Sau khi tập thể dục, chàng trai bỗng nhiên yếu ớt, không đứng vững vì căn bệnh này
Những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này có thể khiến nhiều người chủ quan, dẫn đến việc chậm trễ trong việc điều trị.
Gần đây, khoa Nội tiết tại Bệnh viện Trung Sơn số 7 ở Hàng Châu, Trung Quốc vừa tiếp nhận trường hợp đặc biệt của một bệnh nhân 19 tuổi. Theo đó, chàng trai này tên là Tiểu Thái, sau khi tập thể dục với bạn bè, anh đổ rất nhiều mồ hôi, tay chân đột nhiên yếu ớt không thể đứng dậy. Một người bạn của Tiểu Thái nhận ra dấu hiệu bất thường nên đã vội vàng gọi xe cứu thương.
Mức kali trong máu hạ, khiến chàng trai đột ngột mất kiểm soát tay chân. (Ảnh minh họa)
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện ra rằng lượng kali trong máu của Tiểu Thái chỉ có 1,69 mmol/L, thấp hơn rất nhiều so với lượng kali trong máu của người bình thường là 3,5-5,5 mmol/L. Nói cách khác, Tiểu Thái bị hạ kali máu nghiêm trọng do có tiền sử mắc bệnh cường giáp. May mắn thay, việc cấp cứu và điều trị kịp thời đã giúp cho Tiểu Thái nhanh chóng bình phục.
Hạ kali máu là tình trạng như thế nào?
Lý Phương Bình, trưởng khoa Nội tiết tại đây giải thích rằng: “Hạ kali máu là một rối loạn điện giải thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, khiến các ion kali trong huyết thanh thấp hơn 3,5mmol/L”.
Ion kali là một ion quan trọng duy trì chức năng bình thường của cơ thể. Nếu thiếu có thể ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh cơ, chức năng tim…, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.
Có rất nhiều căn bệnh gây ra tình trạng hạ kali máu như bệnh cường giáp, nhiễm toan ống thận, tăng aldosteron nguyên phát…
Những triệu chứng của hạ kali máu
- Tay chân yếu
Video đang HOT
Triệu chứng phổ biến nhất của hạ kali máu là cơ bắp yếu và bị liệt. Lúc đầu, người bệnh sẽ bị tê và yếu chân tay, sau đó không đi đứng được, không thể ngồi xổm, không thể cử động. Trong một số trường hợp nặng có thể gây khó thở, ngạt thở, nguy hiểm tới tính mạng.
- Chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, nôn
Khi cơ thể thiếu ion kali, tốc độ nhu động ruột sẽ chậm lại, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như chán ăn, chướng bụng, buồn nôn, nôn, táo bón. Trường hợp nặng có thể xảy ra liệt ruột.
- Đánh trống ngực, tức ngực, khó thở
Bệnh nhân bị hạ kali máu có thể bị rối loạn nhịp tim, suy tim. Nếu nhận thấy người bệnh có các biểu hiện như hồi hộp, tức ngực, khó thở,… cần phải cấp cứu kịp thời.
- Đa niệu (đái tháo, đái nhiều)
Hạ kali máu trong thời gian dài có thể dẫn đến suy giảm chức năng ống thận, đa niệu, thậm chí nhiễm kiềm chuyển hóa ở giai đoạn sau. Biểu hiện thông thường là chóng mặt, bồn chồn, co giật và thậm chí hôn mê. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây tổn thương thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Hạ kali máu phải được điều trị kịp thời
Mục đích của điều trị hạ kali máu là phục hồi lượng kali trong máu trở về mức bình thường càng sớm càng tốt, nhưng đây là phương pháp điều trị tạm thời chứ không chữa khỏi dứt điểm. Việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ là một trong những phương pháp điều trị quan trọng nhất đối với bệnh nhân bị hạ kali máu.
Nếu không xác định rõ nguyên nhân, tình trạng hạ kali máu có thể xảy ra lặp đi lặp lại. Khi không điều trị triệu chứng kịp thời, bệnh nhân sẽ bị suy yếu cơ toàn thân, trường hợp nặng có thể liệt cơ hô hấp gây khó thở, suy tim, nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, sau khi phát hiện hạ kali máu, người bệnh nên đi khám chuyên khoa nội tiết để được chẩn đoán, điều trị chuẩn và tầm soát nguyên nhân càng sớm càng tốt.
Bác sĩ khuyên bạn nên hỏi những điều này khi đi khám bệnh
Các bác sĩ tiết lộ các câu hỏi bạn nên hỏi họ trong khi khám bệnh để đảm bảo việc điều trị và sức khỏe tổng thể của bạn.
Một lần khám bệnh thông thường chỉ kéo dài khoảng 20 phút và thường là không đủ để trao đổi hết thông tin. Đó là lý do tại sao mọi người cần phải chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi bác sĩ - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo một nghiên cứu năm 2017, một lần khám bệnh thông thường chỉ kéo dài khoảng 20 phút và thường là không đủ để trao đổi hết thông tin. Đó là lý do tại sao mọi người cần phải chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi bác sĩ trong 20 phút đó.
Đặt câu hỏi đúng có thể là chìa khóa để việc điều trị được hiệu quả nhất, theo The Healthy.
Sau đây là những câu hỏi quan trọng nhất, các bác sĩ hàng đầu khuyên bạn nên hỏi khi đi khám bệnh.
1. Nếu tôi quên uống thuốc thì có sao không?
Tiến sĩ Eudene Harry, Giám đốc y tế của Trung tâm y tế Oasis ở Orlando (Mỹ), cho biết rất nhiều bệnh nhân cảm thấy chỉ cần uống thuốc khi bị bệnh, và bỏ lơ không uống khi bệnh đã thuyên giảm. Nhưng nhiều căn bệnh, như huyết áp cao, các triệu chứng không biểu hiện rõ, nhưng bắt buộc phải uống thuốc đều đặn để duy trì hiệu quả của thuốc.
2. Thuốc có tương tác với các loại thuốc bổ sung tôi đang uống không?
Nhiều bệnh nhân cho rằng vitamin hoặc các loại thuốc thảo dược là "an toàn" và sẽ không ảnh hưởng đến thuốc điều trị bệnh, tiến sĩ Harry nói. Đó là một giả định cực kỳ nguy hiểm. Tiến sĩ Harry cảnh báo: Rất nhiều loại thuốc tương tác với các loại thảo mộc và thuốc bổ, và một số có thể gây tử vong.
Ví dụ, bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm tuyệt đối không nên dùng một loại thảo dược phổ biến ở châu Âu và một số nước châu Á, có tên là St. John's wort. Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ của nhiều loại thuốc.
Tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ về những loại thuốc bổ sung mình đang uống, theo The Healthy.
3. Tôi có cần thay đổi gì để cải thiện bệnh?
Chế độ ăn uống, tập thể dục, ngủ và căng thẳng là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát được. Đúng là thuốc và các liệu pháp khác là rất cần, nhưng trong hầu hết trường hợp, điều chỉnh 4 yếu tố trên có thể cải thiện sức khỏe, tiến sĩ Harry khuyên.
4. Điều trị cách này thì bệnh tình của tôi sẽ chuyển biến thế nào?
Việc điều trị của bạn có thể là một hành trình, và bạn nên biết dấu hiệu nào là tốt và dấu hiệu nào là xấu.
Nhận thức được các trở ngại, thách thức, tác dụng phụ và tỷ lệ thất bại có thể giúp bạn lường trước các vấn đề và thực hiện những cải tiến cần thiết.
Bạn và bác sĩ có thể đưa ra các chiến lược để cả hai cùng đối phó. Bác sĩ Daniel G. Amen, bác sĩ tâm thần, chuyên gia rối loạn não, giám đốc của Amen Clinic (Mỹ), cho biết cần phải đưa ra chiến lược mà bệnh nhân có thể làm theo để đảm bảo việc điều trị thành công, theo The Healthy.
5. Có cách điều trị nào khác không?
Đã qua rồi cái thời mà bác sĩ chỉ cần chọn cách hành động tốt nhất và bệnh nhân tuân theo, bác sĩ Ted Epperly, từ Đại học Y khoa Washington (Mỹ), nói.
Đây là quá trình ra quyết định chung, ông nói. Công việc của tôi là thông báo cho bệnh nhân về các phương pháp, và sau đó chúng tôi sẽ cùng lựa chọn. Vì vậy, bạn có thể phải hỏi bác sĩ về các lựa chọn thay thế, theo Time.
6. Thuốc có tác dụng phụ không?
Luôn có khả năng thuốc có thể làm tổn thương bệnh nhân. Có thể là đau đầu hay nổi mẩn da hoặc phồng rộp miệng, những tác dụng phụ đó khá phổ biến và bệnh nhân nên được bác sĩ thông báo trước, để họ cẩn trọng trong khi điều trị.
7. Xin bác sĩ nhắc lại điều đó?
Đôi khi mọi người không muốn làm phiền bác sĩ hoặc cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận rằng mình không hiểu hướng dẫn. Tôi thà dành thời gian để giải thích, bác sĩ Harry nói. Thấu hiểu là chìa khóa để làm việc cùng nhau, theo The Healthy.
Sống tiêu cực trong một thời gian dài có thể dẫn đến trầm cảm lúc nào không hay Thật khó để nói rằng chẳng bao giờ chúng ta đem mình đi so sánh với thành tích của những người khác. Tất cả chúng ta đều thỉnh thoảng làm điều đó - tại nơi làm việc, ở trường học, với bạn bè, trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng nếu hành động ấy xảy ra liên tục thì sức khoẻ...