suy thận gây ra vấn đề trong việc sản xuất tế bào máu
- Điều trị ung thư (hóa trị) làm chậm sự sản xuất tế bào máu của cơ thể
Bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu nếu việc đó là hoàn toàn cần thiết. Họ cũng sẽ giải thích các rủi ro và bất kỳ lựa chọn thay thế nào có thể xảy ra cho bạn trước khi gia đình đồng ý truyền máu.
Những rủi ro khi truyền máu cho trẻ:
- Phản ứng dị ứng: Trong một số trường hợp, cơ thể của bé sẽ phản ứng với máu được truyền vào, dù cho đó đúng là nhóm máu cơ thể cần. Các triệu chứng nhẹ có thể bao gồm ngứa hoặc phát ban, nặng có thể khó thở, đau ngực hoặc buồn nôn. Những triệu chứng này có thể bắt đầu ngay sau khi truyền máu hoặc trong vòng 24 giờ sau đó.
- Sốt: Hiện tượng sốt có thể xảy ra trong một ngày sau khi truyền máu. Nếu trẻ có sốt nhẹ trong 1-6 tiếng sau khi truyền máu thì không nghiêm trọng nhưng nếu sốt kèm với buồn nôn hoặc đau ngực, thì có thể nguy hiểm hơn.
- Và còn rất nhiều rủi ro khác như phản ứng tan máu, quá tải tuần hoàn do truyền máu, lây nhiễm virus…
Nguồn: NST, Parents
Người phụ nữ nhiễm chất độc da cam 32 năm chưa thể bước đi
Chị Cam Ly đã mổ bỏ chân trái, nay phẫu thuật chân bên phải vì nhiễm trùng khớp.
Chân trái đã cắt cụt, chân phải nhiễm trùng, các vết loét tì đè ở vùng mông khiến chị Bùi Thị Cam Ly khó nhọc đau đớn mỗi khi trở mình. Gần một tháng nay, người mẹ 60 tuổi Nguyễn Thị Mười luôn sát cánh cùng chị Cam Ly tại căn phòng số 7, Khoa Phỏng Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM).
Cam Ly chào đời với đôi chân cong quắp tại ngôi nhà ở vùng núi cao huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đến tuổi tập đi, chị không thể bước mà chỉ bám đôi tay lần theo vách nhà để di chuyển. Hai chân mòn vẹt, thỉnh thoảng lở loét nhưng nhà nghèo không đủ tiền đi chữa trị. Sau đó khi đến Phan Rang thăm khám, bác sĩ kết luận chị ảnh hưởng chất độc màu da cam, bị xương thủy tinh.
Chị Cam Ly điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Lê Phương.
Cách đây 10 năm, chân bên trái bị nhiễm trùng nặng, chị được chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy và trải qua 3 lần phẫu thuật đoạn chi. Mấy tháng nay, các vết loét ở vùng mông trở nặng do nằm một chỗ lâu ngày, chân bên phải cũng hoại tử nên hai mẹ con chị khăn gói trở lại TP HCM.
Bác sĩ Tăng Thiện Quốc, Khoa Phỏng Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết bệnh nhân nhập viện ngày 26/9 với nhiều ổ loét tì đè ở vùng cùng cụt và vết thương ở chân bên phải. Bệnh nhân có thêm động kinh, mấy đợt lên cơn co giật rất nặng phải phối hợp ngoại thần kinh để điều trị.
Vết thương ở vùng cổ chân bên phải xuyên thấu khớp, chảy dịch nhiều nên bác sĩ phải hội chẩn chấn thương chỉnh hình để phẫu thuật đoạn chi. Dự kiến điều trị sẽ lâu dài, việc xử lý các ổ loét tì đè cũng khó khăn, có nguy cơ tái phát.
32 năm nay, mẹ là người đồng hành đỡ đần mọi sinh hoạt cho chị Ly. Ảnh: Lê Phương.
Bà Mười cho biết có 5 người con nhưng hai người lớn đã mất từ nhỏ vì bệnh, bố của Cam Ly cũng bị tàn tật nên không lao động nặng được. Mọi sinh hoạt của Cam Ly đều do bà đỡ đần. Những lúc con cần di chuyển đi khám bệnh bà phải cõng và nhờ người xung quanh giúp. "Số tiền điều trị hơn 20 triệu đồng cho con bữa giờ phải vay mượn khắp nơi, giờ không biết sẽ xoay sở vào đâu nữa", bà Mười tâm sự.
Quen với tuổi thơ không bạn bè, nằm trong cửa sổ nhìn ra đường nên chị Cam Ly không mơ ước có thể di chuyển được, chỉ mong bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ chân thật nhanh để chị bớt đau đớn và trở về nhà cho mẹ bớt vất vả.
Lê Phương
Theo VNE
Chân cô bé không gấp duỗi được do bó thuốc nam Bệnh nhi 12 tuổi ở Lạng Sơn bị chấn thương gối trái sau tai nạn giao thông, không vào viện mà được gia đình cho bó thuốc nam tại nhà. Đến khi bé được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thì chân trái hoàn toàn không gấp duỗi được, khớp gối có nguy cơ bị cứng vĩnh viễn. Bé còn...