Sau khi lập đỉnh thanh khoản, thị trường chứng khoán bắt đầu hạ nhiệt
Từ đầu năm 2020, dưới tác động của COVID-19, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều biến động.
Ảnh: Quý Hòa.
Đỉnh của thanh khoản
Tháng 3.2020, chỉ số VN-Index chạm đáy quanh mốc 649 điểm. Kể từ đó đến tháng 4, thị trường chứng khoán liên tục tăng điểm. Và giai đoạn này, nhà đầu tư thế hệ F0 cũng liên tục đổ vào thị trường. Trong 3 tháng liên tiếp (3,4,5), có tới hơn 102.700 tài khoản giao dịch chứng khoán trong nước được mở mới, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân. Nhờ vậy, thanh khoản trên thị trường chứng khoán liên tục lập đỉnh mới.
Trong tháng 6, phiên giao dịch 11.6 có khối lượng giao dịch cao nhất lịch sử với hơn 700 triệu đơn vị cổ phiếu được giao dịch, tương đương gần 10.000 tỉ đồng. Trên toàn thị trường, giá trị giao dịch lên tới hơn 11.800 tỉ đồng.
Tiếp theo là phiên giao dịch 15.6, với việc mua thỏa thuận cổ phần Vinhomes của nhà đầu tư nước ngoài, giá trị giao dịch trên sàn HOSE đã đạt mức cao nhất lịch sử. Cụ thể, phiên giao dịch 15.6, một nhóm đầu tư do KKR đứng đầu, trong đó có Temasek, đã trở thành cổ đông thiểu số của Vinhomes, với tổng giá trị đầu tư 15.100 tỉ đồng, tương đương 650 triệu USD.
Giao dịch thỏa thuận của cổ phiếu VHM đã khiến sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM có giá trị giao dịch cao nhất lịch sử với giá trị gần 1 tỉ USD (hơn 22.700 tỉ đồng).
Video đang HOT
Thanh khoản thị trường luôn ở mức cao trong thời gian qua, chủ yếu nhờ vào sự đóng góp của nhà đầu tư cá nhân. Trong bối cảnh dòng tiền mới liên tục đổ vào thị trường chứng khoán, giới chuyên gia cũng nhiều lần cảnh báo về rủi ro của thị trường, khi yếu tố cơ bản dường như bị lãng quên.
Trong báo cáo chiến lược được công bố hồi đầu tháng 6, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá không gian tăng trưởng của thị trường chứng khoán không còn nhiều. Sau khi diễn biến tốt hơn so với các thị trường chứng khoán trong khu vực và trên thế giới, VN-Index đã gần như bắt kịp nhịp hồi của thị trường thế giới trong tháng 5. Hầu hết các cổ phiếu trụ đã hồi phục tốt hơn so với phần còn lại của thị trường. Do đó, VDSC cho rằng lực kéo chỉ số của các cổ phiếu trụ cũng sẽ giảm đi đáng kể so với hai tháng trước đó.
Trong khi đó, dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân trong nước đã bắt đầu mua bán có chọn lọc hơn khi mà khối này bắt đầu luân phiên mua bán ròng trong tháng 5 thay vì mua ròng hoàn toàn trong các tháng trước đó.
Chứng khoán hạ nhiệt
Phải thừa nhận 1 điều, trong giai đoạn từ tháng cuối tháng 3-5, nhà đầu tư đã trải qua cảm giác gần như mã nào cũng có lợi nhuận, cứ mua là lời. Và chứng khoán trở nên đặc biệt thu hút nhà đầu tư mới tham gia.
Bước sang tháng 6, thị trường chứng khoán dường như đã hạ nhiệt khi thanh khoản trên thị trường giảm dần từ giữa tháng 6 tới nay. Trái ngược lại với sắc xanh tháng 5, tháng 6 gần như bị nhấn chìm trong sắc đỏ. Từ đầu tháng 6 đến nay, VN-Index đã giảm gần 50 điểm với những phiên tăng, giảm đan xen.
Từ giữa tháng 6, thanh khoản trên sàn HOSE giảm dần, duy trì dưới mốc trung bình 20 phiên. Ảnh: VNDirect.
Phiên giao dịch gần nhất 29.6, sau một thời gian cầm cự, chứng khoán Việt Nam đánh mất điểm khá nặng nề. Trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index đã giảm 22,6 điểm, đóng cửa tại 829,36. Ở sàn HNX, chỉ số HNX-Index đánh mất 3,1 điểm, đóng của tại vùng 110,32 điểm.
Với chỉ số VN30-Index số điểm giảm trong phiên 29.6 cũng tương đối lớn, hơn 20,7 điểm và đóng cửa tại mốc 774,8 điểm. Hầu hết các cổ phiếu trong nhóm VN30 đều giảm giá mạnh như SBT, SSI, VPB,…
Khối ngoại vẫn duy trì đà bán ròng trên toàn thị trường, tuy nhiên áp lực bán ròng vẫn duy trì thấp. Ở sàn HOSE, họ bán ròng 147,5 tỉ đồng, tập trung mạnh ở những cổ phiếu như VNM, SSI, VIC, HSG,…
Độ rộng toàn thị trường phiên 29.6. Ảnh: VDSC.
Như vậy là sau một thời gian suy yếu, thị trường chứng khoán đã có ngày giảm điểm mạnh, các chỉ số chính đều đang kiểm tra các ngưỡng hỗ trợ mạnh và chưa có dấu hiệu tích cực.
VDSC đã nhấn mạnh hồi đầu tháng 6.2020, quý II/2020 là quý ghi nhận kết quả kinh doanh tệ nhất đối với nhiều lĩnh vực cũng như tăng trưởng GDP. Cơ hội để mua với mức giá hấp dẫn có thể phát sinh tại thời điểm đó. Hãy tiết kiệm một phần sức mua cho cơ hội như vậy!
FiinGroup: "VN-Index có thể tăng trưởng mạnh bất chấp Covid-19 nếu khối ngoại không bán ròng"
Cũng theo FiinGroup, những ảnh hưởng của Covid-19 đã phản ánh khá rõ nét vào kết quả kinh doanh quý 1/2020 của các doanh nghiệp. Sự tham gia mạnh mẽ với dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân và dịch chuyển dòng tiền của nhóm nhà đầu tư tổ chức trong hoạt động tái cấu trúc danh mục của họ đã tạo nên một tháng 4 sôi động.
FiinGroup vừa đưa ra báo cáo đánh giá sự tương đồng giữa TTCK Việt Nam và TTCK Mỹ trong giai đoạn gần đây.
Cụ thể, dịch bệnh tại Mỹ đang diễn ra khó lường với những tin tức vĩ mô khá tiêu cực. GDP quý 1/2020 vừa công bố ở mức âm 4,8% và theo dự báo của Morgan Stanley GDP Mỹ sẽ còn tiêu cực hơn với mức âm 38% trong quý 2 và sau đó sẽ dần hồi phục để GDP cả năm 2020 ở mức âm 5,5%. Những dự báo trên được giả định trong trường hợp dịch bệnh đạt đỉnh trong tháng 5 này và hoạt động kinh tế cơ bản được khởi động lại.
Trong bối cảnh vĩ mô không quá sáng sủa, chỉ số S&P500 vẫn tăng mạnh 13% trong tháng 4 vừa qua. Đây là mức tăng lớn nhất trong một tháng kể từ năm 1974 trở lại đây.
Trong khi đó, VN-Index vẫn tăng 16% trong tháng 4 trong bối cảnh có hơn 3 tuần cách ly xã hội và có nhiều dự báo về tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ duy trì tăng trưởng năm 2020 ở mức 4,8% (theo ADB).
Theo FiinGroup, nhìn tổng quan hai chỉ số S&P500 và VN-Index khá tương đồng và đang trong giai đoạn "test đáy" với mô hình khá giống nhau. Cả hai chỉ số đều trong quá trình trở về với đường trung bình 200 ngày (MA200), mặc dù sức bật của VN-Index có vẻ đuối hơn S&P500.
FiinGroup cho rằng việc S&P500 có độ biến động lớn hơn nhiều so với VN-Index trong thời gian gần đây khi mà Fed cũng tham gia vào thị trường như một "market maker" thực sự với việc mua vào bán ra các công cụ cần thiết để bơm thanh khoản cho thị trường.
Trường phái ủng hộ "bắt đáy" khá phổ biến, không chỉ các tổ chức trung gian như Goldman Sachs, JP Morgan,...mà cả các "big boys" như Day Railo (nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất thế giới) vẫn hô mạnh "cash is trash" hay "tiền mặt là rác". Tức là họ có quan điểm về đồng USD yếu và kém hấp dẫn hơn các kênh tài sản khác trong đó có chứng khoán do duy trì lãi suất thấp để kích thích kinh tế và tiêu dùng. Đó là lý do mà chứng khoán Mỹ vẫn tăng điểm mạnh mẽ bất chấp những khó khăn nội tại và nhiều doanh nghiệp và ngành nghề phá sản.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các biện pháp "vòng ngoài" nên việc biến động thấp hơn của VN-Index so với S&P500 là điều có thể hiểu được. Riêng ở Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh mẽ trong tháng 3 và tháng 4 với giá trị hơn 15,6 nghìn tỷ đồng (660 triệu USD). FiinGroup cho rằng nếu không có yếu tố khối ngoại bán ròng thì Việt Nam có thể chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của VN-Index, bất chấp dịch bệnh covid-19 vừa qua.
Cũng theo FiinGroup, những ảnh hưởng của Covid-19 đã phản ánh khá rõ nét vào kết quả kinh doanh quý 1/2020 của các doanh nghiệp. Sự tham gia mạnh mẽ với dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân và dịch chuyển dòng tiền của nhóm nhà đầu tư tổ chức trong hoạt động tái cấu trúc danh mục của họ đã tạo nên một tháng 4 sôi động.
Với doanh nghiệp lúc này thì "Tiền mặt là Vua" nhưng với giới đầu tư chứng khoán Việt Nam thì có lẽ "Tiền mặt là rác" vào lúc này cũng đúng, nhất là trong bối cảnh lãi suất thấp được duy trì như hiện nay và họ đã tham gia mua ròng rất mạnh, đưa VN-Index tăng 16% trong tháng 4. FiinGroup kỳ vọng dòng tiền sẽ tiếp tục tham gia thị trường trong tháng 5 và không xảy ra hiện tượng "Sell in May and Go Away"!
Đà giảm điểm "lan rộng" trên thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán "nhuốm đỏ" khi hàng loạt cổ phiếu ở mọi nhóm ngành đồng loạt lao dốc. VN-Index nhiêu kha năng sẽ tiêp tục chiu áp lưc giam điêm vê vùng hỗ trơ manh. Ảnh Internet. Đóng cửa phiên giao dịch chứng khoán ngày 29/6, chỉ số VN-Index giảm 22,62 điểm (2,65%) xuống 829,36 điểm; HNX-Index giảm 2,76% xuống 110,32 điểm...