Sau khi sinh con, mẹ thông thái sẽ mau chóng hỏi bác sỹ 4 câu này
Sinh con là hoạt động thể chất vô cùng nặng nhọc, vất vả. Sau khi sinh, nhiều người mẹ sẽ rơi vào tình trạng kiệt sức, yếu đuối. Nhưng ngay cả khi bạn mệt mỏi nhất, bạn cũng chớ nên quên hỏi bác sỹ những câu này.
Do đó, ngay cả khi bạn mệt mỏi sau khi sinh, bạn cũng cần nhanh chóng hỏi bác sỹ 4 câu này.
1. Vòng tay của bé đã được đeo vào hay chưa?
Vòng đeo tay hoặc vòng chân của trẻ sơ sinh là cơ sở chính để xác định xem bé là con của ai. Bởi vì các em bé đều trông giống nhau. Rất có thể, các bác sỹ quá bận rộn, chưa thể đeo vòng tay hoặc vòng chân của bé thì có thể họ sẽ đeo nhầm vòng tay, vòng chân cho bé khác. Việc trẻ bị trao nhầm trong bệnh viện là hy hữu. Nhưng việc trao nhầm này sẽ làm thay đổi cuộc sống, số phận của 2 đứa trẻ.
Sau khi sinh, nếu vẫn còn đủ nhận thức và không quá mệt, bạn cần nhắc bác sỹ và nhân viên y tế đeo vòng tay, vòng chân vào cho em bé. Câu hỏi này sẽ giúp bạn và các sản phụ khác tránh được rắc rối từ việc trao nhầm con.
2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Nhiều người làm cha, làm mẹ lần đầu tiên chưa đủ kỹ năng để chăm sóc trẻ nhỏ. Hơn nữa, nếu không nhận được sự trợ giúp của người thân thì cha, mẹ chính là những người đảm nhận tất cả công việc chăm sóc trẻ. Hãy hỏi các bác sỹ, nhân viên y tế về những điều họ cần chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh chẳng hạn như cách bế trẻ, khi nào có thể tắm cho bé v.v
3. Cơ thể trẻ có khiếm khuyết không?
Thông thường sau khi sinh em bé, đầu tiên bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm cơ bản cho trẻ để xác định xem sức khỏe của trẻ thế nào, bé có khiếm khuyết về thể chất hay không. Ví dụ, để xác định xem trẻ có biết nói hay không, bác sĩ thường sẽ vỗ vào mông trẻ để kích thích em bé rồi quan sát tình hình của em bé.
Video đang HOT
Nếu em bé thừa cân thì bạn nên chú ý đến việc kiểm soát cân nặng khi cho bé bú. Nếu kiểm soát tốt cân nặng, trẻ sẽ không bị thừa cân khi lớn lên.
4. Khi nào nên cho trẻ bú sữa mẹ?
Cho con bú là điều mà mẹ nào cũng muốn làm sau khi sinh. Bạn nên cho con bú càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, sau khi sinh, điều kiện thể chất của các bà mẹ không giống nhau nên không phải mẹ nào cũng có thể cho con bú sớm. Hãy hỏi bác sỹ, nhân viên ý tế để có thể xác định được thời gian nên bắt đầu cho con bú.
Trong cuộc đời phụ nữ có 6 thời điểm dễ bị béo nhất
Theo Y học Trung Quốc, có 6 thời điểm phụ nữ rất dễ bị tăng cân vì trải qua giai đoạn sinh lí tự nhiên, nếu muốn giữ dáng bạn cần đặc biệt cẩn thận trong 6 giai đoạn này.
Sở hữu một vóc dáng thanh mảnh, cân đối là niềm mơ ước của mọi phụ nữ. Nhưng thật không may, cơ địa của chị em thường dễ tăng cân hơn hẳn đàn ông vì vậy việc kiểm soát cân nặng trở nên khó khăn hơn cả.
Y học Trung Quốc cho biết, phụ nữ nếu muốn giữ gìn vóc dáng thì việc đầu tiên cần làm là tìm ra nguyên nhân gốc rễ đã khiến mình tăng cân, điều này có thể đến từ thói quen ăn uống quá dư thừa chất béo hoặc cũng có thể do vận động không hợp lý. Ngoài ra, có 6 thời điểm phụ nữ rất dễ bị tăng cân vì trải qua giai đoạn sinh lí tự nhiên, nếu muốn giữ dáng bạn cần đặc biệt cẩn thận trong 6 giai đoạn này.
1. Giai đoạn tuổi dậy thì (8-12 tuổi)
Ở tuổi dậy thì, cơ thể chị em sẽ phải trải qua một số thay đổi, việc sản xuất nhiều hormone kích thích sự thèm ăn, đồng thời việc sản sinh estrogen, progesterone khiến phụ nữ bắt đầu thay đổi nhanh về cơ thể như phát triển ngực, tăng lượng chất béo, cơ bắp, xương... Những thay đổi này khiến cân nặng của chị em tăng lên đáng kể.
Một lý do khác dẫn đến việc tăng cân tuổi người dậy thì là lười vận động. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Exeter, Anh cho thấy hầu hết những người đến tuổi dậy thì đều ít khi tập thể dục, điều này làm tăng lượng calo dư thừa, dẫn đến béo phì.
2. Thời điểm mới ra trường, đi làm
Sau khi đi làm, chúng ta ít thời gian rảnh hơn, cả ngày hầu hết phải ngồi một chỗ xử lý công việc mà không có nhiều thời gian để tập thể dục. Không những thế, việc thường xuyên ăn vặt trong giờ làm, tiệc tùng cùng đồng nghiệp, bị stress vì áp lực, thức khuya nhiều, làm việc quá giờ, ít vận động... đều là nguyên nhân khiến việc cân nặng của bạn tăng lên vùn vụt.
3. Kết hôn và sinh con
Phụ nữ sau khi lập gia đình, cuộc sống dần ổn định, tâm lý trở nên thoải mái hơn, ăn uống tích cực nên dẫn đến việc tăng cân.
Sau đó, chị em bắt đầu bước vào giai đoạn mang thai, cần phải ăn nhiều để bồi bổ để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh vì vậy mà cân nặng tăng khá nhanh.
Sau khi sinh, cơ thể vẫn chưa thực sự phục hồi, khó có thể đi tập thể dục. Khi năng lượng cung cấp vào bị dư thừa, năng lượng nạp vào này sẽ chuyển hóa thành mỡ tích tụ trong cơ thể.
Kết hôn và sinh con là giai đoạn cơ thể phụ nữ dễ dàng "phát tướng"
4. Sau khi bỏ thuốc
Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 85% người hút thuốc lá sẽ tăng 5-7kg nếu bỏ thuốc thành công, đặc biệt là phụ nữ. Nguyên nhân bởi trong quá trình cai thuốc, chúng ta luôn cảm thấy nhạt miệng, thèm ăn vặt nhiều hơn, nhu cầu ăn uống suốt cả ngày sẽ khiến bạn tăng cân lúc nào không hay. Nếu đang trong giai đoạn cai thuốc, bạn nên ăn ít hơn trong mỗi bữa và tăng số bữa mỗi ngày để giảm cơn thèm đồ ăn.
5. Sau tuổi 35 tuổi
Cả đàn ông và phụ nữ đều cực kỳ dễ bị béo phì sau khi bước qua tuổi 35, điều này xảy ra chủ yếu do các chức năng vật lý của con người suy giảm, tốc độ trao đổi chất chậm chạp, khó tiêu thụ calo dẫn đến việc dư thừa calo.
Cả đàn ông và phụ nữ đều cực kỳ dễ bị béo phì sau khi bước qua tuổi 35
6. Thời kỳ mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh từ 45-55 tuổi là thời điểm phụ nữ dễ tăng cân nhất trong cuộc đời. Lúc này, nồng độ estrogen trong cơ thể giảm, cân nặng giảm trong khi lượng mỡ tăng lên. Nếu phụ nữ mãn kinh không nhanh chóng thay đổi thói quen ăn uống thì việc thừa năng lượng hoàn toàn có thể xảy ra.
Phụ nữ cần làm gì để tránh thừa cân, béo phì:
- Uống nhiều nước: Uống 0,5 lít nước có thể làm tăng lượng calo mà bạn đốt 24%-30% trong một giờ. Uống nước trước bữa ăn cũng có thể dẫn đến giảm lượng calo, đặc biệt là đối với những người trung niên
- Hạn chế tiêu thụ đường.
- Điều chỉnh tỷ lệ bữa ăn: Bằng cách nâng tỷ lệ chất xơ và protein cao hơn tỷ lệ tinh bột và chất béo trong bữa ăn, bạn đã có thể kiểm soát cân nặng của mình.
- Đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn: Đi bộ sau bữa ăn giúp ổn định lượng đường trong máu, kích thích tuần hoàn máu lên não, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy calo. Mỗi ngày, bạn hãy cố gắng dành 15 phút đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn khoảng 2 tiếng để vừa giải tỏa stress, vừa tránh tăng cân.
Nguồn: Zhuanlan, Familydoctor/baodansinh
5 vấn đề gây tổn thương vùng tử cung của phái nữ, hơn một nửa trong số này có liên quan đến nam giới Tử cung đóng vai trò quan trọng tới sức khỏe sinh sản của nữ giới nên cần bảo vệ và tránh mọi tổn thương không đáng có cho cơ quan này. Mỗi cơ quan trên cơ thể sẽ đóng một vai trò riêng giúp duy trì các hoạt động của con người. Trong đó, tử cung của nữ giới chịu trách nhiệm đặc...