Sau khi thắp sáng bầu trời, sao băng kích thước khủng rơi xuống Canada
Những vị khách đến từ ngoài không gian đã hạ cánh xuống trung tâm Ontario, Canada sau khi thắp sáng bầu trời.
Nhiều người dân địa phương phát hiện quả cầu lửa thắp sáng bầu trời đêm ở phía bắc Toronto. Khoảng 30 nhân chứng đã báo cáo sự việc ‘du khách’ từ ngoài không gian đến Trái Đất với Hiệp hội sao băng Mỹ.
Điều này nghe có vẻ giống như khung cảnh mở màn trong phim khoa học viễn tưởng nhưng đó hoàn toàn là sự thật. Theo các chuyên gia, sau khi thắp sáng bầu trời, thiên thạch có thể đã hạ cánh xuống vùng trung tâm Ontario, Canada.
Một hệ thống theo dõi bầu trời trong mạng lưới sao băng Nam Ontario đã ghi lại được khoảnh khắc quả cầu lửa vụt bay trên bầu trời và hạ cánh xuống Trái Đất.
Thiên thạch chính là những mảnh bụi, đá, băng trôi nổi trong không gian và khi đi vào bầu khí quyển với tốc độ cao, nó bốc cháy tạo ra tia sáng nhìn rõ trên bầu trời.
Video đang HOT
Ước tính, thiên thạch rơi xuống Ontario có khối lượng khoảng 10 kg, chiều ngang vào khoảng 15-20 cm.
Denis Vida, chuyên gia về sao băng tại đại học Western, Ontario cho biết: “Quả cầu lửa xuất hiện lần này đặc biệt quan trọng vì nó di chuyển chậm, trên quỹ đạo tiểu hành tinh và kết thúc rất thấp trong bầu khí quyển. Đây đều là những dấu hiệu tốt cho thấy vật chất tồn tại và có thể tìm thấy khi rơi xuống Trái Đất”.
Từ mạng lưới camera ghi hình sao băng, quả cầu lửa phát sáng ở độ cao khoảng 29 km, sau đó thiên thạch rơi xuống mặt đất nằm ở phía đông hồ Simcoe, bao phủ khu vực khoảng dài 2 km, rộng 0,5 km.
Các nhà nghiên cứu quan tâm đến thiên thạch và vị trí rơi để tìm kiếm, thu thập lại. Nghiên cứu chúng giúp có thêm thông tin về nơi chúng xuất phát, sự hình thành và tiến hóa của hệ mặt trời.
Tuy nhiên, tìm kiếm thiên thạch rơi xuống Trái Đất không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Từ trước đến nay, người ta phát hiện nhiều vụ quả cầu lửa trên bầu trời nhưng chỉ số ít trong đó rơi xuống Trái Đất và tìm thấy được những vụn thiên thạch.
Những dấu tích để lại có ngoại hình không khác nhiều tảng đá trên Trái Đất, thường bị cây cối che lấp. Do đó, cần đến sự may mắn và con mắt tinh tường cùng sự xác nhận kiểm tra của chuyên gia với biết chính xác.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Western và Bảo tàng Hoàng gia Ontario chia sẻ thông tin và chờ đợi người dân địa phương ở khu vực thiên thạch rơi nếu tìm thấy thì gửi lại cho cơ quan chức năng. Thiên thạch không có hại, tuy nhiên các chuyên gia nhắn nhở nên bảo quản trong một túi nhựa sạch hoặc bọc trong giấy nhôm.
Bản đồ các quả cầu lửa lao vào khí quyển Trái đất 33 năm qua
Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã tổng hợp dữ liệu và lập bản đồ về những quả cầu lửa xuất hiện trong khí quyển địa cầu trong 33 năm qua.
Bản đồ các quả cầu lửa ĐÀI QUAN SÁT TRÁI ĐẤT
Bản đồ cho thấy những chấm nhỏ, được phân thành 4 kích thước và màu sắc khác nhau dựa trên năng lượng động học của từng quả cầu lửa đi vào khí quyển từ năm 1988 đến 2021. Trong đó, năng lượng động học là năng lượng một sao băng mang đến khí quyển Trái đất trong lúc di chuyển, theo báo Daily Mail hôm 21.8.
Các nhà khoa học dựa trên số liệu về năng lượng tỏa ra từ sao băng, và những thông số khác để xác định kích thước của chúng trước khi tiến vào khí quyển Trái đất. Khi rơi xuống mặt đất, chúng trở thành các thiên thạch.
Nhờ việc tính toán trên, họ xác định được quả cầu lửa lớn nhất trên bản đồ thuộc về sao băng xuất hiện bên trên bầu trời Chelyabinsk (Nga) vào ngày 15.2.2013 có bề ngang 20 m.
Quả cầu lửa nổ tung trên Dải núi Ural, phóng thích sóng xung kích phá nát các cửa kính của các tòa nhà ở thành phố Nga và khiến 1.600 người bị thương. Nó tỏa ra năng lượng tạo nên sức công phá cao gấp 20 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào cuối thế chiến thứ hai.
Nhóm quả cầu lửa lớn thứ hai chủ yếu xuất hiện ở Thái Bình Dương và những nước phụ cận như Fiji và các đảo quốc bao quanh châu Á.
Trong thời gian qua, các nhà nghiên cứu đã thu thập được nhiều thiên thạch từ các thiên thể khác nhau của hệ mặt trời, trong đó mặt trăng, sao Hỏa
Với việc nghiên cứu các loại thiên thạch, giới khoa học Trái đất có thể biết thêm về các tiểu hành tinh, hành tinh và những khu vực khác của hệ mặt trời.
Clip: Đại bàng sà xuống "bắt cóc" bé trai và sự thật gây sốc phía sau Khi đang chơi ở công viên, một bé trai đã bị con đại bàng sà xuống quắp lên cao khiến những người chứng kiến không khỏi hoảng hốt. Trong clip, một con đại bàng khổng lồ màu vàng đang bay lượn trên bầu trời thì bất ngờ sà xuống và quắp lấy một bé trai ngồi trên bãi cỏ trong công viên Mont-Royal...