Sau khi thức dậy vào buổi sáng mùa đông nếu vội vàng làm 6 việc này có thể dẫn đến “mất mạng”
Những việc làm thường thấy vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy, nhiều người không biết rằng đó là “thủ phạm” gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh về tim mạch và mạch máu não.
Cách thức dậy vào mùa đông để tim mạch và mạch máu não khỏe hơn
Một nghiên cứu ở Anh cho thấy, thời tiết cứ giảm 1 độ C, tỷ lệ mắc bệnh tim sẽ tăng lên 2%, khi nhiệt độ giảm xuống 12 độ C, thì cần phải tập trung ngăn ngừa các cuộc tấn công tim mạch và mạch máu não. Có thể nói mùa đông là mùa có tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim và nhồi máu não cao, đặc biệt là vào sáng sớm.
Điều tra dịch tễ học cho thấy từ 6-10 giờ sáng, khoảng 40% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và 29% người tử vong do đột quỵ tim vào thời điểm này, nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao gấp 4 lần so với các giai đoạn khác… Khi mọi người ngủ, huyết áp giảm, khi thức dậy huyết áp bắt đầu tăng nhanh. Thức dậy quá nhanh hoặc quá mạnh có thể gây tăng huyết áp đột ngột và gây ra các bệnh nghiêm trọng như vỡ mạch máu não.
Do đó, sau khi tỉnh dậy mở mắt nằm trên giường khoảng 2 phút, rồi từ từ nâng người dậy ngồi trên giường khoảng 2 phút, thực hiện một số động tác giãn cơ ở trên giường khoảng 1 phút, sau đó mới đứng dậy bước xuống giường, cấm kỵ không bật dậy đột ngột và rời khỏi giường ngay.
Vào mùa đông, sau khi tỉnh dậy không vội vàng làm 5 việc này:
1. Gấp chăn ngay sau khi thức dậy
Khi bạn vừa ngủ dậy vào mùa đông, chăn gối vẫn còn nóng ẩm, khi chúng ta gấp lại ngay, độ ẩm sẽ được giữ lại giữa các lớp vải và cơ hội tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn trên chăn càng lớn. Khi ngủ, cơ thể con người tiết ra hơn 140 loại hóa chất qua đường hô hấp, hơn 150 hóa chất được bài tiết theo dạng mồ hôi, ngoài ra còn nhiều loại khí thải như CO2, và chăn đắp chính là vật giữ lại những khí thải này nhiều nhất.
Do đó, việc bạn gấp chăn lại ngay sau khi ngủ dậy vô hình chung đang giữ lại vi khuẩn, hậu quả là đến đêm sau, chúng ta sẽ cảm thấy chăn ẩm ướt, có mùi khó chịu, dẫn đến việc khó đi vào giấc ngủ. Bạn có thể tranh thủ làm vệ sinh cá nhân, đánh răng rửa mặt, ăn sáng hoặc thay quần áo chuẩn bị đi làm rồi mới vào gấp chăn.
Video đang HOT
Khi bạn vừa ngủ dậy vào mùa đông, chăn gối vẫn còn nóng ẩm, khi chúng ta gấp lại ngay, độ ẩm sẽ được giữ lại giữa các lớp vải và cơ hội tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn trên chăn càng lớn.
2. Dùng lực quá mạnh khi đi đại tiện
Mọi người sau khi thức dậy, thường sẽ “lao” vào nhà vệ sinh để đi đại tiện. Vào buổi sáng nhất là thời tiết mùa đông, sau khi dậy huyết áp sẽ tăng rất nhanh, do vậy lúc này dùng lực mạnh để đi đại tiện, tăng ép vùng bụng, huyết áp càng tăng cao hơn, nếu các tiểu động mạch trong não của bệnh nhân bị cứng lại, một khi dùng lực có thể khiến các mạch máu nhỏ trong não bị vỡ và chảy máu.
Tập thể dục buổi sáng là một thói quen tốt, rất nhiều người cao tuổi có thói quen này. Bởi người cao tuổi có thời gian ngủ ngắn, thường xuyên dậy rất sớm, sẽ đi tập thể dục và sau đó về ăn sáng.
Tuy nhiên, tập thể dục vào buổi sáng sớm sẽ kích thích sự hưng phấn của thần kinh giao cảm, khiến mạch máu co thắt, dẫn đến huyết áp biến động, từ đó gây bùng phát các bệnh tim mạch và mạch máu não. Vì vậy, mùa đông kiến nghị mọi người không nên tập luyện thể dục quá sớm, hoặc có thể thay đổi từ tập thể dục buổi sáng sang buổi chiều ấm áp.
Tập thể dục vào buổi sáng sớm sẽ kích thích sự hưng phấn của thần kinh giao cảm, khiến mạch máu co thắt, dẫn đến huyết áp biến động, từ đó gây bùng phát các bệnh tim mạch và mạch máu não.
4. Gội đầu ngay sau khi ngủ dậy
Thức dậy sớm và gội đầu là thói quen mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là sinh viên. Từ góc độ y học Trung Quốc, không nên dậy và gội đầu sớm, đặc biệt là vào mùa đông. Vào buổi sáng, thời gian rất eo hẹp, nhiều người sau khi gội đầu phải vội vàng đi làm, đi học mà không kịp sấy tóc, điều này rất dễ bị nhiễm lạnh, gây đau đầu, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến đau khớp, thậm chí là tê liệt cơ bắp.
5. Ăn ngay sau khi thức dậy
Sau một đêm ngủ, dạ dày vào sáng sớm vẫn trong trạng thái “nửa mơ nửa tỉnh”, và chức năng của dạ dày vẫn chưa hồi phục về trạng thái ban đầu, cần phải mất nửa tiếng mới “thức tỉnh” hoàn toàn. Hơn nữa vào buổi sáng lượng nước bọt và dịch tiết dạ dày tương đối ít, nếu lập tức ăn sáng, đặc biệt là ăn những thực phẩm khó tiêu hóa (ví dụ như thịt), thức ăn sẽ tích tụ trong dạ dày, dễ gây khó tiêu.
Do vậy nhắc nhở tất cả mọi người, vào mùa đông bệnh về tim mạch và mạch máu não tỉ lệ tương đối cao, nên cần phải làm tốt việc bảo vệ sức khỏe. Buổi sáng cần tránh làm những việc trên và khi ra ngoài tốt nhất là phải quàng khăn, đội mũ giữ ấm.
Nguồn: Sohu/Helino
Tình trạng khô đắng miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có 1 trong 3 bệnh
Hóa ra vị giác trong miệng của bạn thay đổi lại là biểu hiện cảnh báo tới 3 căn bệnh đang tiềm ẩn trong cơ thể.
Vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng bạn sẽ gặp phải tình trạng khô miệng, đắng miệng... và điều này sẽ không xảy ra quá thường xuyên. Lúc này, bạn chỉ nghĩ đơn giản là uống một cốc nước lọc để giảm bớt sự khó chịu từ khoang miệng. Nhưng sau một thời gian, bạn thấy tình trạng này vẫn không có chiều hướng cải thiện chút nào.
Trên thực tế, tình trạng khô đắng miệng không hoàn toàn là do thời tiết khô hanh gây ra. Bởi nó còn có thể là biểu hiện cảnh báo 1 trong 3 vấn đề sức khỏe sau.
Bệnh về đường tiêu hóa
Một số bệnh lý về đường tiêu hóa sẽ làm trì trệ chức năng tiêu hóa. Hậu quả là thức ăn sẽ không được tiêu hóa và bài tiết qua dạ dày kịp thời, từ đó làm độc tố cũng như rác thải tích tụ trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Đó cũng là lý do khi có bệnh về đường tiêu hóa, chúng ta thường cảm thấy khô, đắng miệng hơn.
Bệnh về răng miệng
Khô miệng và đắng miệng cũng có mối quan hệ nhất định với các bệnh về răng miệng. Một số bệnh như loét miệng, viêm nha chu... đều có thể dẫn đến tình trạng khô miệng.
Nếu muốn giảm bớt cảm giác khó chịu này, bạn nên hình thành thói quen đánh răng đúng cách, 2 lần/ngày để giảm bớt tình trạng trên.
Bệnh về gan
Gan là một cơ quan trao đổi chất rất quan trọng của cơ thể. Thế nên, khi gan bị tổn thương, lẽ dĩ nhiên bạn sẽ gặp phải tình trạng khô đắng miệng. Nguyên nhân gây tổn thương gan có thể là do thức khuya nhiều, chế độ ăn không lành mạnh... Để giải quyết vấn đề này, bạn cần thay đổi lối sống sinh hoạt, lành mạnh hơn.
Source (Nguồn): QQ, The Glory Medicine
Theo Helino
Số lần tỉnh giấc đi tiểu vào ban đêm không nên vượt quá con số 2, nếu vượt quá thì nguy cơ bạn đang mắc bệnh là rất cao Người ta thường nói, điều khó chịu nhất trong mùa đông là phải tung chăn thức dậy để đi giải quyết "nỗi buồn". Tiểu đêm là tình trạng phổ biến thường gặp ở khoảng 2/3 người trong tuổi trung niên, và nó hay gặp nhiều hơn ở người già. Tuy nhiên, nếu người trẻ lại gặp phải tình trạng đi tiểu đêm nhiều...