Sau khi mẹ chồng mất, chồng tôi nhất quyết giành lại 800m2 đất của em trai, một thời gian sau nhận lại hậu quả vô cùng cay đắng
Chồng bảo tôi đừng tin những lời gièm pha vớ vẩn rồi suy nghĩ linh tinh.
Nhà chồng tôi có 2 anh em trai, sau cưới chúng tôi ra ở riêng, còn vợ chồng chú út cưới sau nên sống cùng với bố mẹ. Vì không sống chung nên hàng tháng vợ chồng tôi thường qua thăm hỏi và gửi tiền đều đặn cho ông bà.
10 năm trước, bố chồng tôi bị đột quỵ rồi qua đời. Mẹ chồng vì đau buồn mà suy sụp, sức khỏe ngày càng yếu dần không làm được việc nặng nữa. Ngày ấy, bố mẹ chồng tôi có mảnh đất ruộng khoảng 800m2. Lúc trước hai ông bà cùng trồng cây trên mảnh đất. Nhưng rồi ông mất, sức khỏe của bà lại yếu, không làm được nữa nên phải giao lại cho chú út làm.
Khi được giao lại đất, vợ chồng chú út mua đất màu về nâng cao lên thành vườn. Sau đó bắt đầu trồng trọt, đến bây giờ cây cối tốt tươi năm nào cũng có quả ngọt để ăn, để bán.
Cách đây không lâu, mẹ chồng tôi cũng qua đời. Ngày trước, chưa bao giờ bà nói mảnh đất đó sẽ để lại cho vợ chồng chú út, nên sau khi bà mất thì chồng tôi muốn lấy lại đất để sản xuất và dùng số tiền thu hoạch được trên đất để lo cúng giỗ bố mẹ. Tôi khuyên chồng không nên làm thế, bởi đất chú đã trồng cây thì cứ để chú dùng, giờ tranh giành chút đất lại mất tình cảm anh em. Thế nhưng chồng tôi nhất quyết không nghe lời vợ, anh còn khẳng định rằng sẽ lấy mảnh đất vườn đó cho bằng được.
Ngày hôm sau, chồng tôi qua nhà chú út nói: “Anh là trưởng, sau này có trách nhiệm thờ cúng bố mẹ nên mảnh đất đó sẽ thuộc về vợ chồng anh. Cây cối trong vườn em gọi người đến phá đi, trả đất nguyên như ban đầu cho anh”.
Tôi cứ nghĩ rằng chú út sẽ gây khó dễ cho chồng tôi, nào ngờ chú nói: “Nếu anh muốn lấy lại đất thì cứ lấy nhưng mong anh đừng chặt phá cây cối mà em vất vả chăm sóc mấy năm nay”. Chồng tôi nghe vậy liền vui vẻ chấp nhận, còn tôi thì thở phào nhẹ nhõm.
Ảnh minh họa
Từ sau khi chồng tôi lấy được mảnh đất vườn đó, gia đình tôi gặp rất nhiều xui xẻo. Đầu tiên là chồng tôi bị nhiều người hủy hợp đồng xây dựng nhà. Không có việc làm, chồng tôi phải cho công nhân nghỉ bớt. Nếu những tháng tới mà không ký được hợp đồng, tôi nghĩ anh sẽ chẳng thể bám trụ được lâu nữa đâu. Rồi tới việc tôi đi chợ mua gì cũng hết. Rõ ràng người ta còn thịt chân giò, nhưng tôi hỏi đến thì họ bảo đã bán rồi. Nhiều lần liên tiếp khiến tôi cảm giác mình đang bị ghét bỏ.
Video đang HOT
Cho đến tuần vừa rồi con gái tôi ấm ức trở về từ nhà chồng và nói: “Mẹ hãy bảo bố trả lại đất cho vợ chồng chú đi. Hôm trước, bố mẹ chồng con nghe hàng xóm kể chuyện bố tranh giành đất với em trai, ông bà liền trách gia đình ta tham lam làm con xấu hổ không dám ngẩng mặt lên”.
Lúc tôi đang buồn nẫu ruột thì con trai tôi từ trong phòng bước ra và nói: “Bố mẹ cứ loanh quanh ở nhà nên chẳng biết gì cả. Có mấy người trong làng đi buôn chuyện bố tranh đất với chú út. Họ bảo đất đó ông bà nội cho chú út trồng cây cả chục năm nay, chú út bỏ bao công sức ra để nâng giá trị đất đai và cây trồng, giờ được thu hoạch thì bố đòi lại. Bố mẹ có thấy xấu hổ nhục nhã không? Không chỉ làng mình mà cả xã, cả huyện đồn ầm lên chuyện nhà chúng ta kia kìa. Bố bị hủy hợp đồng cũng vì người ta thấy bố như Lý Thông đấy. Bố có trả lại đất cho chú út thì mau mau mà trả, chứ cứ thế này con không dám ra khỏi nhà nữa”.
Nghe lời khuyên của con, tôi thấy rất đúng nên ngay tối hôm đó tôi đã ngồi lại nói chuyện với chồng. Thế nhưng anh không nghe và bảo bản thân là con trưởng nên có quyền hưởng đất của bố mẹ để lại. Anh bảo tôi đừng để ý tới lời bàn tán của thiên hạ. Nhưng tôi thật sự không muốn chỉ vì mảnh đất này mà gia đình bị mang tiếng xấu, con cái bị người ta coi thường. Theo mọi người, tôi phải nói với chồng thế nào để anh ấy chịu trả lại đất cho vợ chồng chú út đây?
Mẹ hỏi tôi đưa tiền vàng cưới cho em trai mua ô tô nhưng thản nhiên nói "bao giờ có thì nó trả, đừng đòi"
Tôi không bị mẹ chồng hỏi tiền vàng cưới, tôi bị mẹ đẻ hỏi!
Tối hôm trước tôi đọc được trên mạng xã hội có một danh sách học sinh lớp 1 năm học mới này, lớp đa phần là con trai chỉ có vài bạn nữ, ở dưới bình luận nhiều người nói vui rằng rồi sắp tới có khi người ta mong đẻ con gái hơn con trai.
Đọc những bình luận ấy tôi bỗng nghĩ rằng liệu thật sự có bao nhiêu người thật tâm mong muốn có một cô con gái? Giờ liệu còn nhiều nhà nặng nề chuyện sinh con trai để nối dõi tông đường hay không?
Vì sao tôi lại nghĩ vậy? Vì chỉ cách đây khoảng 20 năm thôi, ở cái thời của bố mẹ tôi, người ta vẫn cứ có suy nghĩ rất thiển cận là "đẻ lấy thằng con trai cho nó chắc". Tôi thật không hiểu "chắc" ở đây là chắc cái gì?
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà ai cũng trọng nam khinh nữ. Nhà người ta thì còn có mẹ bênh con gái chứ nhà tôi thì mẹ tôi còn nói với tôi một câu vào năm tôi học lớp 7 mà đến giờ tôi vẫn không thể quên: "Tại vì mày là con gái nên tao không thương mày lắm!"
Thật ra nói cho đúng thì tôi cũng không bị bạo hành gì trong nhà, cũng không đến mức không cho ăn mặc, không cho học hành. Chỉ là tất cả mọi quyền lợi của tôi đều phải xếp sau thằng Tuân - em trai tôi và nếu có cái gì ảnh hưởng đến nó hoặc khiến nó không vui thì tôi cứ xác định là không yên ổn nổi với bố mẹ.
Tôi hơn thằng Tuân 4 tuổi, vừa đẻ tôi xong là mẹ tôi hất luôn cho ông bà ngoại chăm sóc để tập trung vào săn thằng con trai. Chả hiểu sao hồi ý mãi 4 năm sau mẹ tôi mới có bầu lại được, trước khi sinh thằng Tuân mẹ tôi sảy thai mấy lần liền. Đến khi sinh nó xong thì may sao nó lại là con trai chứ không thì chắc mẹ tôi không chịu nổi mất vì trong lúc sinh nở, mẹ tôi băng huyết phải cắt bỏ tử cung, sau này không có khả năng mang thai sinh nở được nữa.
Thế là thằng Tuân thành con vàng - con bạc - con kim cương của cả nhà, cả họ, cả dòng tộc. Ai cũng chiều chuộng nó, lâu dần mọi người bên nội còn quên mất tôi mới là con lớn vì từ lúc mấy tháng tuổi tôi đều do một tay ông bà ngoại nuôi, gần như không bao giờ về bên nội kể cả ngày lễ ngày Tết.
Trong suốt hơn 20 năm trước khi lấy chồng, bố mẹ chỉ chu cấp cho tôi đủ để ăn học chứ không thêm bất kỳ đồng nào, quần áo hay đồ dùng cá nhân của tôi đều là ông bà ngoại mua cho hết. Sau này ông bà nghỉ hưu, tiền lương hưu may sao vẫn đủ nuôi tôi ăn học và trang trải cuộc sống của một nhà 3 người.
Ảnh minh họa
Trong từng ấy năm thì tôi có về ở với bố mẹ đẻ được 3 lần, lần nhiều nhất là 10 tháng sau đó lại về với ông bà ngoại. Trong ký ức của tôi, nhà ông bà ngoại mới là nhà còn nhà bố mẹ là nơi mà tôi không bao giờ muốn đặt chân đến.
Ông bà nuôi tôi ăn học thành người, còn nhờ quan hệ quen biết xin được cho tôi một công việc rất tốt. Vì thế mà mặc dù tôi có một mối tình kéo dài cả 10 năm nhưng cứ lần nữa không muốn tiến đến hôn nhân. Tôi sợ bản thân về nhà chồng rồi thì ông bà ai chăm sóc bây giờ?
Cuối cùng thì chính ông bà ngoại là người bắt tôi đi lấy chồng. Ngày tôi cưới, ông bà gom góp cho tôi 5 cây vàng và sang tên cho tôi căn nhà của ông bà đang ở.
Nhà chồng biết tôi từ thuở nhỏ nên bố mẹ cũng thương tôi như con cái, mặc dù cho chúng tôi ra ở riêng nhưng bố mẹ chồng tôi vẫn lo đủ nhà cửa cho các con, vàng cưới cũng không hề ít. Tiền mừng cưới ông bà cũng cho chúng tôi hết, chỉ dặn dò nếu sau này có hiếu hỷ gì thì hai đứa phải tự mà biết cách đáp lễ thôi.
Chuyện hài của tôi là người mẹ đẻ không hề mong muốn sự tồn tại của tôi ấy lại muốn tôi đưa vàng cưới cho bà để bà mua xe cho con trai cưng của mình.
- Mẹ thấy bên thông gia cũng có điều kiện, vợ chồng con cũng kiếm được tiền mà em nó còn nhỏ chưa có cái gì để vào đời. Con cho em nó mượn vàng cưới để mua cái ô tô tiện đi lại, nhà thì mẹ mua cho nó rồi. Con với con rể cũng không dùng đến tiền vàng thì cho em nó mượn tạm.
- Thằng Tuân mới 18 tuổi, bằng lái xe máy còn chưa có thì mua ô tô làm gì ạ?
Mẹ tôi thấy tôi không gật đầu ngay thì giọng tỏ vẻ khó chịu rõ rệt.
- Đàn ông nó khác đàn bà, trưởng thành không có nhà có xe riêng thì người đời người ta khinh cho. Con sắp xếp mang về đưa mẹ để mẹ mua sớm cho em.
Tôi đương nhiên không đồng ý nhưng vẫn muốn thử xem rốt cuộc thì mẹ tôi con yêu con ghét đến mức nào.
- Thế mẹ vay thì bao giờ mẹ trả lại được cho vợ chồng con ạ?
Người mẹ đẻ ra tôi thất thanh lên quát ầm ĩ qua điện thoại.
- Mẹ không vay chúng mày, mẹ hỏi vay cho em. Bao giờ nó đi làm, nó kiếm được, nó có nó sẽ tự khắc trả. Mẹ cấm hai đứa không được đòi em tiền, nó áp lực ảnh hưởng đến tâm lý.
Đến đây thì tôi cũng không còn muốn nói lời nào, cũng chẳng buồn giữ ý tứ hay dĩ hòa vi quý gì nữa.
- Con không cho vay mượn gì đâu ạ. Mẹ cũng đừng làm phiền cuộc sống của con nữa. Mẹ tập trung mà lo cho thằng Tuân. Kể từ bây giờ ngoài nó ra mẹ không còn đứa con nào nữa đâu ạ.
Nói rồi tôi tắt máy chặn số. Tôi cũng chẳng buồn đâu vì bao nhiêu năm qua buồn thế là đủ rồi, cũng may mẹ tôi không biết chuyện ông bà ngoại của tôi đã sang tên căn nhà cho cháu ngoại là tôi chứ không chắc chắn mẹ sẽ lại đến làm phiền ông bà cho mà xem. Tôi bây giờ chỉ sống cuộc sống mới của mình, không muốn bận tâm gì chuyện của bố mẹ và em trai nữa.
Cả hai cậu em trai nhập viện cùng lúc, tôi lo lắng chạy đến rồi lại thất vọng bỏ về Tôi không nhớ ngày xưa mình bập bẹ yêu đương ra sao mà giờ hai đứa em lại khó bảo thế không biết. Nhà ai có kiểu chị gái lớn và 2 cậu em trai giống nhà tôi không nhỉ? Thực sự thì có 2 đứa em cũng vui, trừ những lúc đau đầu, mệt mỏi ra thì chúng nó cũng thương chị...