Sau khi kiếm lợi nhuận khủng, nhiều tỷ phú bắt đầu rút tiền khỏi chứng khoán
Ngân hàng đầu tư quản lý tài sản lớn nhất thế giới cho biết các khách hàng giàu có nhất của họ đang xem xét chuyển từ đầu tư cổ phiếu sang các kênh đầu tư khác.
UBS, ngân hàng tư nhân lớn nhất trên thế giới, hay còn gọi là “ngân hàng của những tỷ phú” cho biết, trong thời kỳ thị trường chứng khoán sụt giảm, một số khách hàng giàu nhất của ngân hàng đã vay vốn để đầu tư hàng tỷ USD vào thị trường chứng khoán.
Sau khi kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ từ đầu tư chứng khoán, các khách hàng giàu có này đang tìm kiếm kênh đầu tư khác như tài sản cá nhân hơn và ít thanh khoản hơn.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, người đứng đầu bộ phận tư vấn các khách hàng gia đình của UBS Josef Stadler cho biết: “Chúng tôi ghi nhận khoản vay kỷ lục vào giữa tháng 3 và giữa tháng 4, phần lớn họ yêu cầu chúng tôi hỗ trợ để tham gia vào thị trường chứng khoán”.
UBS cho biết, những khách hàng giàu nhất mà họ quản lý sau khi rút khỏi chứng khoán có thể đầu tư vào bất động sản nhà ở, quỹ đầu tư vốn tư nhân (private equity).
Stadler cho biết, xu hướng này hầu như đã được nhìn thấy ở châu Á và ông dự đoán nó sẽ tăng tốc trong giai đoạn cuối năm 2020 và những tháng đầu năm 2021. Do đó, ông dự đoán thị trường chứng khoán sẽ giảm trong suốt phần còn lại của năm nay.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, khi được hỏi liệu tình trạng bất ổn ở Hồng Kông và căng thẳng với Trung Quốc đại lục có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hay không, Stadler cho biết, UBS không thấy tình trạng các khách hàng gia đình chuyển tiền ra khỏi Hồng Kông sang các khu vực khác.
“Nhiều gia đình cũng đã phân bổ thêm vào tiền mặt và vàng”, báo cáo của UBS hôm thứ Năm (16/7) cho biết.
“Việc nắm giữ tiền mặt có vẻ là xu hướng tạm thời, với 26% khách hàng của UBS cho thấy họ sẽ giảm dự trữ tiền mặt trong vòng 2 – 3 năm tới, nhưng đến 45% khách hàng cho biết họ sẽ gia tăng nắm giữ vàng”, báo cáo cho biết.
Bên cạnh đó, UBS cũng cho biết, hơn 2/3 các khách hàng của mình xem quỹ đầu tư vốn tư nhân là nguồn lợi nhuận chính. Trong khi chưa đến 1/2 các khách hàng kỳ vọng chứng khoán sẽ tăng giá tốt trong dài hạn.
Kể từ khi chạm mức thấp nhất vào ngày 23/3, S&P 500 đã có một đợt hồi phục mạnh mẽ do việc nới lỏng phong toả, kỳ vọng lạc quan về vacxin và các nhà đầu tư cũng kỳ vọng kinh tế hồi phục hình chữ V.
S&P 500 hiện đang giao dịch tại mức 3.215,57 điểm và cao hơn 40% so với mức đáy của tháng 3.
Sự giàu có của các tỷ phú Mỹ cũng tăng vọt kể từ khi bắt đầu đại dịch. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu chính sách, từ ngày 18/3 đến 11/6, tổng tài sản của các tỷ phú Mỹ đã tăng từ 2.950 tỷ USD lên 3.580 tỷ USD.
VPBank liên tiếp lọt "top 50" công ty kinh doanh hiệu quả nhất và công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam
Mức lợi nhuận trước thuế năm 2019 lần đầu vượt hơn 10.000 tỷ đồng đã đưa VPBank vào danh sách "Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất", "Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam" do các tạp chí kinh tế uy tín bình chọn.
Ông Phùng Duy Khương (giữa) - Phó tổng giám đốc, Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân - đại diện VPBank nhận giải.
Ngày 10/7, Tạp chí Nhịp cầu đầu tư phối hợp cùng Công ty Chứng khoán Thiên Việt đã tổ chức lễ vinh danh 50 công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất trong năm 2019, bao gồm VPBank.
Trước đó không lâu, Tạp chí kinh tế uy tín Forbes Việt Nam cũng công bố VPBank được bình chọn vào danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, kể từ khi niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE từ năm 2017, VPBank được vinh danh trong danh sách này.
"Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2020" được Forbes Việt Nam bình chọn trong bối cảnh nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19.
Forbes Việt Nam khẳng định những công ty nằm trong danh sách bình chọn năm nay đều là những công ty "có nền tảng vững vàng, không chỉ có kết quả kinh doanh tốt trong năm 2019 mà còn kỳ vọng có sức bật trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đối diện với nhiều thử thách nhất trong 10 năm qua".
Lý do VPBank được chọn vào các danh sách trên, theo các đơn vị tổ chức bình chọn, là ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tốt liên tục từ 2015-2019.
Ngoài ra, các công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả cũng là những công ty có sự phát triển bền vững được phản ánh ở các yếu tố gồm sức mạnh thương hiệu, chất lượng quản trị doanh nghiệp, nguồn gốc lợi nhuận và triển vọng phát triển bền vững trong tương lai.
Kể từ năm 2016 đến nay, VPBank luôn nằm trong nhóm các doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ngân hàng tăng từ 4.900 tỷ đồng năm 2016 lên 10.324 tỷ đồng năm 2019. Đồng thời, VPBank cũng là ngân hàng có doanh thu cao nhất trong nhóm các ngân hàng tư nhân. Năm 2019, doanh thu hợp nhất của ngân hàng đạt 36.356 tỷ đồng, tăng 20,3% so với năm 2018 nếu tính trên hoạt động kinh doanh cốt lõi. Chỉ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) luôn được duy trì ở mức cao, đạt 21,5% trong năm 2019.
Sự phát triển bền vững và đột phá trong hoạt động kinh doanh những năm qua đã góp phần đưa sức mạnh thương hiệu VPBank lên một tầm cao mới. Trong năm 2019, VPBank lần đầu tiên được tổ chức Brand Finance bình chọn là một trong 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới, đứng ở vị trí 361. Một năm sau, giá trị thương hiệu của ngân hàng tăng 81 bậc, lên vị trí 280. Bước nhảy vọt về sức mạnh thương hiệu của VPBank đã mang lại cho ngân hàng một lợi thế lớn mở rộng hoạt động kinh doanh và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.
Trong nửa đầu năm 2020, bằng những biện pháp chủ động ứng phó với rủi ro từ dịch bệnh Covid-19, song song với những biện pháp duy trì hoạt động kinh doanh linh hoạt, VPBank đã một lần nữa cho thấy ngân hàng xứng đáng đứng trong danh sách các công ty niêm yết tốt nhất năm 2020.
Đến cuối tháng 5/2020, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank ước đạt 5.100 tỷ đồng, tương đương 50% kế hoạch của năm. Dự báo mức lợi nhuận đến cuối tháng 6 sẽ đạt khoảng 6.000 tỷ đồng.
Tại đại hội đồng cổ đông mới diễn ra cuối tháng 5 vừa qua, lãnh đạo ngân hàng cho biết, năm 2020 VPBank có thể đạt lợi nhuận tăng cao hơn từ 10%-20% so với mục tiêu 10.214 tỷ đồng trong trường hợp không có thêm những diễn biến bất thường từ dịch bệnh.
Chủ tịch Tập đoàn Cao su Việt Nam lọt Top 5 những tỷ phú giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Vượt mặt nhiều tỷ phú, Chủ tịch Trần Ngọc Thuận bất ngờ lọt Top 5 những tỷ phú giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam... Ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Ảnh: VH. Với khối tài sản hơn 14.000 tỷ đồng, ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp...